PHÂN TÍCH VÀ KIẾM TRA DỮ LIỆU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bảo lộc (Trang 50)

3.6.1. Tính toán các chỉ tiêu thống kê cơ bản

Bước 1: Nhập số liệu

Nhập số liệu vào SPSS bằng cách chèn một bảng ghi mới.

(1) Xác định các dữ liệu cần tìm: Dựa vào mục tiêu và nội dung nghiên cứu, để

xác định cụ thể tổng thể nghiên cứu và nội dung các dữ liệu cần phải thu thập trên tổng thể đó; ở đây là đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền vào chi nhánh.

(2) Xác định phương pháp phỏng vấn. Phỏng vấn trực tiếp các khách hàng thực

hiện giao dịch tại BIDV Bảo Lộc, qua đó người được hỏi sẽ tự trả lời các câu hỏi và sẽ xác nhận lại các phiếu hỏi nếu có vấn đề nào đó không rõ ràng.

(3) Phác thảo nội dung bảng câu hỏi: Tương ứng với từng nội dung cần nghiên

cứu, phác thảo các câu hỏi cần đặt ra. Cần sắp xếp các câu hỏi theo từng chủ điểm một cách hợp lý.

(4) Chọn dạng cho câu hỏi: Có khá nhiều dạng câu hỏi dùng cho thiết kế bảng

câu hỏi; tuy nhiên ở đề tài này tác giả cho câu hỏi dạng thang đo thứ tự Likert với 5 mức thứ tự và người trả lời chỉ việc đọc các nội dung và stich vào ô có thứ tự họ

cho là phù hợp với quan điểm của mình và câu hỏi phản đối có câu trả lời dưới dạng "có hoặc không".

(5) Xác định từ ngữ thích hợp cho bảng câu hỏi: Từ ngữ được chọn lọc, đảm bảo không có hiểu nhầm hoặc thông tin mơ hồ đến người được hỏi.

(6) Xác định cấu trúc bảng câu hỏi: Tác giả sắp xếp các câu hỏi theo trình tự hợp lý, câu hỏi này phải dẫn đến câu hỏi kế tiếp theo một trình tự hợp lý, theo một dòng tư tưởng liên tục. Một vấn đề lớn nên phân ra nhiều vấn đề nhỏ, trong các câu trả lời lại đặt ra câu hỏi phân nhánh để tiếp tục sàng lọc thông tin.

Bước 2: Phân tích mô tả

Bảng phân bổ tần suất: Analyze/Descriptive Statistics/frequencies/lựa chọn các thông số đo lường (mean, median, độ lệch chuẩn, tần suất phân bổ)

Trung bình mẫu (mean) trong thống kê là một đại lượng mô tả thống kê, được tính ra bằng cách lấy tổng giá trị của toàn bộ các quan sát trong tập chia cho số lượng các quan sát trong tập.

Số trung vị (median) là một số tách giữa nửa lớn hơn và nửa bé hơn của một mẫu một quần thể, hay một phân bố xác suất. Nó là giá trị giữa trong một phân bố, mà số sổ nằm trên hay dưới con số đó là bằng nhau. Điều đó có nghĩa rằng 1/2 quần thể sẽ có các giá trị nhỏ hơn hay bằng số trung vị, và một nửa quần thể sẽ có giá trị bằng hoặc lớn hơn số trung vị.

Độ lệch chuẩn, hay độ lệch tiêu chuẩn, là một đại lượng thống kê mô tả dùng để đo mức độ phân tán của một tập dữ liệu đã được lập thành bảng tần số. Có thể tính ra độ lệch chuẩn bằng cách lấy căn bậc hai của phương sai.

Khi hai tập dữ liệu có cùng giá trị trung bình cộng, tập nào có độ lệch chuẩn lớn hơn là tập có dữ liệu biến thiên nhiều hơn. Trong trường hợp hai tập dữ liệu có gía trị trung bình cộng không bằng nhau, thì việc so sánh độ lệch chuẩn của chúng không có ý nghĩa. Độ lệch chuẩn còn được sử dụng khi tính sai số chuẩn. Khi lấy độ lệch chuẩn chia cho căn bậc hai của số lượng quan sát trong tập dữ liệu, sẽ có giá trị của sai số chuẩn

3.6.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Để kiểm định độ tin cậy của thang đo, luận văn đã tính toán hệ số Cronbach's Alpha và hệ số tương quan biến tổng thể. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng hệ số Cronbach's Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Vì vậy đối với nghiên cứu này thì Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là sử dụng được.

