Từ những kết quả đạt được và những kết luận nêu trên, tác giả tiến hành đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TNHH Indovina.
− Về vấn đề nợ xấu: nợ xấu là vấn đề quan tâm hàng đầu của các ngân hàng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Sự sụp đổ của các ngân hàng lớn trên thế giới như Lehman Brother cũng đều xuất phát từ nguyên nhân đó. Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã được thực hiện nhằm tìm kiếm những giải pháp để xử lý và hạn chế nợ xấu xảy ra, nhưng vấn đề này vẫn tồn tại trong hầu hết các nền kinh tế. Nợ xấu có ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng nên các NHTM nói chung và ngân hàng TNHH Indovina nói riêng cần có quy trình quản lý rủi ro tín dụng nghiêm ngặt và hiệu quả. IVB cần kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với nguồn vốn huy động cả về quy mô và cơ cấu, phù hợp với tăng trưởng kinh tế, đồng thời kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng. Thực hiện nghiêm túc quy trình, quy chế tín dụng. Đẩy mạnh xử lý nợ xấu, nợ tồn đọng, nâng cao chất lượng tín dụng, lành mạnh hóa tài chính của ngân hàng. Đồng thời, các nhà quản lý nên sử dụng một kỹ thuật quản lý rủi ro tín dụng hiện đại và đa dạng hóa hoạt động tín dụng và phi tín dụng của các ngân hàng tương ứng. Đa dạng hoá hoạt động đầu tư theo lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại (Modern Portfolio Theory) với quan điểm “not putting all your eggs in one basket“ (tạm dịch không bỏ các trứng vào cùng một rổ). Lý thuyết đó là một trong những lý thuyết kinh tế quan trọng và mạnh mẽ nhất liên quan đến tài chính và đầu tư. Với quan điểm đó các nhà quản lý ngân hàng có thể đa dạng hoá danh mục đầu tư và cho vay, từ đó hạn chế được những rủi ro trong hoạt động cho vay. Ngoài ra, tuỳ thuộc vào quy mô của từng ngân hàng, các ngân hàng cũng nên thận trọng với tỷ lệ họ mở rộng vì quy mô ngân hàng có thể ảnh hưởng
như nhau đến rủi ro mà họ phải đối mặt. Thêm vào đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm giảm mức nợ xấu trong hoạt động cho vay của ngân hàng như sau:
• Các ngân hàng thương mại nói chung và IVB nói riêng cần phải kiểm soát mục đích sử dụng các khoản vay của doanh nghiệp; có chứng từ vay vốn rõ ràng; cũng như duy trì các kênh liên lạc giữa ngân hàng và doanh nghiệp để có thông tin trao đổi kịp thời.
• Cần chủ động tăng mức trích lập dự phòng các khoản nợ xấu, chấp nhận giảm lợi nhuận hoặc thua lỗ.
• Chuyển nợ quá hạn, nợ xấu thành cổ phần. Đồng thời, chuyển vị thế các ngân hàng đang là chủ nợ thành cổ đông lớn nắm đa số cổ phần nếu nhận thấy sau tái cấu trúc doanh nghiệp có khả năng tồn tại và phát triển.
• Đối với Chính phủ và NHNN: cần đẩy mạnh triển khai Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu đến năm 2020. Trong đó tập trung xử lý hiệu quả các TCTD yếu kém, tăng cường củng cố, chấn chỉnh hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân nhằm bảo đảm hoạt động theo đúng tôn chỉ, mục đích và giữ vững ổn định kinh tế - xã hội tại địa phương. Đặc biệt trong vấn đề xử lý nợ xấu, nhiệm vụ đề ra là thực hiện quyết liệt và hiệu quả Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD; đẩy mạnh xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường, kiểm soát nợ xấu mới phát sinh và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu; phấn đấu đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng xuống dưới 2%; tỷ lệ nợ xấu và các khoản tiềm ẩn trở thành nợ xấu (bao gồm nợ xấu nội bảng, nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ và các khoản tiềm ẩn trở thành nợ xấu khác) dưới 5%. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của hệ thống các TCTD, hỗ trợ công tác cơ cấu lại các TCTD gắn với xử lý nợ xấu.
• Ngân hàng Nhà nước cần khuyến khích các ngân hàng thật sự mạnh mua lại những ngân hàng yếu kém. Tuy nhiên, việc mua lại này cần sự hỗ trợ từ tài chính từ phía Ngân hàng nhà nước. Sử dụng một phần nguồn lực của NHNN để trực tiếp xử lý các NHTM có vấn đề và các khoản nợ xấu có liên quan, có thể đi liền với quá trình quốc hữu hóa tạm thời hoặc yêu cầu sáp nhập một số ngân hàng kém lành
mạnh. Vay một khoản tiền thích hợp từ các tổ chức tài chính quốc tế và phối hợp với họ trong việc giám sát quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và các khía cạnh có liên quan của nền kinh tế.
