Các yếu tố điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện thuận châu (Trang 46 - 59)

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Thuận Châu nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Sơn La, theo quốc lộ 6, huyện cách thành phố Sơn La 34 km về phía Tây Bắc có toạ độ địa lý: 210 12' - 210 41' vĩ độ Bắc, 1030 20' - 1030 59' kinh độ Đông. Tổng diện tích tự nhiên 153.873,0 ha.

Có ranh giới hành chính tiếp giáp như sau:

Phía Đông giáp TP. Sơn La - tỉnh Sơn La.

Phía Tây - Tây Bắc giáp huyện Tuần Giáo - tỉnh Điện Biên. Phía Nam giáp huyện Sông Mã - tỉnh Sơn La.

Phía Bắc giáp huyện Quỳnh Nhai, Mường La - tỉnh Sơn La

Huyện có 29 đơn vị hành chính gồm 01 thị trấn và 28 xã, trong đó diện tích tự nhiên từng xã, thị trấn đc xác định như sau:

2.1.1.2. Địa hình, địa mạo.

Thuận Châu có địa hình đặc trưng của các tỉnh miền núi phía Bắc, độ dốc lớn và chia cắt mạnh. Điển hình có các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam có độ cao trung bình 700 - 750 m so với mặt nước biển, dãy núi cao nhất là dãy Copia có đỉnh cao nhất 1.821 m chia địa hình của Thuận Châu làm hai phần: phần phía Tây thuộc lưu vực Sông Mã, phía Đông thuộc lưu vực Sông Đà. Hướng dốc của địa hình thấp dần theo hướng từ Tây sang Đông, thấp nhất là khu vực ven Sông Đà; xen kẽ những dãy núi là những thung lũng, phiêng bãi, ruộng nước tương đối bằng phẳng có diện tích không lớn.

Nhìn chung địa hình Thuận Châu khá phức tạp, chia cắt mạnh, phần lớn là địa hình cao và dốc, diện tích đất bằng chiếm tỷ lệ nhỏ và phân tán, tạo ra nhiều tiểu vùng khí hậu cho phép phát triển nhiều loại hình sản xuất nông lâm nghiệp khác nhau trên địa bàn huyện.

2.1.1.3. Khí hậu.

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm được chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Địa hình chia cắt mạnh đã tạo cho Thuận Châu có 03 tiểu vùng khí hậu tương đối khác nhau:

Vùng phía Nam Quốc lộ 6 (gắn với dãy núi Copia), gồm 11 xã mang đặc trưng của khí hậu vùng Tây Bắc; mùa đông lạnh, mùa hè nóng.

Vùng dọc Sông Đà có đặc trưng khí hậu nóng.

Vùng còn lại (bao gồm các xã dọc Quốc lộ 6) chịu ảnh ảnh của hai tiểu vùng khí hậu nói trên.

Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong năm là 22,30C, mùa hè nhiệt độ trung bình từ 250C - 260C, mùa đông nhiệt độ trung bình từ 150C - 170C. Nhiệt độ cao nhất là 320C vào tháng 5, nhiệt độ thấp nhất 110C vào tháng 12.

Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình trong năm 2.052 giờ/năm. Số giờ nắng trung bình mùa hè từ 6 - 7 giờ/ngày, mùa đông từ 4 - 5 giờ/ngày. Trung bình số ngày nắng/tháng là 25 ngày.

Mưa: Tổng lượng mưa bình quân 1.371,8 mm/năm với lượng mưa phân bố không đều ở các tháng trong năm. Mùa mưa kéo dài 5 - 6 tháng (từ tháng 4 đến tháng 9), mưa tập trung vào tháng 6, 7, 8 lượng mưa chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô lượng mưa nhỏ chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa cả năm.

Độ ẩm và lượng bốc hơi: Độ ẩm trung bình năm 80,1%, độ ẩm và

lượng bốc hơi phụ thuộc vào từng thời điểm khác nhau trong năm, từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau là thời kỳ khô hạn lượng mưa ít, lượng bốc hơi nước cao hơn lượng mưa nhiều lần, độ ẩm của tầng đất mặt rất thấp, gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Mùa mưa lượng bốc hơi không đáng kể và độ ẩm tầng đất cao.