Hệ số tương quan biến tổng là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao thì sự tương quan của biến này với các biến khác trong nhóm càng cao. Theo Nunnally & Bumstein(1994), hệ số tương quan các biến sẽ có các mức độ phân loại như sau:

+/- 0.01 đến +/- 0.1: Mối tương quan quá thấp, không đáng kể +/- 0.2 đến 0.3: Mối tương quan thấp

+/- 0.4 đến +/-0.5: Mối tương quan trung bình +/- 0.6 đến +/-0.7: Mối tương quan cao

+/-0.8 trở lên: Mối tương quan rất cao

Trong đó các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 được coi là biến rác và sẽ bị loại khỏi thang đo.

3.6.3. Phân tích các nhân tố khám phá

Tác giả thực hiện phân tích nhân tố khám phá để xem xét lại mô hình nghiên cứu, giả thiết, cân nhắc việc liệu có phải điều chỉnh mô hình hay không, thêm, bớt các nhân tố hoặc các giá trị quan sát của các nhân tố hay không?

Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) là kỹ thuật sử dụng để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu. Phân tích nhân tố khám phá phát huy tính hữu ích trong việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu cũng như tìm ra các mối quan hệ giữa các biến với nhau. Phép phân tích nhân tố của các khái niệm nghiên cứu được xem xét để cung cấp bằng chứng về giá trị phân biệt và giá

trị hội tụ của thang đo. Mức độ thích hợp của tương quan nội tại các biến quan sát trong khái niệm nghiên cứu được thể hiện bằng hệ số KMO (Kaiser - Mever - Olkin). Trị số KMO lớn (giữa 0.5 và l) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu trị số này nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với dữ liệu.

Đo lường sự thích hợp của mẫu và mức ý nghĩa đáng kể của kiểm định Bartlett's Test of Sphericity trong phân tích khám phá dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Rút trích nhân tố đại diện bằng các biến quan sát được thực hiện với phép quay Varimax và phương pháp trích nhân tố Principle components. Các thành phần với giá trị.

Eigenvalue lớn hơn 1 và tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% được xem như những nhân tố đại diện các biến. Hệ số tải nhân tố (Factor loading) biểu diễn các tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố bằng hoặc lớn 0.5 mới có ý nghĩa.

Kết luận chương 3

Chương 3 mô tả quy trình nghiên cứu bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính thực hiện thông qua phỏng vấn sâu và tham khảo ý kiến chuyên gia là các nhà quản trị ngân hàng và phỏng vấn trực tiếp một nhóm khách hàng để xác định các biến mà khách hàng cá nhân gửi tiền quan tâm và điều chỉnh bảng câu hỏi dễ hiểu, rõ ràng, phù hợp. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng, dữ liệu thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát chính thức 200 khách hàng cá nhân. Sau đó sử dụng phần mềm SPSS để lập bảng tần số mô tả mẫu thu thập đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach's Alpha, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy bội phục vụ cho việc xây dựng phương trình hồi quy và mô hình nghiên cứu. Đây sẽ là các tiền đề quan trọng trong việc triển khai nghiên cứu và trình bày kết quả nghiên cứu ở chương 4 và đưa ra các khuyến nghị ở chương 5.

CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN GỬI TIỀN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

4.1. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BIDV BẢO LỘC 4.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 4.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bảo Lộc, viết tắt là BIDV Bảo Lộc, có trụ sở chính tại 52 Lê Thị Pha, Phường 1, Thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, là một trong những ngân hàng lớn trên địa bàn được thành lập theo quyết định số 3287/QĐ-QLCN2, ngày 18/08/2000 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.Kể từ đó chi nhánh đã khẳng định được vị thế trên thị trường và hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

