9. Nội dung luận văn
1.2.2 Các yếu tố ngoại sinh
1.2.2.1 Đặc điểm ngành ngân hàng
Mức độ phát triển của thị trường tài chính và của ngành ngân hàng cũng là yếu tố góp phần tác động đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Khi thị trường tài chính phát triển và hoạt động hiệu quả, luồng vốn sẽ được luân chuyển tốt trong nền kinh tế, bên thiếu vốn có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn thì lúc đó buộc các ngân hàng phải tăng cường nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngoài việc tập trung huy động - cho vay như trước đây.
Các điều kiện pháp lý đặt ra cho hoạt động của các định chế tài chính trung gian cũng có ảnh hưởng vừa tích cực vừa tiêu cực đến hoạt động của NHTM. Các NHTM trong hoạt động của mình ngoài việc phải tuân thủ theo pháp luật, các văn bản dưới luật còn phải tuân thủ quy định của NHNN ban hành tương ứng với từng
3Năng lực công nghệ của ngân hàng thể hiện khả năng trang bị công nghệ mới gồm thiết bị và con người, tính liên kết công nghệ giữa các ngân hàng và tính độc đáo về công nghệ của mỗi ngân hàng.
thời kỳ về lãi suất, dự trữ bắt buộc, hạn mức cho vay, trích lập dự phòng… Khi các quy định này thay đổi, buộc các ngân hàng phải nắm bắt kịp thời để có chiến lược kinh doanh phù hợp. Một mặt, các quy định của pháp luật giúp các ngân hàng hoạt động trong mức an toàn, quản lý chặt chẽ, mặt khác cũng gây ra không ít khó khăn cho các ngân hàng trong việc thích ứng và thay đổi chiến lược.
Cuối cùng, mức độ phát triển của ngành ngân hàng là yếu tố không thể không kể đến. Khi tổng thể một ngành nào đó có một trình độ phát triển nhất định thì các đơn vị trong ngành đó mới có thể phát triển tương ứng được.
1.2.2.2 Đặc điểm kinh tế vĩ mô
Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trình độ phát triển của nền kinh tế một phần quyết định trình độ phát triển của ngành ngân hàng. Đồng thời, các ngân hàng hoạt động phải phù hợp với định hướng phát triển nền kinh tế của đất nước.
Trong giai đoạn nền kinh tế phát triển ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh được duy trì và mở rộng có hiệu quả, các NHTM có điều kiện tốt để kinh doanh vì nhu cầu vốn và nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng cũng tăng lên.
Ngược lại, nếu nền kinh tế rơi vào suy thoái, sản xuất trì trệ có thể khiến các ngân hàng khó phát triển, việc cung cấp sản phẩm dịch vụ bị giảm sút, nợ quá hạn tăng… dẫn đến giảm sút hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Kết luận chƣơng 1
Như vậy, qua chương 1 tác giả đã trình bày những cơ sở lý thuyết về chức năng và nghiệp vụ của NHTM; các nội dung liên quan đến lợi nhuận, các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của NHTM. Nền tảng lý luận này sẽ là tiền đề cho việc triển khai tiếp các nội dung nghiên cứu tại các phần sau của luận văn.
CHƢƠNG 2 : PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM 2.1 Khái quát tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam và nhóm ngân hàng nghiên cứu
2.1.1 Khái quát tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam
Tình hình kinh tế vĩ mô từ năm 2007-2014, có thể chia giai đoạn này thành hai giai đoạn: từ năm 2007-2011 và từ năm 2012 đến nay. Trong giai đoạn từ 2007- 2011, bất ổn kinh tế vĩ mô ở mức độ cao. Sự bùng phát các hoạt động tài chính ngân hàng và thị trường chứng khoán đã khiến tín dụng tăng rất mạnh, lạm phát tăng cao, khiến lãi suất tín dụng tăng cao tác động tiêu cực đến sự ổn định của hệ thống tài chính. Mô hình tăng trưởng dựa vào đầu tư thiếu hiệu quả dẫn đến nhập siêu cao trong nhiều năm và cán cân vãng lai thâm hụt mạnh, tỷ giá biến động phức tạp và khó lường. Tóm lại, những biến số kinh tế vĩ mô nói trên đã diễn biến xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường tài chính.
