Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam001 (Trang 66)

9. Nội dung luận văn

3.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu

Trong thời gian qua có khá nhiều bài nghiên cứu trên thế giới liên quan đến lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh ngân hàng. Các bài nghiên cứu đo lường hiệu quả kinh doanh ngân hàng bởi các chỉ tiêu ROA, ROE và trong một số trường hợp có cả NIM (tỷ lệ lãi suất biên). Tuy nhiên việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận NHTMCP tại Việt Nam chưa được thực hiện nhiều. Vì vậy đề tài nghiên cứu của tác giả là cần thiết và có ý nghĩa.

Kết quả nghiên cứu không chỉ giúp định hướng cho công tác quản trị của các nhà lãnh đạo ngân hàng mà còn có ý nghĩa đối với các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng có thể sử dụng kết quả làm cơ sở để đưa ra các quy định và chính sách phù hợp trong từng giai đoạn. Cụ thể các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng đã được ước lượng thông qua mô hình như sau:

Thứ nhất là yếu tố tỷ lệ lạm phát (CPI), đây là yếu tố vĩ mô mang tính khách quan có ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, và mô hình ước lượng đã chỉ ra CPI có ảnh hưởng cùng chiều đến ROE. Như vậy kết quả nghiên cứu này chưa phù hợp với giả thuyết của đề tài đặt ra, nhưng lại phù hợp với nghiên cứu của Kaya (2002) và Pasiouras và Kosmidou (2007), tuy nhiên nó trái với kết quả nghiên cứu của Khizzer Ali, Muhammad Farhan Akhtar và Hafix Zafar Ahmed (2010). Kết quả này có thể lý giải là các NHTMCP Việt Nam vẫn có xu hướng tạo ra khoảng chênh lệch giữa lãi suất cho vay so với phần lãi suất huy động để sinh ra lợi nhuận, đồng thời các ngân hàng cũng còn nhiều mảng hoạt động để gia tăng lợi nhuận cho cổ đông. Do vậy trong ngắn hạn khi CPI tăng thì lợi nhuận vẫn được duy trì và thậm chí gia tăng; còn trong thời gian dài hơn khi CPI đã hạ nhiệt từ mức cao như diễn biến thời gian vừa qua thì các NHTMCP lúc đó cũng bắt đầu gặp khó khăn mang tính hệ thống, chịu các hệ quả và ROE cũng giảm theo.

Thứ hai là yếu tố tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ trên tổng thu nhập ngân hàng (INCOME), phản ánh mức độ đóng góp về thu nhập từ các dịch vụ của ngân hàng trong tổng thu nhập. Đây là yếu tố bên trong của ngân hàng và kết quả nghiên cứu cho thấy INCOME có tác động cùng chiều đến ROE. Khi INCOME tăng sẽ làm ROE tăng và ngược lại. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với giả thuyết đặt ra của đề tài, và cũng đồng quan điểm với phần lớn các nghiên cứu trước đây12. Trên thực tiễn hoạt động của hệ thống NHTMCP kết quả này hoàn toàn phù hợp vì lợi nhuận tổng của ngân hàng là tổng hợp từ các mảng lợi nhuận hoạt động khác nhau và khi mảng dịch vụ gia tăng mức đóng góp thì tất yếu sẽ làm tăng lợi nhuận.

Thứ ba là rủi ro tín dụng (RISK), phản ánh các nhóm nợ 3,4,5 của ngân hàng phát sinh trong quá trình thúc đẩy tín dụng; đây cũng là yếu tố bên trong của ngân hàng và là yếu tố được đề cập, chú ý rất nhiều trong thời gian vừa qua. Đó cũng là căn bệnh trầm kha của hệ thống ngân hàng trong suốt thời gian dài cho tới nay vẫn chưa có biện pháp xử lý hữu hiệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy RISK có ảnh hưởng ngược chiều đến ROE, có nghĩa là khi RISK tăng lên thì ROE giảm và ngược lại, đây là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến lợi nhuận ngân hàng vì có tham số tương quan của biến này với ROE khá lớn so với các biến còn lại (7 = - 0.745501). Kết quả này phù hợp với giả thuyết đặt ra của đề tài và cũng tương đồng với các nghiên cứu trước đây13. Về mặt thực tiễn thì khi RISK tăng bắt buộc các ngân hàng phải tăng các chi phí trích lập dự phòng, chi phí thu hồi nợ, và có thể tăng tổn thất tài sản… Những vấn đề này ngay lập tức tác động đến lợi nhuận của ngân hàng và làm giảm ROE. Thực tế trong thời gian qua cũng cho thấy đôi khi các NHTMCP còn cố tình che giấu yếu tố nợ xấu, yếu tố rủi ro tín dụng này để làm đẹp báo cáo tài chính nhằm các mục đích khác nhau như báo cáo trước cổ đông, ban điều hành…