Ngân hàng đã cung cấp đa dạng các sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân với nhiều tiện ích khác nhau, như sản phẩm dịch vụ huy động vốn, cho vay, thanh toán thẻ, mua bán ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, … Việc đa dạng các loại hình sản phẩm dịch vụ của chi nhánh phù hợp với chủ trương của Hội sở, NHNN, tình hình hội nhập quốc tế và mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường, trực tiếp là trên địa bàn. Hiện nay, chi nhánh có 5 phòng giao dịch trực thuộc của chi nhánh bao gồm: PGD Di Linh, PGD Lộc Châu, PGD Bảo Lâm, PGD Hòa Trung, PGD Lộc An theo sơ đồ sau:

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BIDV Bảo Lộc

4.1.2. Khái quát hoạt động kinh doanh của BIDV Bảo Lộc từ năm 2012 – 2015

Năm 2015 trên địa bàn Bảo Lộc đã có thêm 3 chi nhánh NHTMCP đi vào hoạt động, nâng tổng số tổ chức tín dụng trên địa bàn là 14 đơn vị, với tổng số điểm giao dịch là 25 điểm.Trên thị trường, trực tiếp là trên địa bàn áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhất là trong lĩnh vực huy động vốn. Các NHTM có nhiều chính sách cạnh tranh về cả huy động vốn lẫn cho vay khiến chi nhánh gặp nhiều khó khăn trong việc giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới, do đó thị phần bị chia sẻ là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2012 – 2015 tình hình hoạt động kinh doanh ngân hàng vẫn duy trì ở mức tăng trưởng ổn định, bền vững.

GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH PGĐ PHỤ TRÁCH TÁC NGHIỆP PGĐ PHỤ TRÁCH QLKH P. HÀNH CHÍNH P.TCKT P.GDKH P.KHDN P.KHCN P.QLRR P.KHTH PGD Di Linh PGD Lộc Châu PGD Bảo Lâm PGD Hòa Trung PGD Lộc An P.ĐIỆN TOÁN P.QTTD TỔ ATM TỔ QLDV KHO QUỸ

Bảng 4.1: Hoạt động kinh doanh tại BIDV Bảo Lộc từ 2012 – 2015 Đơn vị tính: tỷ đồng, % Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Dư nợ tín dụng bình quân 985 1350 1642 2342 Tốc độ tăng (%) 11,93% 37,06% 21,63% 42,63%

Nim cho vay bình quân 3,6% 3,3% 3,1% 2,9%

Huy động vốn bình quân 880 998 1228 1325

Tốc độ tăng (%) 27,17% 13,41% 23,05% 7,90%

Nim huy động bình quân 1,8% 1,8% 1,7% 1,6%

Thu dịch vụ ròng 7,5 8,6 10,2 12,6

Tốc độ tăng (%) 20,97% 14,67% 18,60% 23,53%

Thu khác (thu nợ hạch toán

ngoại bảng) 3,1 4,5 6,2 1

Tổng thu nhập 61,90 75,61 88,18 102,06

Chi phí 17,92 22,99 27,31 29,67

Chi tài sản 3,1 3,78 4,41 4,49

Chi khấu hao cơ bản 0,62 0,76 0,88 0,9

Chi quảng cáo tiếp thị 1,24 1,51 1,76 1,8

Chi quản lý công vụ 1,86 2,27 2,65 2,69

Chi nhân viên 3,71 4,54 5,29 5,39

Chi trích lập dự phòng rủi ro 7,39 10,13 12,32 14,4

Lợi nhuận trước thuế 43,98 52,62 60,87 72,39

Tốc độ tăng (%) 36% 20% 16% 19%

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV Bảo Lộc

Qua bảng 4.1 cho thấy lợi nhuận trước thuế trong năm 2012 tăng mạnh so với năm 2011, năm 2013, 2014, 2015 tiếp tục tăng so với năm 2012 nhưng với tốc độ chậm lại nguyên nhân do trong năm 2012 Chi nhánh thu được khoản nợ hạch toán ngoại bảng là 3,1 tăng tuyệt đối so với năm 2011. Quy mô dư nợ và huy động vốn

