Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện thuận châu (Trang 59 - 62)

2.1.3.1. Lợi thế

Huyện Thuận Châu với điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu phù hợp, thuận lợi phát triển du lịch sinh thái. Đây là nơi thu hút đầu tư, đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thu nhập.

Có đường lối đúng đắn của Đảng, sự quan tâm đầu tư của Trung ương – Tỉnh – Huyện, đã từng bước tháo gỡ những khó khăn của huyện, là điều kiện thuận lợi tạo đà cho việc phát triển một nền kinh tế đa dạng và bền vững. Điều kiện Đất đai thuận lợi cho việc mở rộng và phát triển, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất theo hướng hàng hóa với các loại cây ngắn ngày, dài ngày quy mô tập trung vừa và nhỏ.

Có nguồn lao động dồi dào, cần cù, chịu khó, giàu kinh nghiệm, có trình độ thâm canh cao, có ý thức hướng tới sản xuất cây trồng, vật nuôi trong thời gian tới.

Nhân dân trong huyện có tinh thần đoàn kết, ham học hỏi. Đội ngũ cán bộ nhiệt tình, năng động, có trách nhiệm, vận dụng sáng tạo đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Về cơ cấu kinh tế: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng đã tác động tích cực đến tốc độ phát triển kinh tế của huyện, cụ thể là giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ thương mại, góp phần tích cực tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật có sự đổi thay đáng kể, đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện. Bộ mặt đô thị và nông thôn trong huyện được thay đổi đáng kể.

Có sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của các ngành, các cấp.

2.1.3.2. Hạn chế

Địa hình phức tạp, chia cắt mạnh đã ảnh hưởng lớn đến khả năng khai thác đất nông nghiệp ở quy mô tập trung, đến phát triển giao thông vận tải và xây dựng cơ sở hạ tầng. Để phát triển đòi hỏi phải có đầu tư đáng kể về tiền của và công sức.

Phần lớn diện tích đất của huyện có độ dốc lớn dễ bị xói mòn nguy cơ thoái hóa cao. Nguồn nước về mùa khô cạn kiệt ở nhiều nơi, gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Độ che phủ của rừng đạt 56,6% nhưng phân bố không đều, môi trường sinh thái đang diễn biến theo xu thế xấu, đây là những vấn đề cần được quan tâm, khắc phục đúng mức trong thời gian tới.

Nguồn tài nguyên khoáng sản ít, trữ lượng nhỏ, khả năng khai thác ở quy mô lớn hạn chế.

Đặc điểm khí hậu theo mùa đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sản suất của nhân dân trong huyện. Mùa mưa thường có thời tiết nắng nóng, lượng mưa lớn, do độ dốc địa hình khá lớn gây xói mòn, rửa trôi, ngoài ra vào mùa mưa thường có rông bão, gây nhiều thiệt hại cho nhân dân trong huyện.

Mùa khô, lượng mưa ít hạn kéo dài, mực nước sông hồ xuống thấp, thời tiết lạnh và khô, thường gây sương muối kèm theo dịch bệnh gây ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây trồng, vật nuôi.

Thực trạng nền kinh tế - xã hội hiện nay của huyện đã và đang bộc lộ những hạn chế nhất định, tốc độ tăng trưởng chưa ổn định, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm và chưa vững chắc, hạ tầng cơ sở thiếu thốn, đời sống nhân dân, đặc biệt là đồng bào các xã vùng sâu vùng xa còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí trong huyện còn thấp, tiềm năng đất đai chưa được khai thác hợp lý.

Huyện Thuận Châu không phải là vị trí trọng điểm ưu tiên đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La. - Sự tăng trưởng kinh tế giữa khu vực thành thị và nông thôn còn có khoảng cách chênh lệch lớn.

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và xa hơn, cùng với các chính sách hợp lý khuyến khích đầu tư phát triển, chuyển cơ cấu các ngành kinh tế, từng bước đầu tư xây dựng, cải tạo và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng... Với xu hướng phát triển như vậy trong tương lai sẽ tồn tại một sức ép lớn đối với nhu cầu sử dụng đất đai của huyện. Đây là những vấn đề có tính bức xúc trong việc bố trí sử dụng đất và phương án quy hoạch sử dụng đất đai phải đáp ứng.

Với tốc độ dân số tăng nhanh, thì nhu cầu cầu bố trí đất ở cho các hộ phát sinh sẽ tăng thêm. Diện tích đất ở tăng thêm chủ yếu được lấy vào các khu vực thuận tiện sản xuất và gần với các trục đường giao thông. Đồng thời dân số tăng, nhu cầu lương thực tăng trong khi diện tích đất sản xuất nông nghiệp có hạn, lại bị sử dụng vào mục đích phát triển dân cư, công nghiệp xây dựng, đất cho tái định cư là một áp lực không nhỏ đối với đất đai của huyện trong giai đoạn tới.

Như vậy với thực trạng phát triển kinh tế - xã hội trong những năm gần đây cũng như dự báo phát triển trong tương lai, trong khi quỹ đất thích hợp

với từng mục đích lại có hạn, đặc biệt là quỹ đất cho sản xuất nông nghiệp thì áp lực đối với đất đai của huyện đã và sẽ ngày càng gây gắt hơn. Trong thời gian tới, đất đai của huyện cần được khai thác sử dụng một cách khoa học, hợp lý, tiết kiệm hiệu quả cao gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái và nhiệm vụ an ninh quốc phòng, việc bố trí sử dụng đất phải đáp ứng được nhu cầu về đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội về hiện tại cũng như lâu dài2.2 Khái quát tình hình quản lý nhà nước về đất đai huyện Thuận Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện thuận châu (Trang 59 - 62)