Đánh giá chung về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện thuận châu (Trang 88 - 91)

tại huyện Thuận Châu

Kết quả đạt được:

Từ kết quả phân tích số liệu trên, có thể thấy rằng với sự quan tâm, cố gắng của các cấp uỷ, chính quyền địa phương, đội ngũ cán bộ địa chính được từng bước kiện toàn, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cơ bản đáp ứng với yêu cầu công việc đã giúp cho công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận tại huyện thu được kết quả đáng kể, cụ thể là:

Về cơ bản công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở lần đầu cho đối tượng là đất có nguồn gốc ông cha để lại, sử dụng ổn định, hợp pháp từ trước năm 1980, đạt 84% tổng số thửa đất trên bản đồ địa chính năm 1995- 1997.

Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản trên đất nói riêng, công tác quản lý đất đai, nhà ở nói chung đã được sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền các cấp, ngân sách nhà nước đầu tư một lượng tiền vốn cho công tác quản lý đất đai, đo đạc bản đồ địa chính chính quy, hồ sơ địa chính điện tử, hiện đại hoá kho lưu trữ phục vụ công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận.

Hệ thống văn bản pháp luật và các quy định được ban hành cụ thể, chi tiết, phù hợp với thực tế công tác cấp giấy chứng nhận, đã từng bước tháo gỡ được những tồn tại trong quản lý sử dụng đất đai do lịch sử để lại.

Nếu như trước đây, theo Luật Đất đai năm 2003 việc kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận chủ yếu do cán bộ địa chính xã làm, tổ chức kê khai đăng ký cho công dân tại địa điểm và thời gian quy định, tất cả các hồ sơ đều phải được Hội đồng đăng ký đất đai xét duyệt thông qua theo các cuộc họp, gây chậm trễ cho việc xét duyệt, thẩm định hồ sơ. Hiện nay, theo Điều 95 Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành công tác đăng ký đất đai là bắt buộc, còn việc đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu, khi công dân có đơn đề nghị đăng ký cấp giấy chứng nhận và giấy tờ sử dụng đất, cán bộ địa chính xã, UBND xã căn cứ vào hồ sơ địa chính, tài liệu quản lý đất đai còn lưu trữ tại UBND xã để kiểm tra, xác nhận vào đơn đăng ký, cấp giấy chứng nhận về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai, sự phù hợp quy hoạch, … mà không phải thông qua Hội đồng xét duyệt của xã, do vậy thủ tục cấp giấy chứng nhận đã được đơn giản hoá nhiều so với Luật Đất đai năm 2003.

Công tác tuyên truyền phổ biến về pháp luật đất đai và trình tự, thủ tục hành chính đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận được thực hiện rộng khắp trên đài phát thanh, truyền hình, cũng như báo chí, báo điện tử giúp nâng cao nhận thức của dân về công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận nói riêng, công tác quản lý đất đai nói chung.

Việc thực hiện đăng ký đất đai, xử lý tồn tại trong quản lý đất đai để công nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận là một trong những điều kiện để người dân được hợp thức hoá đất đai mình đang sử dụng, đồng thời cũng giúp nhà nước quản lý đất đai, tăng thu ngân sách từ việc thu tiền sử dụng đất đối với đất có nguồn gốc được giao không đúng thẩm quyền, đất lấn, chiếm góp phần hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới từ việc cân đối nguồn thu tại chỗ. Trong 9 tháng đầu năm 2019, tổng số nguồn thu vào ngân sách Nhà nước huyện Thuận Châu từ nguồn thu tiền sử dụng đất đạt trên 11 tỷ đồng.

3.4.1. Những tồn tại và nguyên nhân * Tồn Tại

Công tác tuyên truyền, giáo dục chính sách Pháp luật về đất đai chưa được rộng khắp đặc biệt đối với thôn ở xã trung tâm nên người dân chưa nhận thức được lợi ích việc được cấp GCN.

Do công tác quản lý đất đai trước đây còn nhiều hạn chế người sử dụng đất đã tùy tiện đổi đất, chuyển nhượng cho nhau không đúng quy định, lấn chiến đất công, giao đất trái thẩm quyền của tổ chức nên việc xác định nguồn gốc đất để cấp giấy chứng nhận cho người dân gặp nhiều khó khăn.

Hồ sơ địa chính thửa đất trước đây chưa được lập đầy đủ và đồng bộ dẫn đến khó khăn cho công tác xác định nguồn gốc đất, loại đất trong việc cấp giấy chứng nhận cho người dân.

Công tác quy hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất còn chậm, công tác cấp GCN trên địa bàn cũng phần nào còn khó khăn.

Đội ngũ cán bộ địa chính ở xã, thị trấn còn trẻ và có năng lực nhưng còn thiếu bề dày kinh nghiệm thực tế, sự thay đổi cán bộ và lãnh đạo phường là một trong những điểm khó khăn trong việc thực hiện quản lý đất đai, hướng dẫn lập hồ sơ giải quyết các thủ tục hành chính liên quan ở xã, thị trấn.

* Nguyên nhân

Các hộ gia đình và cá nhân chưa và không có nhu cầu cấp GCN vì nhận thức đất của họ đã làm nhà không ai vào để tranh giành thửa đất mình đang sinh sống. Bên cạnh đó cũng có hộ gia đình cá cá nhân không có khả năng kinh tế nộp tiền sử dụng đất theo quy định.

Một số các loại đất khác như đất sản xuất kinh doanh... vẫn chưa thực hiện kê khai đăng kí lên việc cấp GCN cho đất sản xuất kinh doanh... là không có.

Nhiều người dân không có khả năng nộp tiền sử dụng đất đối với các trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định.

Việc kê khai hồ sơ đăng ký cấp GCN nhiều hộ gia đình, cá nhân kê khai không trung thực gây khó khăn trong công tác thẩm định hồ sơ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện thuận châu (Trang 88 - 91)