cũng như thu dịch vụ ròng đều tăng trưởng mạnh qua các năm. Kết quả là làm cho chỉ tiêu lợi nhuận của ngân hàng cũng biến động rõ rệt: Năm 2012 ngân hàng đạt được chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế là 43,98 tỷ đồng, năm 2013, 2014, 2015 tiếp tục tăng. Điều này chứng tỏ ngân hàng ngày càng lớn mạnh và họat động ổn định. Nguyên nhân chủ yếu là do chi nhánh mở rộng mạng lưới hoạt động. Đến nay tổng số phòng giao dịch trực thuộc của chi nhánh là 5 phòng. Các phòng giao dịch đã thực hiện tốt công tác huy động vốn và cho vay đối với khách hàng. Bên cạnh đó, thông qua mạng lưới phòng giao dịch, đã tiếp nhận thêm được nhiều khách hàng mới, phát triển các mạng lưới dịch vụ khác, giảm áp lực về sự quá tải do lượng khách hàng giao dịch tập trung quá đông tại trụ sở chính. Từ đó, công tác chăm sóc khách hàng được thực hiện tốt hơn làm tăng khả năng huy động và cung ứng vốn của ngân hàng nên lợi nhuận trong những năm gần đây tăng ổn định, mặc dù trong những năm này, tỷ lệ lạm phát thay đổi thất thường làm cho giá cả hàng hóa biến động nhiều, nên lãi suất tín dụng tại ngân hàng cũng tăng, giảm biến động không ổn định, do đó cũng ảnh hưởng đến thu nhập, lợi nhuận và chi phí của ngân hàng như bảng 4.1.

Năm 2012, nhờ có khoản thu lớn từ thu nợ hạch toán ngoại bảng nên ngân hàng đã đạt vượt mức chỉ tiêu lợi nhuận với 43,98 tỷ đồng. Tuy nhiên con số này so với quy mô hiện có của Chi nhánh thì không cao. Nguyên nhân do trước tình hình lạm phát cao ở năm 2011 với tỷ lệ vượt mức 18%, Chính phủ đã sử dụng một trong các công cụ của chính sách tiền tệ liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát là lãi suất, điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn và cấp tín dụng của BIDV Bảo Lộc, với lãi suất huy động thấp nên đầu tư vào ngân hàng không còn là kênh đầu tư hấp dẫn của người gửi tiền, cùng với lãi suất cho vay trong khung lãi suất cho phép thì lợi nhuận của ngân hàng giảm là điều tất yếu.

Năm 2013, lợi nhuận của ngân hàng tăng so với năm 2012 là 20% tỷ, đây không phải là mức tăng trưởng mong đợi của ngân hàng nhưng cho thấy sự nỗ lực của tập thể các bộ, nhân viên BIDV Bảo Lộc trong bối cảnh lạm phát ở năm 2011

và điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt năm 2012, năm 2013 NHNN đã dần ổn định được giá trị đồng Việt Nam. Nhờ đó, hoạt động kinh doanh của ngân hàng có dấu hiệu chuyển biến tích cực.

Sự tăng trưởng về tổng tài sản của chi nhánh tập trung trên hai hoạt động chính là cho vay và huy động vốn. Nguyên nhân là do nền kinh tế tăng trưởng, nhận thức và nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của các chủ thể trong nền kinh tế ngày càng cao. Người dân tin tưởng vào các chính sách điều hành của nhà nước nên đã quen dần với việc sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, mạnh dạn đưa đồng vốn ra đầu tư, công khai giao dịch qua ngân hàng

Về tổng dư nợ vay của BIDV Bảo Lộc, giai đoạn 2012 - 2015 tăng đều qua các năm. Song với việc tăng trưởng tín dụng, chi nhánh còn chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng; đồng thời tích cực mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay tư nhân, cá thể.

Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu: Chi nhánh vẫn giữ được thế mạnh về hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu. Tỷ trọng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu của chi nhánh chiếm khoảng 20% thị phần trên địa bàn.

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Những năm gần đây, thị trường tiền tệ có nhiều biến động phức tạp, khiến hoạt động kinh doanh ngoại tệ gặp rất nhiều. Do sự biến động và chênh lệch tỷ giá nên nhiều doanh nghiệp có nguồn ngoại tệ giữ lại không bán hoặc chuyển vốn qua ngân hàng khác dẫn đến nguồn cung ngoại tệ rất khan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bảo lộc (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)