Bên cạnh các yếu tố CPI, INCOME, RISK đã được chỉ ra là có ảnh hưởng đến ROE, các yếu tố khác như GDP, LA, CAR, ETA, SIZE lại không có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu, kết quả này cũng không như kỳ vọng của đề tài đặt ra và không phù hợp với đa số các nghiên cứu trước đây.

Kết luận chƣơng 3

Như vậy qua chương 3, tác giả đã trình bày các nội dung về mô hình nghiên cứu, xác định biến phụ thuộc, độc lập, xác lập các giả thuyết nghiên cứu; cách thu thập dữ liệu, phân tích, xử lý dữ liệu. Dựa vào kết quả nghiên cứu, chỉ có hai biến INCOME và RISK là đạt kỳ vọng nghiên cứu đặt ra và phù hợp với đa số các nghiên cứu trước đây. Trên cơ sở kết quả này, tác giả sẽ tiếp tục có các lý giải, kiến nghị để làm rõ hơn nữa ý nghĩa của nghiên cứu tại chương tiếp theo của luận văn.

13

Duca và McLaughlin (1990); Miller và Noulas (1997), Panayiotis P.Athanasoglou, Sophocles N. Brissimis và Matthaios D. Delis (2005)

CHƢƠNG 4 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận về mô hình nghiên cứu

Thông qua việc khái quát cơ sở lý luận về lợi nhuận ngân hàng và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTMCP tại Việt Nam, tác giả đã tổng hợp, lựa chọn được tám yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng là GDP, CPI, LA, INCOME, CAR, ETA, RISK, SIZE. Tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu ROE = c + 1GDPt + 2CPIt +3LAit + 4INCOMEit + 5CARit + 6ETAit, + 7RISKit +

8SIZEit + εt; và bắt tay vào thu thập dữ liệu về 18 NHTMCP trong giai đoạn 2007-

2014, thực hiện hồi quy bằng phương pháp GMM với dữ liệu bảng, với mục tiêu xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng. Mặc dù bài nghiên cứu có một vài hạn chế về mặt số liệu nhưng phần nào cũng khái quát được tình hình kinh doanh của các NHTMCP tại Việt Nam giai đoạn năm 2007-2014 và xây dựng được mô hình các yếu tố tác động đến lợi nhuận của ngân hàng. Trong nghiên cứu này, có hai nhóm của biến độc lập tác động đến lợi nhuận NHTMCP tại Việt Nam, cụ thể là yếu tố bên trong ngân hàng (RISK, INCOME) và yếu tố bên ngoài ngân hàng (CPI). Kết quả hồi quy cho thấy mô hình nghiên cứu bị chi phối bởi ba yếu tố nhưng ba yếu tố đó chỉ giải thích được 42.5521% vấn đề nghiên cứu. Vì thế sẽ còn nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTMCP tại Việt Nam nhưng chưa được đưa vào trong mô hình nghiên cứu này. Tuy nhiên nghiên cứu đã cho thấy mô hình tương đối phù hợp và mang lại các kết quả hữu ích như sau:

Lợi nhuận của các NHTMCP đã bị suy giảm trong suốt một thời gian dài mà nguyên nhân của nó đến từ 3 nhóm vấn đề: (1) diễn biến xấu của nền kinh tế thế giới và trong nước đã tác động tới toàn bộ nền kinh tế Việt Nam và hệ thống ngân hàng; (2) các vấn đề cố hữu, bất ổn của hệ thống NHTMCP đã bắt đầu bộc lộ các khiếm khuyết và gây ra hệ lụy cho chính các ngân hàng; (3) các quy định, cải cách của NHNN đối với hệ thống NHTM đã gây khá nhiều áp lực trong ngắn hạn cho các ngân hàng và từ đó tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Các yếu tố GDP, LA, CAR, ETA, SIZE không có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu này. Nó có thể được giải thích bởi những lý do: thứ nhất, hệ thống ngân hàng Việt Nam chưa thực sự tương thích với toàn bộ nền kinh tế. Thứ hai là trong hệ thống ngân hàng vẫn còn nhiều vấn đề, hoạt động nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng. Cuối cùng là do bản chất thông tin, số liệu của các ngân hàng công bố có thể chưa thực sự chính xác, chưa phản ánh đúng bản chất hoạt động của ngân hàng, việc lựa chọn mẫu nghiên cứu chưa phù hợp.

4.2 Một số kiến nghị

4.2.1 Đối với ngân hàng thƣơng mại 4.2.1.1Tăng nguồn thu nhập ngoài lãi

Cơ cấu thu nhập hiện nay của các ngân hàng chủ yếu vẫn nghiêng về các khoản thu từ lãi. Việc tăng tỷ lệ thu nhập lãi cận biên và tỷ lệ thu nhập ngoài lãi có tác động lớn đến lợi nhuận ngân hàng. Do đó, các ngân hàng cần phát triển các mảng dịch vụ liên quan đến thanh toán chuyển tiền trong nước, thanh toán xuất nhập khẩu và các dịch vụ ngân hàng khác bằng cách đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ phi tín dụng cung cấp trên thị trường theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ truyền thống, phát triển các dịch vụ mới.

Đối với các dịch vụ phi tín dụng truyền thống, đây là yếu tố nền tảng tạo ra thu nhập lớn nhất cho ngân hàng. Vì vậy, NHTM cần duy trì và nâng cao chất lượng theo hướng hoàn thiện quá trình cung cấp dịch vụ, đảm bảo tính công khai, minh bạch, đơn giản thủ tục, dễ tiếp cận và hấp dẫn khách hàng.

Đối với dịch vụ phi tín dụng mới, cần nâng cao năng lực marketing của các NHTM, giúp các doanh nghiệp và công chúng hiểu biết, tiếp cận và sử dụng có hiệu quả các dịch vụ ngân hàng. Bên cạnh đó, cần tăng tính tiện ích của các dịch vụ ngân hàng, sử dụng linh hoạt công cụ phòng chống rủi ro gắn với đảm bảo an toàn trong kinh doanh ngân hàng.

Trong hoạt động dịch vụ phi tín dụng ưu tiên phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử14, phải xem đây là ngành kinh doanh mũi nhọn của các NHTM vì dịch vụ ngân hàng điện tử cung cấp lợi thế nhất định so với các dịch vụ ngân hàng truyền thống, mang lại lợi ích cho ngân hàng và khách hàng. Đối với ngân hàng, tiết kiệm chi phí, đạt được những phân khúc thị trường mới, nâng cao hiệu quả hoạt động, uy tín và khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Đối với khách hàng, dịch vụ ngân hàng điện tử mang lại những giá trị mới cho khách hàng, tiết kiệm thời gian, chi phí, tiện lợi thực hiện mọi lúc, mọi nơi, nhanh chóng và hiệu quả, đặc biệt phí dịch vụ sẽ thấp hơn so với giao dịch được thực hiện tại quầy giao dịch.

