Sinh học Nhân tạo

Một phần của tài liệu phan-9-2 (Trang 64 - 65)

L ượng tử mới Newly được sinh ra luôn đồng dạng với các ượng tử

3. Sinh học Nhân tạo

Hoàn toàn tương tự như việc ‘tổng hợp’ Vật chất Nhân tạo, các Cấu trúc Sinh học cũng như các loài Động – Thực vật, thậm chí cả con người cũng có thể được ‘tổng hợp’ từ nguồn Năng lượng của Mặt trời thông qua việc tạo ra các Tổ hợp Tần số Cộng hưởng cho nguồn Năng lượng thu được từ Mặt trời.

Bởi vì Tam Nguyên Luận cũng đã chứng minh được rằng Vật chất hay một cơ thể Sinh học bất kỳ chỉ khác nhau về các Tần số Cộng hưởng riêng thành phần và Tổ hợp Tần số cộng hưởng hợp thành của chúng còn Năng lượng thì hoàn toàn có thể chung nhau.

Việc tạo ra các thể Sinh học Nhân tạo cũng cho phép có thể tạo ra các thể Sinh học rất ‘sạch’ không bị các dịch bệnh đi kèm, ít bị biến dị cấu trúc như các thể Sinh học Tự nhiên...

Bên cạnh đó, nhờ không bị dị dạng về cấu trúc cũng như không tạo ra những khuẩn dịch mà khả năng sinh trưởng của các thể Sinh học Nhân tạo rất cao, chất lượng và sản lượng cũng rất cao.

Thực tế, Tam Nguyên Luận chứng minh được rằng vì các thể Sinh học Tự nhiên được tạo bởi các Tổ hợp Tần số Cộng hưởng không chặt (Phổ

Cộng hưởng có độ tạp lớn) cũng như các Tần số Cộng hưởng riêng luôn có

độ Sai Tần lớn nên nó dễ dàng bị cộng hưởng với những Tần số ngoại sai của các Dịch bệnh, khuẩn – trùng... mà vì thế các thể Sinh học dễ dàng bị

nhiễm bệnh hoặc tự bản thân nó gây ra các mầm bệnh...

Nếu tạo ra các Tổ hợp Tần số Cộng hưởng cực hẹp cho các thể Sinh học Nhân tạo thì các thể Sinh học Nhân tạo sẽ đạt được độ ‘tinh khiết’ cực cao, nó không chấp nhận các Tần số ngoại sai do các mầm bệnh gây ra. Khi

đó, nghiễm nhiên các mầm bệnh không có cơ hội hình thành cũng như càng không có điều kiện phát triển.

Điều đó có nghĩa là Tam Nguyên Luận cho rằng các mầm bệnh phát triển trên các thể Sinh học không chỉ thuần tuý là sống bám trên cơ thể của các thể Sinh học để hấp thụ dưỡng chất hoặc ăn hại các cấu trúc của các thể Sinh học mà nó phải tuân theo thủ chặt chẽ những nguyên tắc của Tổ hợp Tần số Cộng hưởng.

Bởi thực chất, các mầm bệnh và thể Sinh học mà nó đang ký sinh cũng hợp nhau thành một Dây chuyền Cộng hưởng. Tức là bất kỳ một nhóm các thực thể Sinh học nào mà có thể được tồn tại cùng nhau, cộng sinh cùng nhau hoặc sống bám vào nhau... thì đó chính là một Dây chuyền Cộng hưởng. Ví dụ, loại cây cam cũng có một số loài sâu bệnh đặc trưng của nó và loại sâu này chỉ ăn lá cam mà không ăn những thứ lá cây khác: Loài sâu ăn lá cam và cây cam chính là hai ‘phần tử’ của Dây chuyền Cộng hưởng.

Sở dĩ lá cam bị loài sâu này sinh sôi phát triển và phá hoại là vì Tổ

hợp Tần số Cộng hưởng của cây cam tương thích với Tổ hợp Tần số Cộng hưởng của loài sâu ăn lá cam...

Trên thực tế, có thể là giữa Tổ hợp Tần số Cộng hưởng của loài sâu ăn lá cam chưa hẳn là đã trùng hợp với Tổ hợp Tần số Cộng hưởng của cây cam nhưng vì Phổ Cộng hưởng của cây cam không chặt, Sai Tần của Phổ

Cộng hưởng khá rộng nên nó dễ dàng chấp nhận sự sai lệch Phổ Cộng hưởng và Tổ hợp Tần số Cộng hưởng của loài sâu gây bệnh của nó.

Vì thế, nếu ‘bóp hẹp’ được Phổ Cộng hưởng của cây cam thì chắc chắn rằng loài sâu gây bệnh của nó khó có cơ hội để phát triển trên cây cam. Từ đó cho thấy rằng, nếu có thể tạo ra các Tổ hợp Tần số Cộng hưởng Nhân tạo để có thể tạo ra Cây cam Nhân tạo thì có thể tạo ra được một giống cây trồng với Phổ Cộng hưởng rất sạch không chấp nhận dung sai để có thể loại trừđược các mầm bệnh của nó.

Một phần của tài liệu phan-9-2 (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)