PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 38 - 39)

Đề tài sử dụng kết hợp phƣơng pháp nghiên cứu định tính với phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng để trả lời các câu hỏi nghiên cứu cũng nhƣ thực hiện các mục tiêu nghiên cứu liên quan đến các yếu tố ảnh hƣởng đến bất cân xứng thông tin trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, cụ thể là trên hai sàn HOSE và HNX.

Phƣơng pháp nghiên cứu định tính đƣợc sử dụng để tiếp cận và phân tích cơ sở lý thuyết về bất cân xứng thông tin, các yếu tố ảnh hƣởng đến mức độ bất cân xứng thông tin trên thị trƣờng chứng khoán; thiết kế mô hình nghiên cứu và luận giải các giả thuyết nghiên cứu cho từng mô hình nghiên cứu, và thảo luận kết quả nghiên cứu, đúc rút kết luận và đƣa các gợi ý, khuyến nghị có liên quan.

Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng đƣợc sử dụng để xác định kết quả nghiên cứu, bao gồm các phƣơng pháp kỹ thuật nghiệp vụ cụ thể nhƣ sau:

Phương pháp thống kê mô tả: các số liệu thu thập đƣợc từ sở giao dịch chứng khoán đƣợc tổ chức theo chuẩn mực thống kê nhất định thông qua đó định lƣợng các đặc tính cần mô tả để làm rõ mục tiêu nghiên cứu.

Phương pháp phân tích tương quan và hồi quy dữ liệu bảng cân bằng: sử dụng công cụ thống kê với sự hỗ trợ của các phần mềm Excel và Stata, tiến hành chạy và kiểm định mô hình.

Luận văn sẽ tham khảo mô hình của các tác giả đƣợc đánh giá là thành công trong lĩnh vực này, sau đó chọn lựa và biến đổi cho phù hợp với đặc điểm thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Cụ thể:

Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ nhất của đề tài, luận văn sẽ sử dụng kết quả nghiên cứu của các tác giả sau: Glosten và Harris (1988). Mô hình này cố gắng phân rã khoảng cách giữa giá mua-bán trên thị trƣờng (bid-ask spread) ra thành các nhân tố cấu thành, một trong những nhân tố đó là nhân tố bất cân xứng thông tin.

Để tìm hiểu các nhân tố có ảnh hƣởng lên mức độ bất cân xứng thông tin này, luận văn sẽ sử dụng mô hình của Van Ness và các cộng sự (2001). Mô hình này cố gắng giải thích sự ảnh hƣởng đến mức độ bất cân xứng thông tin đến từ ba nhóm biến sau: nhóm biến đại diện cho mức độ biến động trong giao dịch của cổ phiếu; nhóm biến đại diện cho đặc điểm các nhà đầu tƣ liên quan đển cố phiếu và nhóm biến khác đại diện cho các đặc điểm riêng của công ty nhƣ giá trị thị trƣờng của vốn chủ sở hữu, biến giả về nhóm ngành mà công ty thuộc về. Kết quả của phần này cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ hai của đề tài.

Việc đo lƣờng sẽ đƣợc thực hiện riêng cho hai sàn giao dịch chứng khoán là HNX và HOSE trong khoảng thời gian là năm 2017. Các doanh nghiệp niêm yết đƣợc xem xét là các doanh nghiệp lên sàn và tồn tại trong khoảng thời gian nghiên cứu. Các doanh nghiệp đã giải thể, hủy niêm yết, hoặc mới niêm yết trong khoảng thời gian này sẽ không đƣợc xem xét trong phạm vi luận văn này. Các doanh nghiệp liên quan đến hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và chứng chỉ quỹ cũng không đƣợc xem xét do cơ cấu vốn không phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)