Gió, bão: Hướng gió thịnh hành trên địa bàn huyện là gió Đông Nam, ít

chịu ảnh hưởng của bão, gió mùa Đông Bắc nhưng lại chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng (tháng 5) và gió lốc.

Sương muối: Thường xuất hiện mỗi năm vài đợt vào các tháng 12 và

tháng 1 gây ảnh hưởng tới sản xuất nông lâm nghiệp của huyện.

Nhìn chung khí hậu thời tiết của Thuận Châu mang đặc trưng của miền núi Tây Bắc thích hợp cho sự phát triển đa dạng về sinh học, phù hợp cho phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau: Cây công nghiệp, cây lương thực,... và thích hợp cho chăn nuôi đại gia súc, gia cầm. Tuy nhiên yếu tố bất lợi do khí hậu đem lại cũng có những ảnh hưởng nhất định đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

2.1.1.4. Thủy văn.

Huyện Thuận Châu nằm giữa lưu vực 2 con sông lớn là Sông Đà, Sông Mã, có nhiều suối lớn như: Suối Muội, Suối Ty, Suối Hét... tạo thành mạng

lưới 20 sông suối khá dày. Đây là nguồn nước quan trọng phục vụ cho đời sống và sản xuất của nhân dân.

Do địa hình cao và chia cắt nên hệ thống sông, suối phân bố Do địa hình cao và chia cắt nên hệ thống sông, suối phân bố không đều, độ dốc lớn, mặt nước thấp hơn so với mặt đất canh tác và các điểm dân cư. Do vậy khả năng khai thác cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân còn rất hạn chế, đặc biệt vào mùa khô.

2.1.1.5. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Tài nguyên đất.

Căn cứ vào tính chất thổ nhưỡng, tài nguyên đất của huyện Thuận Châu được chia làm các loại chính sau:

Đất Feralit có 129.638,50 ha (chiếm 84,55% DTTN): Bao gồm hầu hết ở đồi núi, đất có màu vàng đỏ, nâu chứa nhiều sắt, nhôm, có phản ứng chua, thích hợp cho việc trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày như chè, cà phê.

Đất phù sa sông suối có 551 ha (chiếm 0,36% DTTN): Phân bố chủ yếu ven các suối như:Suối Muội, Suối Ty, Suối Hét,… rất thích hợp cho việc trồng lúa, hoa màu và cây ăn quả.

Đất dốc tụ có 1.356 ha (chiếm 0,88%): Phân bố chủ yếu ở các bãi bằng phẳng, thích hợp cho trồng cây ăn quả, cây ngô, cây lúa nước và cây công nghiệp.

Đất khác: Diện tích có khoảng 21.790,50 ha (chiếm 14,21% DTTN): phân bố ở tất cả các xã trong huyện.

- Tài nguyên nước.

Nguồn nước phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong huyện được khai thác từ hai nguồn sau:

Nguồn nước mặt: Đây là nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong vùng, được cung cấp bởi hệ thống sông, suối

khá dày như sông Đà, suối Muội, suối Ty, suối Hét,... Tuy nhiên nguồn nước mặt có vị trí thấp hơn bề mặt diện tích đất canh tác và các khu dân cư nên gây khó khăn trong quá trình khai thác và sử dụng nước của người dân.

Bảng 2.1 . Diện tích các nhóm đất rừng năm 2019

Đơn vị tính: ha

TT Loại rừng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Rừng sản xuất 21.784,99 34%

2 Rừng phòng hộ 32.624,70 50%

3 Rừng đặc dụng 10.369,04 16%

Tổng diện tích 64.778,73 100%

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thuận Châu)

- Tài nguyên khoáng sản

Thuận Châu là huyện nghèo về khoáng sản, chỉ có nguồn đá vôi và đất sét với trữ lượng lớn và tập trung chủ yếu ở 2 xã Phỏng Lái và Tông Lệnh cho phép phát triển ngành sản xuất xi măng, khai thác vật liệu xây dựng, sản xuất gạch ngói. Ngoài ra còn có nguồn vàng sa khoáng nhưng trữ lượng nhỏ, phân bố rải rác không đủ điều kiện để khai thác tập trung.

- Tài nguyên nhân văn

Năm 2019 huyện Thuận châu có 172.895 người với các dân tộc anh em cùng nhau chung sống đoàn kết gắn bó lâu đời (Kinh, Thái, Mông, Sinh Mun, Khơ mú...). Mỗi dân tộc giữ một nét đặc trưng riêng trong đời sống văn hoá như: nghệ thuật, tín ngưỡng, truyền thống lịch sử....đã giao thoa hoà quện lẫn nhau làm phong phú thêm đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân.

Trải qua suốt chiều dài lịch sử, cộng đồng các dân tộc huyện Thuận Châu đã sáng tạo nên những di sản văn hóa rất đặc sắc và mang nhiều giá trị. Trong đó các di tích lịch sử đã được gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ, luôn có vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống con người cũng như trong bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, là sự kết tinh trí tuệ, sức sáng tạo của người

dân. Hiện nay trên địa bàn huyện đã quy hoạch một số địa danh đề khách thập phương đến tham quan như: Di tích lịch sử Kỳ đài Thuận Châu nơi Bác Hồ đến thăm và nói chuyện với đồng bào khu Tây Bắc nhân kỷ niệm 5 năm chiến thắng Điện Biên Phủ; Di tích quốc gia Tháp Mường Bám, trạm thông tin 374 xã Chiềng Ngàm, di chỉ khảo cổ học Hang mái đá Bản Mòn, xã Thôm Mòn, Hang bản Thẳm xã Tông Lạnh, di chỉ trạm khắc trên đá Liệp Tè thuộc xã Liệp Tè, khu căn cứ du kích xã Long Hẹ,...

- Thực trạng môi trường

Cảnh quan môi trường của huyện Thuận Châu còn khá tốt, mức độ ô nhiễm môi trường chưa nghiêm trọng. Tuy nhiên trong những thập niên gần đây ở nhiều nơi diện tích rừng bị khai thác quá mức, hiện tượng phá rừng làm nương vẫn xảy ra. Sản xuất nông nghiệp theo hình thức bóc lột đất không có biện pháp bồi bổ cải tạo đất xảy ra khá phổ biến đã làm giảm độ phì của đất. Diện tích đất trống đồi núi trọc vẫn còn cao. Trên diện tích này, thảm thực vật chủ yếu là trảng cỏ, cây bụi khả năng giữ nước thấp, hiện tượng xói mòn, rửa trôi xảy ra khá phổ biến làm giảm tầng dày và độ phì của đất đồng thời gây sạt lở, lũ quét ở vùng thấp.

Những năm gần đây, một số cơ sở chế biến cà phê tại xã Muổi Nọi, Bon Phặng, Tông Cọ…huyện Thuận Châu đã xả trộm nước thải chế biến cà phê ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng. Vỏ quả cà phê chưa qua xử lý đổ trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm môi trường không khí, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người dân sống xung quanh khu vực. Bên cạnh đó tốc độ đô thị hoá nhanh, chất thải từ các cơ sở sản xuất thải ra ngày càng nhiều; việc xử lý rác, chất thải sinh hoạt các khu dân cư chưa đồng bộ, kịp thời, hiện mới duy trì hoạt động thu gom và xử lý rác tại thị trấn Thuận Châu, thị tứ Tông Lạnh, xã Phổng Lái và 8 xã ngoài đô thị (Muổi Nọi, Bon Phặng, Chiềng Pấc, Tông Lạnh, Tông Cọ, Phổng Lăng, Chiềng La, Nong Lay);

việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu không đúng quy định xảy ra ở nhiều nơi,... ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

2.1.2. Các yếu tố kinh tế xã hội

2.1.2.1. Điều kiện kinh tế

- Tăng trưởng kinh tế

Tổng giá trị sản xuất của huyện năm 2019 đạt 6.525,4 tỷ đồng, tăng 10,95% so với năm 2018, bằng 101,61% so với kế hoạch. Trong đó:

Giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản đạt 1.741,2 tỷ đồng, tăng 5,52% so với năm 2018, chiếm 26,68% tổng giá trị sản xuất của huyện.

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp xây dựng đạt 1.895,1 tỷ đồng, tăng 10,38% so với năm 2018, chiếm 29,04% tổng giá trị sản xuất của huyện.

Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ đạt 2.889,2 tỷ đồng, tăng 14,89% so với năm 2018, chiếm 44,28% tổng giá trị sản xuất của huyện

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng ngành trồng trọt, thủy sản; đẩy mạnh thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. An ninh lương thực được đảm bảo, tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2020 ước đạt 45.435 tấn; bình quân lương thực đầu người ước đạt 258 kg/người. Thực hiện tốt chủ trương chuyển đổi cây trồng hiệu quả thấp sang trồng các loại cây ăn quả có năng suất, chất lượng cao; diện tích, sản lượng cây ăn quả tăng mạnh. Các cây công nghiệp chủ lực như cà phê, chè, cao su được đầu tư chiều sâu, gắn với tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao hiệu quả kinh tế . Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả được triển khai và nhân rộng.

Chăn nuôi tiếp tục được duy trì phát triển cả về tổng đàn và sản lượng sản phẩm; chú trọng nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm và phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại; tổng đàn gia súc tăng 8,6%, gia

cầm tăng 9,6%, sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng 36,3% so với năm 2017. Diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng so với đầu nhiệm kỳ; tập trung phát triển nuôi cá lồng trên khu vực lòng hồ thủy điện; đưa vào nuôi trồng các loại cá có giá trị kinh tế cao như cá lăng, cá chiên, cá nheo… và bước đầu liên kết được với thị trường tiêu thụ tại Hà Nội và một số địa phương khác

Chương trình bảo vệ và phát triển rừng, công tác PCCCR được quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện. Giai đoạn 2016-2020, toàn huyện trồng mới được 3.076 ha rừng, tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,47%.

Bảng 2.2. Cơ cấu kinh tế các ngành của huyện thuận châu Chỉ tiêu

Năm

2017 2019

Ngành nông lâm nghiệp 50,60% 39,97%

Ngành CN và xây dựng 29,19% 35,53%

Ngành thương mại dịch vụ 20,21% 24,5%

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Thuận Châu) 2.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Thuận Châu là nơi tập trung của nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số. Kinh tế địa phương trong những năm qua còn nhiều khó khăn, người dân chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp và buôn bán nhỏ. Dân cư phân bổ không đều, chủ yếu tập trung ven Quốc lộ 6 và các tuyến đường giao thông chính của huyện, còn lại các xã vùng sâu, vùng xa dân cư sống rải rác với mật độ thấp nên khó khăn trong việc tổ chức và phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

- Khu vực kinh tế nông nghiệp

Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ và chính quyền huyện, được sự hỗ trợ giúp đỡ tạo điều kiện của tỉnh cùng với sự vượt khó của nhân dân huyện Thuận Châu trong những năm qua ngành nông nghiệp huyện đã có những bước phát triển đáng kể và đang giữ vai trò quan trọng, đóng góp chủ yếu cho

nền kinh tế. Nền nông nghiệp đang từng bước chuyển đổi cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hóa, chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, giảm dần tỷ trọng trồng trọt. Trong ngành trồng trọt tăng tỷ trọng cây ăn quả, cây công nghiệp và giảm dần cây lương thực canh tác trên đất dốc. Cơ sở vật chất phục vụ ngày càng tăng cường, đặc biệt những tiến bộ kỹ thuật luôn được chọn lọc và được đưa vào sản xuất cùng với sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tính cực nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao.

An ninh lương thực được đảm bảo, tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2020 ước đạt 45.435 tấn; bình quân lương thực đầu người ước đạt 258 kg/người. Thực hiện tốt chủ trương chuyển đổi cây trồng hiệu quả thấp sang trồng các loại cây ăn quả có năng suất, chất lượng cao; diện tích, sản lượng cây ăn quả tăng mạnh. Các cây công nghiệp chủ lực như cà phê, chè, cao su được đầu tư chiều sâu, gắn với tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao hiệu quả kinh tế. Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả được triển khai và nhân rộng.

- Trồng trọt:

Trong những năm qua mặc dù ảnh hưởng của yếu tố thời tiết, sâu bệnh nhưng năng suất các loại cây trồng chính trong huyện tăng khác, một số loại câu trồng có giá trị kinh tế cao được chú trọng phát triển như chè, cà phê

Bảng 2.3. Thống kê diện tích một số cây trồng chính

Chỉ tiêu ĐVT 2017 2019 1. Cây lương thực -Lúa Diện tích Ha 7.357 6.827 Sản lượng Tấn 21,282 21,552 -Ngô Diện tích Ha 8.888 6.550

Chỉ tiêu ĐVT 2017 2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện thuận châu (Trang 46 - 59)