− Đối với việc quản lý chi phí trong chỉ tiêu tỷ lệ chi phí trên thu nhập: ngân hàng cần quản lý chi phí một cách hiệu quả vì đây sẽ là biện pháp để cải thiện lợi nhuận của ngân hàng. Chỉ tiêu chi phí trên thu nhập phản ánh việc sử dụng hiệu quả chi phí hoạt động trong kinh doanh của ngân hàng. Để việc quản lý chi phí hiệu quả, các ngân hàng luôn tăng cường tiết kiệm dưới nhiều hình thức khác nhau như cắt giảm chi phí hành chính, chi phí nhân sự, tăng tự động hoá một số các dịch vụ. Tuy nhiên để cắt giảm nguồn lực lao động, chủ ngân hàng cần cân nhắc sự thay thế bởi tự động hoá, sự đầu tư cho khoa học kỹ thuật. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy rằng tỷ lệ chi phí trên thu nhập có ý nghĩa và liên quan tích cực đến ROE; điều này phù hợp với nghiên cứu của Abreu và Mendes (2001) trong ngành ngân hàng ở các quốc gia Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp và Đức. Đó cũng là một bằng chứng cho thấy các ngân hàng có khả năng vượt qua chi phí đầu tư cho khách hàng thông qua việc tăng lãi suất cho vay và giảm lãi suất tiền gửi. Nghĩa là việc điều chỉnh chi phí trả lãi tiền gửi hợp lý và tăng thu nhập lãi từ hoạt động cho vay. Cụ thể một số kiến nghị như sau:
• Thực hiện phân giao chỉ tiêu thu chi tới từng Phòng ban Chi nhánh và các Phòng giao dịch: Thực hiện tốt cơ chế khoán trong quản lý doanh thu và chi phí trong đó chú trọng một số chỉ tiêu quan trọng như khoán quỹ lương, chi phí quản lý kinh doanh (như vật liệu văn phòng, điện, nước, điện thoại, chi quảng cáo, tiếp thị…), dư nợ cho vay, số dư huy động vốn...
• IVB cần xây dựng ý thức tiết kiệm chi phí cho nhân viên: Điểm mấu chốt cho sự thành công của Ngân hàng trong quản lý chi phí là ý thức tiết kiệm chi phí chứ không phải thông qua những thao tác kế toán. Vấn đề tiết kiệm chỉ thực sự hiệu quả khi mà thuyết phục được đội ngũ nhân viên cùng thực hiện dựa trên sự gắn kết và mối liên hệ giữa nhà quản lý và đội ngũ nhân viên.
• IVB cần xây dựng hệ thống tập hợp và phân bổ thu nhập, chi phí chi tiết đến từng đối tượng, sản phẩm. Cùng với đó, IVB cần chỉnh sửa cơ chế quản lý chi phí hướng tới chi tiết đến từng đối tượng sản phẩm/khách hàng/khối kinh doanh.
• IVB cần tăng cường công tác kiểm tra, nâng cao tính tuân thủ trong việc thực hiện các chế độ thu – chi tài chính, tăng tính chủ động trong công tác quản lý chi phí đối với các đơn vị thành viên. Tiếp tục thực hiện cơ chế thưởng phạt trong việc thực hiện các định mức chi phí. Thực hiện các đoàn kiểm tra thực tế đối với các chi nhánh thường xuyên có mức chi vượt định mức.
− Đối với các biến vĩ mô như tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội và tỷ lệ lạm phát: hoạt động của ngành ngân hàng nói chung và IVB nói riêng đều dựa trên sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam. Do đó Chính phủ cũng như NHNN cần có những có những chính sách nhằm ổn định môi trường vĩ mô, tạo điều kiện cho hoạt động ngân hàng cũng như các hoạt động kinh doanh khác phát triển. trong bối cảnh hiện nay của nền kinh tế trong nước và thế giới, yêu cầu kiềm chế lạm phát đồng thời phải có các chính sách thích hợp hỗ trợ sản xuất cho các ngành kinh tế quan trọng nhằm ngăn chặn suy thoái là một yêu cầu cấp bách đặt ra cho chính phủ cũng như toàn thể các bộ ngành ngân hàng. Cách mạng công nghiệp 4.0 đang và sẽ tác động toàn diện tới đời sống kinh tế xã hội, thay đổi nhận thức và thói quen, năng lực của mọi cá nhân, doanh nghiệp, quốc gia và toàn cầu; sẽ xuất hiện nhiều năng lực, cơ hội và mô hình kinh doanh mới, cùng với sự biến mất những sở trường, cơ hội cũ, lợi thế kinh doanh và năng lực cũ. Đây là cơ hội rất quý giá để Việt Nam nhanh chóng đón bắt, tiến thẳng vào lĩnh vực ngân hàng. Do đó, các NHTM cần tranh thủ và nắm bắt những điều kiện thuận lợi để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của chính mình.
