9. Nội dung luận văn
2.3.8 Quy mô ngân hàng
Quy mô ngân hàng được lượng hóa bằng logarit của tổng tài sản ngân hàng. Thông qua việc tính toán số liệu các NHTMCP nghiên cứu cho thấy quy mô các ngân hàng có xu hướng tăng dần đều qua thời gian, đồ thị 2.14 là một đường cong đi lên từ năm 2007 cho đến năm 2014. Tuy nhiên việc gia tăng quy mô ngân hàng lên không ngừng lại không đi kèm với việc gia tăng lợi nhuận tương ứng, biểu hiện là ROE như đã phân tích ở phần trên lại trong quá trình biến động và xu hướng suy giảm. 1.240% 2.000% 1.572% 2.070% 2.768% 3.216% 2.915% 3.173% 0.000% 2.000% 4.000% 6.000% 8.000% 10.000% 12.000% 14.000% 16.000% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Hình 2.14: Diễn biến Quy mô ngân hàng giai đoạn 2007 - 2014
Nguồn: Thu thập và tính toán của tác giả
Kết luận chƣơng 2
Như vậy, tại chương 2 tác giả đã phân tích tình hình kinh doanh của các NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2007-2014, các yếu tố ảnh hưởng đến ROE trên mẫu 18 NHTMCP dựa trên tám yếu tố lựa chọn trong bài nghiên cứu là tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ trên tổng thu nhập của ngân hàng, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, rủi ro tín dụng, quy mô ngân hàng. Trên cơ sở kết quả này, tác giả sẽ tiếp tục trình bày phương pháp và kết quả nghiên cứu có các bình luận, lý giải để làm rõ hơn nữa ý nghĩa của nghiên cứu tại chương tiếp theo của luận văn.
6.35 7.14 7.69 7.92 8.00 8.02 8.04 8.08 - 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 8.00 9.00 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 SIZE
CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Mục tiêu nghiên cứu và nguồn dữ liệu
3.1.1 Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTMCP tại Việt Nam giai đoạn 2007-2014. Các yếu tố đó tác động như thế nào đến lợi nhuận của ngân hàng.Từ đó, đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao lợi nhuận của các NHTM tại Việt Nam trong thời gian tới.
Kết quả mong đợi:
- Xây dựng được mô hình định lượng xác định các yếu tố tác động đến lợi nhuận của các NHTMCP tại Việt Nam.
- Kiểm định mô hình cho mẫu nghiên cứu trong giai đoạn 2007-2014.
- Đánh giá các yếu tố tác động đến lợi nhuận của các NHTMCP tại Việt Nam trong các năm vừa qua và đưa ra các giải pháp và kiến nghị thích hợp dựa trên mô hình đã xây dựng được.
3.1.2 Nguồn dữ liệu
Đề tài nghiên cứu của tác giả chủ yếu sử dụng dữ liệu thứ cấp để phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu, trả lời các câu hỏi nghiên cứu và phân tích mô hình nghiên cứu.
Cụ thể dữ liệu thứ cấp của đề tài đƣợc thu thập và sử dụng trong nghiên cứu nhƣ sau:
Mẫu nghiên cứu: tính đến thời điểm 31/12/2014, có 37 NHTMCP Việt Nam, tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu có hạn và một số ngân hàng chưa công bố số liệu, mặc khác do tính dễ dàng tiếp cận số liệu một cách liên tục để phục vụ cho nghiên cứu nên tác giả đã lựa chọn mẫu nghiên cứu gồm 18 NHTMCP (danh sách các NHTMCP chi tiết đính kèm theo Phụ lục 01), hơn nữa 18 ngân hàng đã đại diện cho hơn 1/2 quy mô của toàn hệ thống (tính tới 31/12/2014).
Phƣơng pháp thu thập số liệu: dữ liệu sử dụng là dữ liệu được thu thập từ các nguồn sẵn có như các báo cáo thống kê, báo cáo thường niên, báo cáo tài chính và các công bố của các cơ quan chuyên môn.
Số liệu các ngân hàng được tổng hợp từ website : finance.vietstock.vn, cophieu68.vn, cafef.vn và vietstox.vn…
Số liệu vĩ mô như GDP, CPI được lấy trong các báo cáo tình hình kinh tế xã hội của Tổng cục Thống kê tại gso.gov.vn, sbv.gov.vn…
Các dữ liệu thu thập về được phân loại, xử lý, tính toán nhằm có được các dữ liệu chính xác và đúng với các yếu tố của mô hình nghiên cứu đã đề xuất.
Phƣơng pháp ƣớc lƣợng mô hình : bài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu bảng (panel data) với phương pháp GMM. Một cách tổng quan, GMM là phương pháp tổng quát của rất nhiều phương pháp ước lượng phổ biến như OLS, GLS, MLE… Ngay cả trong điều kiện giả thiết nội sinh bị vi phạm, phương pháp GMM cho ra các hệ số ước lượng vững, không chệch, phân phối chuẩn và hiệu quả.
3.2 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu3.2.1 Mô hình nghiên cứu 3.2.1 Mô hình nghiên cứu
Trên cơ sở các lý luận đã trình bày ở chương 1 và tham khảo mô hình nghiên cứu của các tác giả trong nước và trên thế giới. Mô hình nghiên cứu được thực hiện dựa trên các nghiên cứu có liên quan trên thế giới và trong nước có chỉnh sửa. Đặc biệt, mô hình nghiên cứu thực hiện chủ yếu dựa trên nghiên cứu của Tri Duong Nguyen (2012).
Mô hình chung có dạng: ROEit = c + 1GDPt + 2CPIt + 3LAit +
4INCOMEit + 5CARit + 6ETAit, + 7RISKit + 8SIZEit + εt
Trong đó ký hiệu các biến cụ thể như sau:
ROEit là tỷ lệ thu nhập (lợi nhuận sau thuế) chia cho vốn chủ sở hữu của ngân hàng i tại thời điểm t (biến phụ thuộc đại diện cho lợi nhuận ngân hàng)
i : 1,…….,18 (các NHTMCP nghiên cứu) t : 1,……..,8 : số thứ tự năm từ 2007-2014 GDPt là tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế năm t CPIt là tỷ lệ lạm phát năm t
LAit là tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng i tại thời điểm t, được lượng hóa bằng tài sản thanh khoản của ngân hàng i trong năm t chia cho tổng tài sản ngân hàng i trong năm t.
INCOMEit là tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ trên tổng thu nhập của ngân hàng i trong năm t, được lượng hóa bằng thu nhập từ dịch vụ của ngân hàng i trong năm t chia cho tổng thu nhập của ngân hàng i trong năm t.
CARit là tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng i trong năm t, được lượng hóa bằng Vốn tự có của ngân hàng i trong năm t chia cho tổng tài sản có rủi ro ngân hàng i trong năm t.
ETAit là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản được lượng hóa bằng vốn chủ sở hữu của ngân hàng i trong năm t chia cho tổng tài sản của ngân hàng i trong năm t
RISKit là rủi ro tín dụng của ngân hàng i trong năm t, được lượng hóa bằng nợ xấu ngân hàng i năm t chia cho tổng dư nợ ngân hàng i năm t
SIZEit là quy mô ngân hàng i tại thời điểm t, được lượng hóa bằng logarit của tổng tài sản ngân hàng i tại thời điểm t
Khả năng sinh lời
(ROE) Tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế (GDP)
Tỷ lệ lạm phát (CPI)
Tỷ lệ thanh khoản (LA)
Tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ trên tổng thu nhập của ngân hàng (INCOME)
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (ETA)
Rủi ro tín dụng (RISK)
3.2.2 Giả thuyết nghiên cứu
Trên cơ sở mô hình nghiên cứu và các lý luận đã trình bày tại chương 1, tác giả đã xác lập các giả thuyết nghiên cứu theo bảng 3.1 :
Bảng 3.1: Giả thuyết nghiên cứu Giả
thuyết Diễn giải Kỳ vọng
H1 Tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế có tác động tích
cực đến lợi nhuận của ngân hàng (+)
H2 Tỷ lệ lạm phát có tác động tiêu cực đến lợi
nhuận của ngân hàng (-)
H3 Tỷ lệ thanh khoản có tác động tiêu cực đến lợi
nhuận của ngân hàng (-)
H4
Tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ trên tổng thu nhập của ngân hàng có tác động tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng
(+)
H5 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu có tác động tích cực
đến lợi nhuận của ngân hàng (+)
H6 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tương
quan thuận với lợi nhuận của ngân hàng (+)
H7 Rủi ro tín dụng có tác động ngược chiều đến lợi
nhuận của ngân hàng (-)
H8 Quy mô ngân hàng có tác động tích cực đến lợi
nhuận của ngân hàng (+)
3.3 Nghiên cứu biến3.3.1 Biến phụ thuộc 3.3.1 Biến phụ thuộc
Lợi nhuận của ngân hàng là một chỉ tiêu được các nhà quản lý ngân hàng và các cổ đông đặc biệt quan tâm và được coi là một mục tiêu quan trọng trong những mục tiêu kinh doanh của ngân hàng.
Trong tất cả các mục tiêu mà doanh nghiệp nhắm tới thì mục tiêu tạo ra lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu doanh nghiệp là quan trọng nhất. Do đó biến phụ thuộc được chọn là tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng (ROE), đại diện cho lợi nhuận của các ngân hàng nghiên cứu.
3.3.2 Biến độc lập
3.3.2.1 Các yếu tố ngoại sinh
Tỷ lệ tăng trƣởng GDP thực tế (GDP)
Tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế hay tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên trong GDP thực trong một thời gian nhất định (thường là một năm).
Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trình độ phát triển của nền kinh tế một phần quyết định trình độ phát triển của ngành ngân hàng. Đồng thời, các ngân hàng hoạt động phải phù hợp với định hướng phát triển nền kinh tế của đất nước.
Trong giai đoạn nền kinh tế phát triển ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh được duy trì và mở rộng có hiệu quả, các NHTM có điều kiện tốt để kinh doanh vì nhu cầu vốn và nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng cũng tăng lên.
Ngược lại, nếu nền kinh tế rơi vào suy thoái, sản xuất trì trệ có thể khiến các ngân hàng khó phát triển, việc cung cấp sản phẩm dịch vụ bị giảm sút, nợ quá hạn tăng… dẫn đến giảm sút hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Nhu cầu chi tiêu sẽ tăng lên khi GDP thực tăng. Theo đó, nhu cầu sử dụng dịch vụ của ngân hàng sẽ tăng lên và xác suất vỡ nợ sẽ giảm xuống trong giai đoạn GDP thực tăng. Đồng thời, việc huy động lượng tiền nhàn rỗi và cho vay tiêu dùng, sản xuất kinh doanh cũng tăng lên. Do đó, tương quan thuận được kỳ vọng ở đây.
Lạm phát là hiện tượng xảy ra khi mức giá chung tăng lên liên tục và bền bỉ. Lạm phát ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng, đối với hoạt động huy động vốn, do lạm phát tăng cao, việc huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Để huy động được vốn, hoặc không muốn vốn từ ngân hàng mình chạy sang các ngân hàng khác, thì phải nâng lãi suất huy động sát với diễn biến của thị trường vốn. Nhưng nâng lên bao nhiêu là hợp lý, luôn là bài toán khó đối với mỗi ngân hàng. Vì vậy một cuộc chạy đua lãi suất huy động ngoài mong đợi sẽ diễn ra tại hầu hết các ngân hàng6, luôn tạo ra mặt bằng lãi suất huy động mới, rồi lại tiếp tục cạnh tranh đẩy lãi suất huy động lên, có nhiều ngân hàng đưa lãi suất huy động gần sát lãi suất tín dụng, kinh doanh ngân hàng lỗ lớn nhưng vẫn thực hiện, gây ảnh hưởng bất ổn cho cả hệ thống NHTM.
Lạm phát tăng cao, NHNN phải thực hiện thắt chặt tiền tệ để giảm khối lượng tiền trong lưu thông, nhưng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh vẫn rất lớn, các ngân hàng chỉ có thể đáp ứng cho một số ít khách hàng với những hợp đồng đã ký hoặc những dự án thực sự có hiệu quả, với mức độ rủi ro cho phép. Mặt khác, do lãi suất huy động tăng cao, thì lãi suất cho vay cũng cao, điều này đã làm xấu đi về môi trường đầu tư của ngân hàng, rủi ro đạo đức sẽ gia tăng. Do sức mua của đồng Việt Nam giảm, giá vàng và ngoại tệ tăng cao, việc huy động vốn có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên thật sự khó khăn đối với mỗi ngân hàng, trong khi nhu cầu vay vốn trung và dài hạn đối với các khách hàng rất lớn, vì vậy việc sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn trong thời gian qua tại các ngân hàng là không nhỏ. Điều này đã ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng, nên rủi ro kỳ hạn và rủi ro tỷ giá xảy ra là điều khó tránh khỏi.
Như vậy lạm phát tăng cao đã làm suy yếu, thậm chí phá vỡ thị trường vốn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các NHTM. Sự không ổn định của giá cả, bao gồm cả giá vốn, đã làm suy giảm lòng tin của các nhà đầu tư và dân chúng, gây khó khăn cho sự lựa chọn các quyết định của khách hàng cũng như các thể chế tài
chính-tín dụng. Vì vậy xét ở góc độ các NHTM cần có những biện pháp kiềm chế lạm phát. Mối tương quan được kỳ vọng ở đây là tương quan nghịch.
Tỷ lệ lạm phát được tính toán và công bố bởi các cơ quan thống kê quốc gia thông qua chỉ số giá tiêu dùng làm đại diện; và thường được tính toán so sánh với kỳ gốc theo quy định (hiện ở Việt Nam kỳ gốc hiện tại là năm 2010)
3.3.2.2 Các yếu tố nội tại của ngân hàng thƣơng mại Tỷ lệ thanh khoản (LA)
Để phòng ngừa rủi ro, tránh việc không đủ khả năng chi trả thì các ngân hàng phải duy trì một tỷ lệ thanh khoản cao. Khả năng thanh khoản của một ngân hàng là khả năng sẵn sàng chi trả, thanh toán cho khách hàng và bù đắp những tổn thất khi xảy ra rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Đây là một tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá chất lượng và sự an toàn trong quá trình hoạt động của một ngân hàng. Khả năng thanh khoản được đo lường thông qua các chỉ tiêu khả năng thanh khoản trên tổng tài sản có. Nếu NHTM lâm vào tình trạng mất khả năng thanh khoản mà không xử lý kịp thời thì sẽ làm mất lòng tin đối với khách hàng, dẫn đến tình trạng khách hàng ồ ạt rút tiền, vì vậy làm cho tình trạng mất thanh khoản của ngân hàng ngày càng trầm trọng hơn, có thể dẫn đến phá sản ngân hàng.
Nếu tỷ lệ thanh khoản quá thấp thì buộc các ngân hàng phải vay mượn từ liên ngân hàng hoặc ngân hàng trung ương, mà mức lãi suất vay mượn lại khá cao, đồng thời khả năng vay mượn đó còn phụ thuộc vào uy tín của từng ngân hàng. Tuy nhiên, nếu giữ một tỷ lệ thanh khoản cao, đồng nghĩa với việc duy trì tài sản có tính lỏng cao sẽ làm giảm khả năng tạo ra lợi nhuận cao cho các ngân hàng vì tài sản lưu động có xu hướng mang lại lợi nhuận thấp. Do đó, mối tương quan được kỳ vọng ở đây là mối tương quan nghịch. Thanh khoản được tính toán theo công thức sau:
à ả ả ủ â à
ổ à ả
Tài sản thanh khoản của ngân hàng bao gồm tiền mặt và kim loại quý; tiền gửi NHNN và tiền gửi tại TCTD khác
Tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ trên tổng thu nhập của ngân hàng (INCOME), phản ánh mức đóng góp của các hoạt động dịch vụ trong tổng thu nhập của ngân hàng; và qua đó phản ánh mức đóng góp đến lợi nhuận của ngân hàng.
Nghiệp vụ huy động tiền gửi, tín dụng là hoạt động quan trọng và chủ yếu của hầu hết các NHTM và đây cũng là các hoạt động đem lại nguồn thu nhập chủ yếu trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro do nó liên quan mật thiết với các ngành, lĩnh vực, đối tượng mà ngân hàng cấp tín dụng. Một khi nền kinh tế suy thoái, khủng hoảng thì ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động ngân hàng. Thực tế cho thấy những rủi ro đến từ hoạt động tín dụng khi nó quá phụ thuộc vào sức khoẻ của nền kinh tế đã gây nhiều ảnh hưởng đến hoạt động