Đóng góp mới về mặt học thuật và lý luận của luận văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 34 - 38)

Luận văn đã hệ thống hóa nền tảng lý thuyết và cách thức đo lường của rủi ro tín dụng tại các NHTM, nguyên nhân và ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến các NHTM nói riêng và đến nền kinh tế nói chung.

Luận văn đã cung cấp thêm cơ sở khoa học trong việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các NHTM.

Luận văn đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm mới nhất (giai đoạn 2008 – 2018) để phần nào đó giúp cho các NHTM cũng như các cơ quan nhà nước đánh giá được thực trạng rủi ro tín dụng trong giai đoạn vừa qua để có thể đưa ra những chính sách kịp thời và hợp lý nhằm xây dựng hệ thống ngân hàng vững chắc, đảm bảo hoạt động kinh doanh ngân hàng lành mạnh, hạn chế rủi ro tín dụng.

Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu trước về ảnh hưởng của các nhân tố đến rủi ro tín dụng ngân hàng

Tác giả Phạm vi nghiên cứu Biến phụ thuộc Kết quả nghiên cứu

Salas và Saurina (2002)

Các ngân hàng tại Tây Ban Nha trong giai đoạn 1985 – 1997.

Tỷ lệ nợ xấu

Quy mô ngân hàng và tăng trưởng GDP tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng. Tăng trưởng tín dụng tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng. Fofack (2005) Các ngân hàng khu vực Sahara châu Phi trong giai đoạn 1993 – 2002.

Tỷ lệ nợ xấu

Tăng trưởng GDP bình quân đầu người tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng.

Lãi suất thực và tỷ giá hối đoái tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng. Das và Ghosh (2007) Các ngân hàng tại Ấn Độ trong giai đoạn 1993 – 2005.

Tỷ lệ nợ xấu

Tăng trưởng GDP tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng. Quy mô ngân hàng và tăng trưởng cho vay với độ trễ 1 năm tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng. Foos và cộng sự (2010) Các ngân hàng tư nhân ở 16 quốc gia trong giai đoạn 1997 – 2007.

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng

Tăng trưởng cho vay với độ trễ từ 2 – 4 năm tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng. Pestova và Mamonov (2011) Các NHTM tại Nga trong giai đoạn 2004 – 2011.

Tỷ lệ nợ xấu

Các yếu tố vĩ mô (tăng trưởng GDP, tăng trưởng thị trường bất động sản, tỷ giá hối đoái) tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng.

Zribi và Boujelbene (2011)

Các NHTM tại Tunisia trong giai đoạn 1995 – 2008.

Tỷ lệ nợ xấu

Các nhân tố vĩ mô (tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái và lãi suất) tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng.

Cấu trúc sở hữu nhà nước và tỷ lệ ROA tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng trong khi tỷ lệ an toàn vốn có mối quan hệ ngược chiều.

Nkusu (2011)

Các ngân hàng của 26 nền kinh tế trong giai đoạn 1998 – 2009.

Tỷ lệ nợ xấu

Tăng trưởng GDP và giá cả nhà đất tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng. Tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng. Louzis và cộng sự (2012) Các NHTM tại Hy Lạp trong giai đoạn 2003 – 2009.

Tỷ lệ nợ xấu

Tăng trưởng GDP có tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng. Tỷ lệ thất nghiệp và lãi suất có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng. Park và Zhang (2012) Các ngân hàng tại Mỹ (2670 ngân hàng) trong giai đoạn 2002 – 2010.

Tỷ lệ nợ xấu

Tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ ROE và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng.

Castro (2013)

Các ngân hàng tại 5 nước châu Âu gọi tắt là GIPSI (Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, và Ý) trong giai đoạn 1997 – 2011.

Tỷ lệ nợ xấu

Tăng trưởng GDP, chỉ số giá nhà đất tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng.

Tỷ lệ thất nghiệp, lãi xuất, tăng trưởng cho vay và tỷ giá hối đoái tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng. Chaibi và Ftiti (2015) Các NHTM tại Pháp và Đức trong khoảng thời gian từ 2005 – 2011. Tỷ lệ nợ xấu

Tăng trưởng GDP, lãi suất danh nghĩa, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ thất nghiệp tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng.

Quy mô ngân hàng tác động cùng chiều và tỷ suất sinh lợi ROE tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng. Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014) 26 NHTM Việt Nam giai đoạn 2009 – 2012 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng

Tỷ lệ tăng trưởng cho vay trong quá khứ với độ trễ một năm và tỷ lệ tăng trưởng GDP trong quá khứ với độ trễ một năm tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng. Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Nguyễn Minh Kiều (2015) 32 NHTM Việt Nam từ năm 2010 – 2013 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng

Tăng trưởng tín dụng, quy mô dư nợ và tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động cho vay tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương này đã trình bày khái niệm cơ bản về rủi ro tín dụng và thảo luận các chỉ số cơ bản để đo lường rủi ro tín dụng. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng được sử dụng làm biến phụ thuộc trong luận văn. Nguyên nhân và ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến nền kinh tế nói chung cũng được được phân tích.

Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tác động cũng đã được trình bày cụ thể. Đó là cơ sở nền tảng cho nghiên cứu ở các chương sau.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU

Trên cơ sở tiếp cận các lý thuyết về rủi ro tín dụng tại các NHTM, chương này tiếp tục trình bày việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp trong quá trình nghiên cứu xuất phát từ các mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu. Các phương pháp này được sử dụng cho bộ số liệu thu thập từ các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2018.

Để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam, luận văn kế thừa các nghiên cứu trước đây để xây dựng mô hình nghiên cứu. Phần tiếp theo của chương là xây dựng các biến nghiên cứu trong mô hình. Cuối cùng, dựa vào kết quả nghiên cứu thực nghiệm của các bài nghiên cứu trước đây để biện luận và xây dựng giả thuyết nghiên cứu phù hợp về ảnh hưởng của các nhân tố đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)