Từ năm 2012 đến nay, những chính sách kinh tế đã có động thái chuyển hướng tích cực từ đối phó ngắn hạn sang ổn định dài hạn, mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát được coi là trọng tâm. Các biến số vĩ mô bắt đầu có dấu hiệu dần phục hồi ổn định, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro như tăng trưởng kinh tế vẫn đang ở vùng trũng, nỗ lực thay đổi mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế chưa đạt được kết quả như mong muốn, cán cân vãng lai chưa bền vững, và đặc biệt là rủi ro nợ công đang gia tăng nhanh chóng. Thâm hụt ngân sách cao, nợ công gia tăng nhanh, khả năng trả nợ công khó khăn là rủi ro tiềm ẩn có thể gây nên khủng hoảng tài chính, đặc biệt là khủng hoảng nợ.
Khu vực ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống tài chính của Việt Nam. Hoạt động ngân hàng thời gian qua cho thấy vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro như tình trạng sở hữu chéo giữa các ngân hàng, nợ xấu tăng cao, lợi nhuận các ngân hàng sụt giảm…
Sở hữu chéo tạo ra vốn ảo cho các ngân hàng, làm suy giảm chất lượng tài sản chung của toàn ngành ngân hàng. Ngoài ra, sở hữu chéo có thể trở thành công cụ để các ngân hàng vượt qua hàng rào giám sát hệ thống tài chính. Đối với chỉ tiêu về sinh lời, từ vị thế là một ngành hấp dẫn với lợi nhuận lớn, ngành ngân hàng đang phải trải qua thời gian khó khăn nhất khi nguồn vốn huy động hạn chế, tăng trưởng tín dụng giảm, nợ xấu tăng, kết quả là chỉ tiêu về sinh lời đã giảm đáng kể. Từ năm 2009, các chỉ tiêu sinh lời ROA, ROE giảm mạnh.
Những rủi ro trên cho thấy hệ thống ngân hàng vẫn còn nhiều rủi ro và quá trình tái cơ cấu hệ thống tài chính ngân hàng sẽ còn nhiều thách thức lớn trong thời gian tới, đòi hỏi phải có những chính sách quyết liệt và hiệu quả hơn.
Số lƣợng và quy mô các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam giai đoạn năm 2007-2014, trong giai đoạn năm 2007-2014 thì giai đoạn năm 2007-2010 là có sự tăng trưởng vượt bậc của ngành ngân hàng. Theo đó, ngành ngân hàng tăng trưởng mạnh về số lượng và quy mô tài sản trong giai đoạn này. Đây là giai đoạn tăng trưởng khá nóng của toàn ngành từ 85 ngân hàng (năm 2007) lên đến 100 ngân hàng (năm 2010)4, chủ yếu là tăng về số lượng các NHTMCP, tuy nhiên, quy mô vẫn còn khá nhỏ so với các nước trên thế giới. Cụ thể như sau:
Về số lượng ngân hàng, tính đến cuối năm 2010, theo báo cáo ngành ngân hàng Việt Nam năm 2011 của Công ty chứng khoán Vietcombank,quy mô của các ngân hàng trong nước còn khá nhỏ, có 11/42 NHTM trong nước có vốn điều lệ trên 5,000 tỷ đồng. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, Việt Nam thời điểm này còn có quá nhiều ngân hàng quy mô nhỏ, tín dụng tăng trưởng nóng. Các NHTM nhà nước tuy có số lượng ít nhưng vẫn chiếm ưu thế về quy mô và có nhiều lợi thế về cạnh tranh. Tổng tài sản ngành ngân hàng tăng gấp đôi trong giai đoạn 2007-2010. Theo số liệu của IMF, tổng tài sản đã tăng từ 1,097 nghìn tỷ đồng (2007) lên 2,690 nghìn tỷ đồng (2010). Việt Nam nằm trong danh sách 10 nước có tốc độ tăng trưởng tài sản ngành ngân hàng nhanh nhất thế giới theo thống kê của The Banker, đứng vị trí thứ 2 sau Trung Quốc với tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2007-2010 là 33.92%.
Tuy nhiên, xét về mặt quy mô thì quy mô của các ngân hàng Việt Nam vẫn nhỏ hơn so với nhiều nước trong khu vực như Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan và Indonesia. Đến cuối năm 2010 chỉ có 27 NHTMCP đáp ứng yêu cầu vốn điều lệ tối thiểu 3,000 tỷ đồng, còn 10 ngân hàng vẫn chưa thể tăng vốn trong giai đoạn này.
