tại ngân hàng thương mại
Trong xu thế thị trường tài chính ngày càng phát triển, các chủ thể trong nền kinh tế sẽ có cơ hội lựa chọn các hình thức đầu tư hợp lý, đảm bảo an toàn, có sinh lời dựa trên nguồn vốn của mình. Do nhu cầu và động thái gửi tiền của KHCN khác nhau nên để thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền NHTM phải thiết kế và phát triển các hình thức huy động vốn ngày càng đa dạng và phong phú.
Ngân hàng muốn dễ dàng tìm kiếm nguồn vốn thì trước hết phải đa dạng hoá hình thức huy động. Hình thức huy động càng phong phú thì ngân hàng càng dễ huy động hơn. Ngân hàng có thể huy động bằng cách phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, huy động tiền gửi tiết kiệm trong đó đưa ra nhiều thời hạn khác nhau cho các loại tiền
gửi tiết kiệm có kỳ hạn, ... (Giáo trình Ngân hàng Thương mại, 2009, Học viện
Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội).
Các hình thức HĐVTG theo mục đích huy động vốn bao gồm các hình thức sau:
Tiền gửi không kỳ hạn
Tiền gửi không kỳ hạn là hình thức tiền gửi mà KHCN gửi vào NHTM với mục đích để được ngân hàng thanh toán và thu chi hộ theo yêu cầu của khách hàng.
Với hình thức này khách hàng được phép rút tiền bất cứ lúc nào, hoặc có thể yêu cầu ngân hàng thực hiện thanh toán mà không hạn chế số lần giao dịch, do đó nguồn vốn này luôn biến động. Tuy nhiên tại một thời điểm nhất định khách hàng vẫn luôn duy trì số dư tiền gửi nhất định, nên NHTM có thể sử dụng nguồn vốn này để cấp tín dụng. Nhìn chung, lãi suất của loại này thấp, nhưng thay vào đó chủ tài khoản có thể được hưởng những dịch vụ ngân hàng với chi phí thấp.
Tiền gửi định kỳ
Là hình thức huy động các khoản tiền để dành tạm thời chưa sử dụng mà khi gửi vào khách hàng chỉ được rút ra sau một khoản thời gian nhất định.
Huy động vốn với hình thức này, các NHTM có nguồn vốn tương đối ổn định, xác định kỳ hạn cụ thể nên NTHM có thể sử dụng để cấp tín dụng ngắn, trung và dài hạn. Động cơ của người gửi là hưởng lãi nên khách hàng có xu hướng chọn những ngân hàng có lãi suất cao.
Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi tiết kiệm là hình thức huy động vốn từ khoản tiền để dành của cá nhân được gửi vào ngân hàng với mục đích sinh lời và an toàn về tài sản.
Tiền gửi thanh toán khác
Ngoài các hình thức tiền gửi nêu trên, hiện nay NHTM còn có tiền gửi ký quỹ L/C, tiền đặt cọc, tiền gửi séc bảo chi… Đây là hình thức tiền gửi theo yêu cầu của khách hàng gắn liền với các nghiệp vụ khác của ngân hàng.
Chứng từ có giá là giấy chứng nhận do NHTM phát hành để huy động vốn xác nhận nghĩa vụ trả nợ một số tiền trong một khoản thời gian nhất định với điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa NHTM với người mua chứng từ có giá. Các hình thức phát hành chứng từ có giá bao gồm:
- Phát hành các chứng chỉ tiền gửi: Đây là loại giấy tờ chứng nhận đã gửi tiền vào ngân hàng, có thể chuyển nhượng được, có hưởng lãi suất và lãi suất tùy theo thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng.
- Phát hành kỳ phiếu ngân hàng: Là giấy nhận nợ có kỳ hạn do ngân hàng phát hành với cam kết trả vốn và lãi cho người mua khi đến hạn.
- Trái phiếu ngân hàng: Trong trường hợp cần huy động một khối lượng vốn lớn, thời hạn dài để đáp ứng nhu cầu đầu tư, các ngân hàng có thể xin phép phát hành trái phiếu.
Vốn đi vay
Trong trường hợp thiếu vốn ngân hàng sẽ đi vay trên thị trường nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản.Các NHTM có thể vay từ các nguồn sau:
- Vay NHTM: Đây là khoản vay trực tiếp các ngân hàng khác với mục đích đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn.Với nguồn vốn này ngân hàng có thể phải chấp nhận chi phí cao hơn vốn huy động, vì vậy chỉ trong trường hợp thiếu vốn khả dụng trong thời gian ngắn thì ngân hàng vay các NHTM khác.
- Vay NHTW: Khi các NHTM thiếu vốn có thể vay NHTW dưới hình thức tái cấp vốn, chiết khấu, tái chiết khấu, cho vay thanh toán. Đây là nguồn vốn mà NHTM có được thông qua quan hệ vay mượn giữa NHTM với NHTW tùy theo tình hình thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt hay mở rộng tiền tệ.