• Để khai thác các cơ hội và vượt qua các thách thức, ngành Ngân hàng cần tiếp tục triển khai mạnh mẽ Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP và Nghị quyết số 35/NQ-CP và Nghị quyết số 01/NQ-CP Chính phủ đã ban hành ngày 01 tháng 01 năm 2018, về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm
2020. Theo đó, Chính phủ đề ra 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp gồm tổng cộng 242 đầu việc cụ thể được giao cho từng cấp Bộ, ban, ngành cơ quan TW và địa phương, trong đó có toàn hệ thống ngân hàng thực hiện, với phương châm hành động “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả” và xác định trọng tâm chỉ đạo điều hành là: Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, tạo chuyển biến rõ nét, thực chất trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Yêu cầu của Chính phủ đối với NHNN trong việc quản lý, giảm sát và điều hành ngành Ngân hàng là chủ động điều tiết chính sách tài chính – tiền tệ hiệu quả và kết hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác để thực hiện cho được mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát ở mức thấp và thúc đẩy tăng trưởng trong năm 2019 - 2020 cũng như trong trung và dài hạn. Từ đó giúp tạo môi trường ổn định và thuận lợi cho các NHTM phát triển và tăng trưởng.
• Chính phủ cần cho phép một số ngân hàng nước ngoài có tiểm lực tài chính mạnh, quản trị doanh nghiệp tốt mua lại những ngân hàng yếu kém. Nhà nước nên cơ cấu lại phân bổ ngân sách cho theo hướng tăng chi ngân sách cho lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tằng. Không nên đặt mục tiêu tăng thâm hụt ngân sách mà phải là tăng chi ngân sách cho lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng trên cơ sở giảm chi ở các ngành lĩnh vực chưa cấp thiết.
TÓM TẮT CHƯƠNG 5
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đạt được và những biện luận về sự ảnh hưởng của các biến Tỷ lệ nợ xấu, Tỷ lệ chi phí trên thu nhập, Tăng trưởng GDP và Tỷ lệ lạm phát, tác giả đã đưa ra những kết luận có liên quan đến chiều hướng tác động và những nghiên cứu phù hợp với kết quả hồi quy và kiểm định của luận văn. Qua đó, nội dung chương 5 đã đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TNHH Indovina. Cụ thể, IVB cần kiểm tra, giám sát và xử lý các khoản nợ xấu cũng như có những cơ chế và cách thức trong việc quản lý và tiết kiệm chi phí hoạt động, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của chính ngân hàng. Và cuối cùng, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị liên quan đến các yếu tố vĩ mô như tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội và tỷ lệ lạm phát nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của IVB nói riêng và hệ thống các NHTM nói chung. Qua đó các ngân hàng có thể tận dụng những thời cơ và thuận lợi để mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh trong các sản phẩm dịch vụ tài chính của mình nhằm gia tăng lợi nhuận.
KẾT LUẬN LUẬN VĂN
Bằng việc sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính OLS, đặc biệt là phân tích hồi quy đa biến, tác giả đã xây dựng được hai mô hình bao gồm các biến sau đây có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TNHH Indovina: tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ chi phí trên thu nhập, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội và tỷ lệ lạm phát. Tác giả đã sử dụng các kiểm định để đảm bảo mô hình không tồn tại các hiện tượng về đa cộng tuyến, hiện tượng tự tương quan và hiện tượng phương sai thay đổi. Đồng thời, kiểm định Ramsey Reset Test được sử dụng để đảm bảo ước lượng của mô hình không chệch. Tính vững của mô hình được kiểm định bằng kiểm định Bounds. Do đó, mô hình nghiên cứu cuối cùng không còn các khuyết tật. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đã tiến hành đề xuất một số giải pháp liên quan đến giám sát, kiểm soát, xử lý nợ xấu và các chi phí hoạt động của ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh hay lợi nhuận của IVB. Cuối cùng, tác giả đề xuất một số kiến nghị liên quan đến môi trường kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế ổn định và ổn định lạm phát để giúp tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của IVB nói riêng và hệ thống NHTM Việt Nam nói chung. Các kiến nghị này cần có sự chỉ đạo của Chính phủ và điều hành bởi NHNN để các NHTM thực thi một cách hiệu quả nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
Lê Ngọc Thu Trang, 2015. Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của NHTM Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam.
TP.HCM: Trường Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh.
Lưu Thị Hương, 2014. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: NXB ĐH Kinh tế Quốc dân.
Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2005. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Hà Nội: Ngân hàng nhà nước.
Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2010. Thông tư quy định về các tỷ lệ bảo đảm an
toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng - Số: 13/2010/TT-NHNN. Hà Nội:
Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Nguyễn Kim Thu, và Đỗ Thị Thanh Huyền 2014, 2014. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Khoa học – Đại học Quốc gia Hà Nội, Band 4, pp. 55-56.
Nguyễn Thu Nga, Hoàng Thị Thu, Vũ Thị Hậu, Bùi Thị Ngân, Ngô Thị Thu Mai, Hoàng Văn Dư, Kiều Thị Khánh và Nguyễn Thị Linh Trang, 2018. Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng
TMCP Việt Nam. Thái Nguyên: Trường Đại Học Kinh Tế & Quản Trị Kinh
Doanh.
Quốc hội, 2010. Luật các tổ chức tín dụng. s.l.:Quốc hội.
Trần Hà Kim Thanh, 2011. Phát triển tín dụng nhà ở cho người có thu nhập trung
bình và thấp. Hồ Chí Minh: Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phồ Hồ Chí