Bước sang giai đoạn năm 2011-2014, tình hình tăng trưởng của ngành ngân hàng đã chậm lại về cả số lượng và quy mô. Đến hết năm 2014, nhiều kết quả của Đề án tái cấu trúc các TCTD theo Quyết định 254/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã được ghi nhận là tích cực. Trong số 9 ngân hàng được xác định là yếu kém từ năm 2012, NHNN đã phê duyệt 8 phương án tái cơ cấu. Thông qua phương thức sáp nhập, toàn hệ thống hiện đã giảm được 7 TCTD, 2 chi nhánh ngân hàng liên doanh, 4 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 5 quỹ tín dụng; 3 ngân hàng nước ngoài được chuyển đổi hình thức hoạt động. Về thị phần, một số hạn chế trong huy động của khối ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh được xóa bỏ nhưng quy mô và mạng lưới vẫn còn khá nhỏ so với các NHTM trong nước.
Tình hình huy động và cho vay của các NHTM tại Việt Nam giai đoạn năm 2007-2014
Tương ứng với việc tăng trưởng nóng về quy mô và số lượng ngân hàng trong giai đoạn năm 2007-2010, các ngân hàng có mức độ tăng trưởng khá cao trong huy động và cho vay, cả huy động và cho vay đều tăng trưởng trên 20%, đỉnh điểm là năm 2007 có mức tăng trưởng tín dụng là 53.89% và mức tăng trưởng huy động là 46.64%.
Cũng theo đó, tốc độ tăng trưởng này đã giảm trong giai đoạn năm 2011- 2014 do bối cảnh nền kinh tế suy thoái, nhu cầu gửi tiền cũng như vay vốn sản xuất và tiêu dùng sụt giảm. Đồng thời, các ngân hàng đều phải hạn chế tăng trưởng tín dụng trong phạm vi được phép là 20%.
Đặc biệt, mặc dù trong năm 2012 tín dụng tăng 8.90%. Tuy nhiên, trong 7 tháng đầu năm tăng trưởng tín dụng gần như bằng 0%, sau 11 tháng tăng được hơn 4%, đến ngày 20/12/2012, tín dụng tăng 6.45%, riêng đến cuối năm 2012 tín dụng
lại bất ngờ tăng mạnh khiến cả năm có mức tăng trưởng là 8.90%. Nguyên nhân chủ yếu của việc sụt giảm dư nợ này là do tình hình kinh tế có nhiều khó khăn, nên các doanh nghiệp khó tiêu thụ sản phẩm kéo theo cầu tín dụng giảm, đồng thời, vấn đề nợ xấu bùng nổ giai đoạn này cũng khiến các ngân hàng dè dặt hơn trong cho vay.
Trong năm 2014, các NHTM vẫn đang cố gắng khắc phục nợ xấu và gặp nhiều khó khăn trong tăng trưởng tín dụng mặc dù có tăng hơn so với năm 2013 nhưng không đáng kể. Tính đến cuối năm 2014, tốc độ tăng trưởng huy động và cho vay lần lượt đạt 15.15% và 12.62%
Hình 2.1. Tăng trƣởng huy động của hệ thống ngân hàng 2007-2014
Nguồn: Ngân hàng nhà nước công bố
0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Tốc độ tăng trưởng huy động
Tốc độ tăng trưởng huy động
Hình 2.2: Tăng trƣởng tín dụng của hệ thống ngân hàng giai đoạn 2001-2014
Nguồn: Ngân hàng nhà nước công bố
Thị phần tín dụng và huy động chủ yếu vẫn do khối NHTM nhà nước chiếm tỷ trọng cao, xu hướng giảm dần do sự phát triển của khối NHTMCP. Tuy thị phần của khối NHTM nhà nước có sụt giảm đáng kể nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Riêng 4 NHTM nhà nước là BIDV, Agribank, Vietcombank, Vietinbank chiếm tới 48.3% tổng dư nợ vay toàn ngành năm 2010, nếu tính thêm Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long thì tổng thị phần tín dụng và huy động của khối này lần lượt chiếm đến 49.3% và 47.7% toàn ngành. Trong khi đó, thị phần của các NHTMCP ngày càng tăng.
Trong giai đoạn trên, thị phần hoạt động của khối ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh không có nhiều biến động. Thị phần huy động và cho vay của khối này trong năm 2010 lần lượt là 8.9% và 13.6%.
