Các công trình nghiên cứu đã thống nhất xem bất cân xứng thông tin là một thành phần cấu thành nên khoảng chênh lệch (spread) trong khoản biến thiên của giá giao dịch bên cạnh chi phí giao dịch và chi phí xử lý đặt lệnh. Các tác giả nghiên cứu khác nhau có cách tiếp cận khác nhau về việc đo lƣờng ASC thông qua các giả định về chi phí giao dịch nhƣng về cơ bản việc đo lƣờng ASC vẫn dựa theo ý tƣởng của Glosten và Harris. Tuy nhiên nhƣợc điểm của phƣơng pháp này là xác định biến độc lập Qi,t, trên thực tế việc thu thập dữ liệu do bên mua hoặc bên bán
phát động trƣớc là rất khó thực hiện do trong khoảng thời gian ngắn, gần nhƣ là cùng một thời điểm có rất nhiều giao dịch đƣợc khớp lệnh, để giải quyết điều này, luận văn sẽ chấp nhận theo hƣớng giải quyết gộp các giao dịch thành một theo đó Qi,t đƣợc xác định nhƣ sau:
Qi,t = +1 nếu tại thời điểm giao dịch Pi,t>Pi,t-1 Qi,t = -1 nếu tại thời điểm giao dịch Pi,t<Pi,t-1 Qi = Qi-1 nếu tại thời điểm giao dịch Pi,t=Pi,t-1
Nghiên cứu của Brennan và Subrahmanyam và Van Ness đều đo lƣờng mức độ thông tin bất cân xứng theo dạng hàm hồi quy bội có biến dạng bậc nhất. Trong đó nghiên cứu của Brennan và Subrahmanyam chỉ sử dụng một số biến để đo lƣờng và chủ yếu kiểm soát vấn đề nội sinh. Nghiên cứu của Van Ness và cộng sự thì sử dụng khá đầy đủ biến thông tin mà các tác giả trƣớc đã nghiên cứu để đo lƣờng mức độ thông tin. Do đó việc lựa chọn mô hình Van Ness và các cộng sự để xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến mức độ bất cân xứng thông tin là phù hợp hơn. Tuy nhiên khi sử dụng mô hình Van Ness trong điều kiện thị trƣờng chứng khoán Việt Nam thì một số biến sẽ không thu thập đƣợc, do đó những biến này sẽ đƣợc loại bỏ và xem xét nhƣ là một phần sai số của mô hình. Về cơ bản có ba nhóm biến ảnh hƣởng đến mức độ bất cân xứng thông tin.
Thứ nhất là các biến thông tin bất cân xứng: nhóm này bao gồm các biến đại diện cho mức độ biến động của cổ phiếu (volatility)
Thứ hai là các biến đại diện cho các nhà đầu tƣ có lợi về mặt thông tin
Thứ ba là các biến khác: gồm có giá trị thị trƣờng của vốn chủ sở hữu, các biến giả (dummy variables) đại diện cho các ngành mà công ty thuộc về.
Khoảng trống nghiên cứu: các đề tài nghiên cứu về bất cân xứng thông tin trên thị trƣờng chứng khoán chủ yếu ở thị trƣờng nƣớc ngoài, thời gian nghiên cứu tƣơng đối cũ so với thời điểm hiện tại. Các nghiên cứu tại thị trƣờng chứng khoán Việt Nam chủ yếu nghiên cứu tổng thể cả thị trƣờng hoặc từng sàn riêng lẻ, chƣa có sự so sánh đối chiếu giữa hai sàn lớn là HOSE và HNX. Do đó đề tài hƣớng đến giải quyết khoảng trống nghiên cứu nêu trên.
Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU