Thống kê mô tả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 53 - 62)

Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu của đề tài đƣợc thực hiện theo tiêu chí giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn và số lƣợng quan sát; kết quả thống kê mô tả các biến đƣợc trình bày tại bảng 4.5 và 4.6.

Bảng 4.5 Thống kê mô tả các biến trên HOSE

Biến Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất Độ lệch chuẩn

Số quan sát VOL 545,470 3,991,053 7,568 746,266 127 PRI 30.30100 233.68213 1.75068 36.31391 127 VAR 0.000485 0.001957 0.000082 0.000343 127 SIGR 0.020934 0.044237 0.009048 0.006881 127 SIGVOL 452,232 3,300,137 6,564 580,518 127 LEVG 0.116457 0.65 0 0.132261 127 MB 1.384432 10.723695 0.093788 1.592481 127 MVE 8,406.07 227,442.75 14.92 31,048.47 127 PINST 0.461181 0.98 0 0.269201 127 INST 8.007874 32 0 6.898926 127

Căn cứ vào bảng 4.5, tất cả các biến trong mô hình nghiên cứu đều có 127 quan sát. Kết quả thống kê mô tả từng biến nhƣ sau:

Thứ nhất, biến VOL đƣợc đo lƣờng bởi khối lƣợng giao dịch trung bình trong năm 2017 của từng cổ phiếu. Biến VOL đƣợc kỳ vọng tác động ngƣợc chiều với biến phụ thuộc, tức là khối lƣợng giao dịch càng lớn thì mức độ bất cân xứng thông tin càng nhỏ.

Theo thống kê tại bảng 4.5, VOL có giá trị trung bình là 545,470 với độ lệch chuẩn là 746,266, đây là khối lƣợng giao dịch tƣơng đối phù hợp cho khối lƣợng giao dịch bình quân của thị trƣờng, cho thấy các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu đảm bảo đƣợc khả năng phản ánh đƣợc mô hình, tuy nhiên độ lệch chuẩn là tƣơng đối lớn cho thấy việc chƣa đồng đều giữa các doanh nghiệp. Bảng 4.5 còn cho thấy mẫu nghiên cứu có doanh nghiệp đạt VOL cao nhất là 3,991,053 cho trƣờng hợp mã HPG (Tập đoàn Hòa Phát) và thấp nhất là 7,568 cho mã DSN (Công viên nƣớc Đầm Sen).

Thứ hai, biến PRI là trung bình giá đóng cửa hàng ngày, đây là biến đại diện cho tính biến động của cổ phiếu, cổ phiếu càng có giá trị trên thị trƣờng thì càng có mức độ thu hút nhà đầu tƣ càng lớn, giúp lan tỏa thông tin tốt hơn, biến này đƣợc kỳ vọng tác động ngƣợc chiều với mức độ bất cân xứng thông tin.

Theo thống kê tại bảng 4.5, PRI có giá trị trung bình là 30.3, đây có thể xem là mức giá tƣơng đối hợp lý đại diện trên thị trƣờng chứng khoán, tuy nhiên độ lệch chuẩn là 36.3139, độ lệch chuẩn nhƣ vậy là khá lớn cho thấy sự không đồng đều giữa các doanh nghiệp. PRI cao nhất là 233.68213 (mã SAB của công ty SABECO) và thấp nhất là 1.75068 (mã VOS của công ty vận tải biển Việt Nam), nhƣ vậy doanh nghiệp có PRI cao nhất gấp hơn 130 lần doanh nghiệp có PRI thấp nhất, điều này hàm chứa sự chênh lệch lớn về giá giữa các doanh nghiệp.

Thứ ba, biến VAR là sai số của suất sinh lợi của cổ phiếu, biến này đƣợc kỳ vọng mang dấu dƣơng vì khoảng biến thiên của suất sinh lợi so với giá trị trung bình càng lớn cho thấy mức độ bất cân xứng thông tin càng lớn. Cụ thể theo bảng 4.5, VAR trung bình trên HOSE là 0.000485, mã ATG (Công ty An Trƣờng An) có

VAR lớn nhất là với giá trị 0.001957, mã DSN (Công viên nƣớc Đầm Sen) có VAR nhỏ nhất là với giá trị 0.000082 độ lệch chuẩn của biến VAR là 0.000343.

Thứ tư,biến SIGR là độ lệch chuẩn của suất sinh lợi hàng ngày, tƣơng tự nhƣ biến VAR độ lệch chuẩn của suất sinh lợi hàng ngày cũng tác động cùng chiều với mức độ bất cân xứng thông tin. Theo kết quả trong bảng 4.5, mã ATG (Công ty An Trƣờng AN) có giá trị lớn nhất là 4,42%, mã DSN (Công viên nƣớc Đầm Sen) có SIGR nhỏ nhất là 0.9%. SIGR trung bình trên HOSE là 2,09% với độ lệch chuẩn là 0,69%. Có thể thấy SIGR trên HOSE là tƣơng đối lớn.

Thứ năm, biến SIGVOL là độ lệch chuẩn của khối lƣợng giao dịch hàng ngày. Tƣơng tự nhƣ SIGR, biến này cũng đƣợc dùng để đo lƣờng tính biến động của cổ phiếu nên cũng đƣợc kỳ vọng tác động cùng chiều với biến phụ thuộc, tức là giá trị biến SIGVOL càng lớn thì mức độ bất cân xứng thông tin càng lớn. Theo thống kê trong bảng 4.5 thì SIGVOL trung bình trên HOSE là 452,232 đơn vị. Đây là giá trị lớn đối với giá trị SIGVOL, điều này thể hiện mức chênh lệch lớn trong khối lƣợng giao dịch hàng ngày của cổ phiếu, hàm ý mức độ bất cân xứng thông tin là lớn. Cụ thể mã HAI (Nông dƣợc H.A.I) có SIGVOL lớn nhất là 3,300,137 đơn vị trong khi mã DSN (Công viên nƣớc Đầm Sen) có SIGVOL nhỏ nhất là 6,564. Có thể thấy mức chênh giữa doanh nghiệp có SIGVOL lớn nhất và nhỏ nhất là rất lớn. SIGVOL trung bình trên HOSE là 580,518. Đây là giá trị lớn, cho thấy sự không đồng đều giữa các doanh nghiệp về tính biến động của khối lƣợng giao dịch.

Thứ sáu, biến LEVG là đòn bẩy tài chính công ty đƣợc đo lƣờng bằng tổng nợ dài hạn trên tổng tài sản, các công ty càng sử dụng đòn bẩy tài chính càng lớn thì càng có sự biến động lớn trong thu nhập của chúng (tức là chúng sẽ có mức biến động của lãi/ lỗ lớn hơn so với các công ty cùng đặc điểm nhƣng sử dụng đòn bẩy thấp hơn). Việc biến động lớn về thu nhập dự kiến càng khiến mang lại rủi ro cho các nhà đầu tƣ do hạn chế tiếp cận với các thông tin chính xác về ƣớc lƣợng thu nhập của công ty, tức mức độ bất cân xứng thông tin sẽ càng tăng. Theo thống kê trong bảng 4.5, LEVG trung bình của 127 doanh nghiệp trên sàn HOSE là 11,65% với giá trị chạy từ 0% đến 65%. Mức nợ dài hạn cao nhất là công ty Đầu tƣ và phát

triển đa quốc gia (IDI) và có 20 doanh nghiệp có LEVG bằng 0% (tức không có nợ dài hạn). Mức trung bình trên HOSE là 13,23%.

Thứ bảy, biến MB là tỷ số giá thị trƣờng trên giá trị sổ sách, tỷ số giá thị trƣờng trên giá trị sổ sách của công ty là thƣớc đo của các nhà đầu tƣ về triển vọng của công ty. Triển vọng càng lớn thì thông tin bất cân xứng càng hiện hữu, nghĩa là khi chỉ số MB lớn sẽ thể hiện kỳ vọng lớn của nhà đầu tƣ vào giá trị của công ty càng lớn, điều này hàm chứa rủi ro lớn và do đó biến này sẽ có tác động cùng chiều với biến phụ thuộc, tức là mức độ bất cân xứng thông tin có xu hƣớng càng lớn khi chỉ số MB càng lớn. Theo kết quả thống kê trong bảng 4.5, MB trung bình trên HOSE là 1.384432, mã có MB cao nhất là SAB (SABECO) với MB là 10.723695, mã có MB thấp nhất là ATG (An Trƣờng An) với MB là 0.093788, độ lệch chuẩn MB là 1.592481. Nhƣ vậy có thể thấy thị trƣờng định giá doanh nghiệp cao hơn giá trị sổ sách, điều này ẩn chứa rủi ro khi tham gia thị trƣờng và việc định giá cao có thể dẫn đến rủi ro, đặc biệt là rủi ro bất cân xứng thông tin, do việc định giá cao chứa đựng kỳ vọng lạc quan của nhà đầu tƣ vào giá trị doanh nghiệp trong tƣơng lai.

Thứ tám, biến MVE là giá trị thị trƣờng của vốn cổ phần của công ty, nếu các nhà đầu tƣ chịu một chi phí cố định về mặt thông tin, họ sẽ có xu hƣớng đầu tƣ vào các cổ phiếu có mức vốn hóa lớn với khả năng nắm bắt đƣợc thông tin nhiều hơn, điều này cũng dễ hiểu vì trên thị trƣờng chứng khoán khi không tiếp cận đƣợc thông tin thì xu hƣớng nhà đầu tƣ sẽ tin vào các doanh nghiệp lớn, vì uy tín cũng nhƣ vị thế của những doanh nghiệp này trên thị trƣờng. Ở thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, các doanh nghiệp có mức vốn hóa lớn thƣờng là những doanh nghiệp đầu ngành, có thể tiếp cận đƣợc thông tin dễ dàng hơn, từ đó giảm thiểu tình trạng bất cân xứng thông tin, do đó kỳ vọng của biến MVE là ngƣợc chiều với biến phụ thuộc. Cụ thể theo kết quả thống kê tại bảng 4.5, giá trị thị trƣờng trung bình của các doanh nghiệp trên HOSE trong mẫu quan sát là 8,406 tỷ đồng. Trong đó doanh nghiệp có MVE lớn nhất là VNM (Công ty cổ phần sữa Việt Nam) với MVE là 227,442 tỷ đồng, doanh nghiệp có MVE thấp nhất là ATG (An Trƣờng An) với giá

trị thị trƣờng là 14.92 tỷ đồng. Độ lệch chuẩn của MVE trong mẫu quan sát là 31,048 tỷ đồng. Chênh lệch giữa doanh nghiệp có mức vốn hóa lớn nhất và thấp nhất là rất lớn.

Thứ chín, biến PINST là phần trăm sở hữu cổ phần của các nhà đầu tƣ tổ chức. Nhà đầu tƣ tổ chức là một thực thể có tiềm lực tài chính lớn gồm các công ty tài chính, các quỹ, công ty bảo hiểm, ngân hàng đầu tƣ, họ nắm giữ cổ phần và có ảnh hƣởng lớn đối với công, nếu tỷ lệ này càng lớn thì càng có khả năng về việc thâu tóm thông tin đối với cổ phiếu này của nhóm các nhà đầu tƣ tổ chức. Vì vậy kỳ vọng của biến này trong mô hình là tác động cùng chiều với mức độ bất cân xứng thông tin. Cụ thể trong bảng 4.5, kết quả cho thấy tỷ lệ nắm giữ trung bình của các nhà đầu tƣ tổ chức là 46,1%. Đây là mức nắm giữ khá cao, điều này tiềm ẩn rủi ro bất cân xứng thông tin là lớn trên thị trƣờng. Mức sở hữu cao nhất là 98% với trƣờng hợp mã SBT (Mía đƣờng Thành Thành Công –Biên Hòa), trong mẫu quan sát có 8 doanh nghiệp không có sở hữu của nhà đầu tƣ tổ chức, độ lệch chuẩn trung bình của mẫu dữ liệu là 26,92%.

Cuối cùng là biến INST, biến này đại diện cho số lƣợng các nhà đầu tƣ tổ chức trong sở hữu cổ phần công ty. Nếu số lƣợng này càng lớn thì thông tin càng đƣợc lan tỏa (do đặc trƣng của các nhà đầu tƣ tổ chức là ngƣời có kinh nghiệm trong quản lý và đầu tƣ, họ tiếp cận đƣợc các thông tin nội bộ của công ty và vô hình chung thông tin có thể càng đƣợc nhiều ngƣời biết đến), điều này có nghĩa là mức độ bất cân xứng thông tin trên thị trƣờng sẽ đƣợc giảm thiểu nếu một công ty có nhiều tổ chức tham gia. Theo kết quả thống kê trong bảng 4.5 số lƣợng các nhà đầu tƣ tổ chức trung bình trong mẫu quan sát 8. Doanh nghiệp có số lƣợng cổ đông là tổ chức nhiều nhất là CII (Công ty Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM) với 32 cổ đông là tổ chức. Trong mẫu nghiên cứu có 8 doanh nghiệp không có cổ đông là tổ chức. Độ lệch chuẩn của biến INST trong mẫu nghiên cứu là 6.898926.

Bảng 4.6 Thống kê mô tả các biến trên HNX

Biến Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất Độ lệch chuẩn

Số quan sát VOL 460,700 4,904,405 677 811,240 58 PRI 15.651 125.026 1.358 22.941 58 VAR 0.001041 0.003130 0.000067 0.000767 58 SIGR 0.030103 0.055945 0.008214 0.011691 58 SIGVOL 454,915 4,853,578 704 809,830 58 LEVG 0.060862 0.6 0 0.10325041 58 MB 0.788762 3.130274 0.042987 0.760211 58 MVE 899.891 9,738.069 8 2,090.650 58 PINST 0.29190 0.89 0 0.29303 58 INST 4.48276 26 0 5.50675 58

Nguồn: thu thập từ dữ liệu giao dịch và báo cáo tài chính doanh nghiệp, phụ lục 2

Căn cứ vào bảng 4.6, tất cả các biến trong mô hình nghiên cứu đều có 58 quan sát. Phân tích và lập luận tƣơng tự nhƣ trên sàn HOSE, kết quả thống kê mô tả từng biến nhƣ sau:

Thứ nhất là biến VOL, theo thống kê tại bảng 4.6, VOL có giá trị trung bình là 460,700 với độ lệch chuẩn là 811,240, đây là khối lƣợng giao dịch tƣơng đối phù hợp cho khối lƣợng giao dịch bình quân của thị trƣờng, cho thấy các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu đảm bảo đƣợc khả năng phản ánh đƣợc mô hình, tuy nhiên độ lệch chuẩn là tƣơng đối lớn cho thấy việc chƣa đồng đều giữa các doanh nghiệp. Bảng 4.6 còn cho thấy mẫu nghiên cứu có doanh nghiệp đạt VOL cao nhất là 4,904,405 cho trƣờng hợp mã KLF (KLF Global) và thấp nhất là 677 cho mã PPE (PVPower Engineering).

Thứ hai là biến PRI, theo thống kê tại bảng 4.6, PRI có giá trị trung bình là 15.7, đây có thể xem là mức giá tƣơng đối hợp lý (tuy là hơi thấp) đại diện trên thị trƣờng chứng khoán, tuy nhiên độ lệch chuẩn là 22.941, độ lệch chuẩn nhƣ vậy là khá lớn cho thấy sự không đồng đều giữa các doanh nghiệp. PRI cao nhất là 125.026 (mã SLS của Công ty mía đƣờng Sơn La) và thấp nhất là 1.36 (mã KSK của công ty khoáng sản luyện kim màu), nhƣ vậy doanh nghiệp có PRI cao nhất gấp hơn 90 lần doanh nghiệp có PRI thấp nhất, điều này hàm chứa sự chênh lệch lớn về giá giữa các doanh nghiệp.

Thứ ba là biến VAR, cụ thể theo bảng 4.6, VAR trung bình trên HNX là 0.001041, mã KSK có VAR lớn nhất là với giá trị 0.003130, mã PPE có VAR nhỏ nhất là với giá trị 0.000067 độ lệch chuẩn của biến VAR trên HNX là 0.000767.

Thứ tư là biến SIGR, theo kết quả trong bảng 4.6, mã PPE (PVPower Engineering) có giá trị nhỏ nhất là 0,82%, mã KSK (Công ty khoáng sản luyện kim màu) có SIGR lớn nhất là 5,59%; SIGR trung bình trên HNX là 3,01% với độ lệch chuẩn là 1,16%. Có thể thấy SIGR trên HNX là tƣơng đối lớn.

Thứ năm là biến SIGVOL, theo thống kê trong bảng 4.6. thì SIGVOL trung bình trên HNX là 454,915 đơn vị. Đây là giá trị lớn đối với giá trị SIGVOL, điều này thể hiện mức chênh lệch lớn trong khối lƣợng giao dịch hàng ngày của cổ phiếu, hàm ý mức độ bất cân xứng thông tin là lớn. Cụ thể mã KLF (KLF Global) có SIGVOL lớn nhất là 4,853,578 đơn vị trong khi mã PPE (PVPower Engineering) có SIGVOL nhỏ nhất là 704. Có thể thấy mức chênh giữa doanh nghiệp có SIGVOL lớn nhất và nhỏ nhất là rất lớn. SIGVOL trung bình trên HNX là 809,830. Đây là giá trị lớn, lớn hơn so với trên HOSE, cho thấy sự không đồng đều giữa các doanh nghiệp về tính biến động của khối lƣợng giao dịch.

Thứ sáu là biến LEVG, theo thống kê trong bảng 4.6, LEVG trung bình của 58 doanh nghiệp trên sàn HNX là 6.08% với giá trị chạy từ 0% đến 60%. Mức nợ dài hạn cao nhất là công ty Xây dựng TASCO (HUT) và có 24 doanh nghiệp có LEVG bằng 0% (tức không có nợ dài hạn). Mức trung bình trên HNX là 10,33%.

Thứ bảy là biến MB, theo kết quả thống kê trong bảng 4.6, MB trung bình của các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu trên HNX là 0.788762, mã có MB cao nhất là DGC (Hóa chất Đức Giang) với MB là 3.130274, mã có MB thấp nhất là KSK (Công ty khoáng sản luyện kim màu) với MB là 0.042987, độ lệch chuẩn MB là 0.760211. Nhƣ vậy có thể thấy thị trƣờng định giá doanh nghiệp thấp hơn giá trị sổ sách, điều này giảm rủi ro khi tham gia thị trƣờng và việc định giá thấp hơn giá trị sổ sách cho thấy mức độ rủi ro bất cân xứng thông tin là không cao.

Thứ tám là biến MVE, theo kết quả thống kê tại bảng 4.6, giá trị thị trƣờng trung bình của các doanh nghiệp trên HNX trong mẫu quan sát là 900 tỷ đồng. Trong đó doanh nghiệp có MVE lớn nhất là PVS (Tổng công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam) với MVE là 9,738 tỷ đồng, doanh nghiệp có MVE thấp nhất là ASA (Hàng tiêu dùng Asa) với giá trị thị trƣờng là 8 tỷ đồng. Độ lệch chuẩn của MVE trong mẫu quan sát là 2,090 tỷ đồng. Chênh lệch giữa doanh nghiệp có mức vốn hóa lớn nhất và thấp nhất là rất lớn, điều này cho thấy sự không đồng đều giữa các doanh nghiệp.

Thứ chín là biến PINST, trong bảng 4.6, kết quả cho thấy tỷ lệ nắm giữ trung bình của các nhà đầu tƣ tổ chức là 29.2%. Đây là mức nắm giữ tƣơng đối thấp, điều này tiềm ẩn rủi ro bất cân xứng thông tin là thấp do khả năng các tổ chức này nắm quyền chi phối doanh nghiệp là thấp. Mức sở hữu cao nhất là 89% với trƣờng hợp mã VGC (VINACONEX), trong mẫu quan sát có 16 doanh nghiệp không có sở hữu của nhà đầu tƣ tổ chức, độ lệch chuẩn trung bình của mẫu dữ liệu là 29,3%.

Cuối cùng là biến INST, theo kết quả thống kê trong bảng 4.6 số lƣợng các nhà đầu tƣ tổ chức trung bình trong mẫu quan sát 4. Doanh nghiệp có số lƣợng cổ đông là tổ chức nhiều nhất là PVS (Tổng công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật dầu khí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 53 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)