Xu hướng của thị phần huy động và cho vay đã tăng lên cho 2 khối NHTMCP và khối ngân hàng nước ngoài và liên doanh, giảm dần đối với khối NHTM nhà nước. Tuy nhiên, thị phần chủ yếu vẫn do khối NHTM nhà nước chiếm chủ yếu. 21.40% 22.20% 28.20% 41.50% 19.20% 21.40% 51.40% 30% 37.70% 27.60% 14.30% 8.90% 12.51% 12.62% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tăng trưởng tín dụng
Về lãi suất huy động và cho vay, lãi suất huy động bình quân đạt mức cao nhất là 17.47% vào quý 3.2008 (đây là thời kỳ lạm phát cao của nền kinh tế) sau đó có xu hướng biến động theo chiều hướng giảm dần; trong năm 2013 và 2014 lãi suất huy động bình quân của cả hệ thống luôn giao động xoay quanh mức 5 tới 7%.
Hình 2.3: Lãi suất huy động và cho vay giai đoạn 2008-2014
Nguồn: Ngân hàng nhà nước công bố
Lãi suất huy động giảm đã tạo điều kiện cho các TCTD giảm mạnh lãi suất cho vay để chia sẻ khó khăn đối với các doanh nghiệp. Đồ thị 2.3 cho thấy xu hướng diễn biến của lãi suất cho vay bình quân của cả hệ thống là tương đồng diễn biến của lãi suất huy động. Lãi suất cho vay bình quân của cả hệ thống từ mức cao 21.85% vào quý 1 năm 2008 đã theo xu hướng biến động giảm dần; trong năm 2013 và 2014 đã dao động xoay quanh mức 10% đến 12.5%.
Hiện lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên bình quân của cả hệ thống hiện ở mức 7.5%-9%/năm, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh ở mức 9%-11.5%/năm, cho vay trung và dài hạn ở mức 11.5%-13%. Bên canh đó mặc dù lãi suất huy động giảm mạnh nhưng tổng vốn huy động tiền gửi vẫn tăng.
0.000% 5.000% 10.000% 15.000% 20.000% 25.000% Q1 20 08 Q2 30 08 Q3 20 08 Q4 20 08 Q1 20 09 Q2 30 09 Q3 20 09 Q4 20 09 Q1 20 10 Q2 30 10 Q3 20 10 Q4 20 10 Q1 20 11 Q2 30 11 Q3 20 11 Q4 20 11 Q1 20 12 Q2 30 12 Q3 20 12 Q4 20 12 Q1 20 13 Q2 30 13 Q3 20 13 Q4 20 13 Q1 20 14 Q2 30 14 Q3 20 14 Q4 20 14
Tình hình thanh khoản của các NHTM tại Việt Nam giai đoạn năm 2007-2014
Trong giai đoạn năm 2007-2014, vấn đề thanh khoản được thật sự quan tâm và các cuộc chạy đua lãi suất bắt đầu bùng nổ vào năm 2008 khi lạm phát tăng cao, nhiều ngân hàng yếu kém về thanh khoản chạy đua lãi suất, dẫn đến rủi ro thanh khoản ngày càng cao. NHNN đã phải nhiều lần thay đổi lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn và quy định mức trần lãi suất huy động với mức quy định được hạ liên tục từ trong năm 2011-2012. Mức lãi suất huy động thực tế của các ngân hàng cao hơn 14%/năm, kéo theo lãi suất cho vay vượt cả 20%/năm.
Đầu tháng 6/2011, NHNN mua đô la Mỹ và bơm vốn ra thị trường qua hoạt động tái cấp vốn, tình hình thanh khoản của các ngân hàng đã bớt căng thẳng.
Bước sang năm 2012, lãi suất giảm mạnh, tỷ giá được ổn định, thanh khoản được đảm bảo. Lãi suất huy động trong năm 2012 giảm mạnh, từ mức trần 14%/năm trong năm 2011 giảm còn 8%/năm trong năm 2012. Các mức lãi suất điều hành cũng giảm mạnh, lãi suất cơ bản giảm từ 14%/năm còn 9%/năm, lãi suất tái chiết khấu giảm từ 13%/năm xuống còn 4.5%/năm từ ngày 17/3/2014, lãi suất tái cấp vốn giảm từ 15%/năm xuống còn 6.5%/năm từ ngày 17/3/2014. Theo đó, lãi suất cho vay cũng giảm mạnh về mức khoảng 10-12.5%/năm.
Tính đến hết năm 2014 ước tính tổng phương tiện thanh toán tăng 16%, huy