3.2.2.1. Các nhân tố vĩ mô
Tăng trưởng kinh tế
Luận văn sử dụng biến tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (ký hiệu là GGDP) đại diện cho nhân tố tăng trưởng kinh tế. GGDP được xác định bằng công thức:
GGDPt = Chỉ số GDP thời điểm t – 100
Lạm phát
Luận văn sử dụng biến tỷ lệ lạm phát (ký hiệu CPI) đại diện cho nhân tố lạm phát của nền kinh tế. CPI được xác định bằng công thức:
Tỷ giá hối đoái
Luận văn sử dụng biến tỷ lệ tăng giảm tỷ giá danh nghĩa USD/VND (ký hiệu EXI) đại diện cho nhân tố tỷ giá hối đoái. EXI được xác định bằng công thức:
EXIt = Chỉ số giá đô la Mỹ thời điểm t – 100
Biến động thị trường bất động sản
Luận văn sử dụng biến tỷ lệ tăng trưởng giá cả bất động sản (ký hiệu ESI) để đại diện cho nhân tố biến động thị trường bất động sản theo cách tiếp cận của Nkusu (2011), Pestova và Mamonov (2011). ESI được xác định bằng công thức:
ESIt = Chỉ số giá nhà đất thời điểm t – 100
3.2.2.2. Các nhân tố đặc trưng hoạt động ngân hàng
Tăng trưởng tín dụng
Luận văn sử dụng biến tăng trưởng dư nợ tín dụng (ký hiệu GL) đại diện nhân tố tăng trưởng tín dụng của NHTM. GL được xác định bằng công thức:
GLt = Tổng dư nợ cho vay thời điểm t − Tổng dư nợ cho vay thời điểm (t − 1) Tổng dư nợ cho vay thời điểm (t − 1)
Quy mô ngân hàng
Luận văn sử dụng biến tổng tài sản (ký hiệu là SIZE) đại diện cho nhân tố quy mô ngân hàng.
Vì giá trị của biến SIZE lớn có thể ảnh hưởng phi tuyến đến rủi ro tín dụng nên giá trị biến SIZE sẽ được tính bằng logarit của tổng tài sản, theo công thức sau:
SIZEt = log (Tổng tài sản thời điểm t)
Vốn chủ sở hữu
Luận văn sử dụng biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản (ký hiệu là ETA) đại diện cho nhân tố quy mô vốn chủ sở hữu của ngân hàng. ETA được tính bằng công thức sau:
ETAt = Vốn chủ sở hữu thời điểm t
Tổng tài sản thời điểm t
Thanh khoản
Luận văn sử dụng biến tỷ lệ dư nợ cho vay so với số dư tiền gửi huy động (ký hiệu LDR) để đại diện cho nhân tố thanh khoản. LDR được tính bằng công thức sau:
LDRt = Tổng dư nợ thời điểm t Tổng tiền gửi thời điểm t
Năng lực quản trị
Luận văn sử dụng biến tỷ lệ chi phí hoạt động (không bao gồm chi phí dự phòng rủi ro) so với tổng tài sản bình quân (ký hiệu là OEXPR) đại diện cho nhân tố năng lực quản trị của NHTM. OEXPR được tính bằng công thức như sau:
OEXPRt = Chi phí hoạt động trong năm t
(Tổng tài sản năm t + Tổng tài sản năm (t − 1))/2
Khả năng sinh lợi
Luận văn sử dụng biến tỷ lệ lợi nhuận sau thuế so với vốn chủ sở hữu (ký hiệu là ROE) đại diện cho nhân tố khả năng sinh lợi của NHTM. ROE được tính bằng công thức như sau:
ROEt = Lợi nhuận sau thuế trong năm t
(Vốn chủ sở hữu năm t + Vốn chủ sở hữu năm (t − 1))/2
Chính sách lãi suất
Luận văn sử dụng biến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (ký hiệu là NIM) đại diện cho nhân tố chính sách lãi suất của NHTM. NIM được tính bằng công thức sau:
NIMt = Thu nhập lãi ròng trong năm t
(Tổng tài sản năm t + Tổng tài sản năm (t − 1))/2