Dịch vụ ngân hàng điện tử đã được các NHTM thực hiện từ lâu tuy nhiên số lượng khách hàng sử dụng vẫn còn ít, số lượng, giá trị giao dịch chưa cao, chưa khai thác hết tiềm năng vốn có của thị trường Việt Nam với lợi thế là số lượng người dân sử dụng smartphone, internet, 3 G nhiều, trình độ dân trí không ngừng được nâng lên. Do vậy trong thời gian tới, để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, tăng số lượng khách hàng sử dụng, tăng số lượng, giá trị các giao dịch thì các NHTM phải tạo được lòng tin đối với khách hàng về tính an toàn, bảo mật giao dịch, tăng nhận thức của khách hàng về dịch vụ ngân hàng điện tử như việc dễ dàng sử dụng, tiện lợi, chi phí sử dụng hợp lý. Ngoài ra, phải đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng sử dụng, đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ, xử lý tình huống xảy ra, giải đáp các thắc mắc của khách hàng. Các ngân hàng cần xây dựng một chiến lược phát triển công nghệ dài hạn, đi đôi với phát triển nguồn lực hiện có. Việc thay đổi công nghệ ngân hàng khá tốn kém, vì thế nếu không có chiến lược phát triển công nghệ đúng đắn có thể tạo ra sự lãng phí lớn. Chiến lược công nghệ cần đi sâu vào các mặt, như trình độ công nghệ, kỹ thuật, khả năng cải tiến, nghiên cứu và phát triển sản phẩm dịch vụ, ứng dụng, khai thác công nghệ thông tin, kỹ thuật số, điện tử và viễn thông trong hoạt động kinh doanh (giao dịch, thanh toán, quản trị điều hành…) của ngân hàng.

14

Dịch vụ ngân hàng diện tử là dịch vụ ngân hàng được thực hiện qua kênh phân phối điện tử bao gồm : Internet Banking, Mobile/SMS Banking, PDA Banking, Web-TV-Banking….

Phát triển công nghệ ngân hàng phải đảm bảo tính an toàn trong vận hành công nghệ là ưu tiên hàng đầu, vì tất cả các thông tin dữ liệu được lưu trữ trên mạng, một sự cố về công nghệ thông tin có thể mất dữ liệu, hoặc làm cho hoạt động của ngân hàng ngưng trệ ảnh hưởng đến khách hàng, đồng thời gây tổn hại đến uy tín của ngân hàng.

Ngoài ra, để tăng nguồn thu nhập ngoài lãi, các ngân hàng cần tăng cường bán chéo sản phẩm, mở rộng danh mục khách hàng bằng cách bán nhiều sản phẩm, dịch vụ hơn cho mỗi khách hàng (đóng gói sản phẩm15

). Vì vậy đóng gói sản phẩm là một chiến lược thông minh và đang trở nên ngày càng phổ biến trong lĩnh vực ngân hàng.

Đóng gói sản phẩm được xem là phương tiện thích hợp để cạnh tranh, thu hút khách hàng mới, bán chéo sản phẩm và giữ chân những khách hàng hiện có - những người ngày càng hiểu biết và yêu cầu cao. Đóng gói sản phẩm giúp tăng lợi nhuận bằng cách tăng khả năng bán chéo và là một phương pháp tốt để tăng doanh số của các sản phẩm có ít khách hàng.

Việc đóng gói sản phẩm có thể và thường được thiết kế để đem lại lợi ích cho cả người mua và người bán. Người bán có thể bán được nhiều hàng hóa dịch vụ hơn còn người mua được giảm giá hoặc nhận thêm lợi ích. Tuy nhiên, việc đóng gói sản phẩm không có nghĩa là người mua phải mua đồng thời nhiều sản phẩm dịch vụ trong một giao dịch duy nhất. Thay vào đó, khi tiến hành giao dịch, người mua hiểu về gói sản phẩm dịch vụ và đồng ý với các điều kiện gắn với nó. Vì vậy các NHTM cần tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, cần đánh giá rủi ro cũng như liên tục bám sát để có những sửa đổi, tăng cường giá trị, duy trì sự hấp dẫn của các gói sản phẩm trong điều kiện thị trường thường xuyên thay đổi.

4.2.1.2 Hạn chế và xử lý nợ xấu phát sinh

Tín dụng là hoạt động chính và chủ yếu mang lại lợi nhuận cho các NHTM. Rủi ro tín dụng có tác động tiêu cực đến lợi nhuận ngân hàng. Vì vậy, các ngân

15

Đóng gói sản phẩm trong ngành ngân hàng nghĩa là ngân hàng cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ trong một gói chung

hàng cần tập trung vào vấn đề quản trị rủi ro tín dụng. Thứ nhất chính sách tín dụng nội bộ cần xác lập các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động rủi ro tín dụng như tuân thủ quy định của Luật các TCTD, các quy định có liên quan và quy định nội bộ ngân hàng.

Thứ hai, phân tán rủi ro, đa dạng hóa danh mục đầu tư trong hoạt động tín dụng. Thứ ba, cần kiểm tra kiểm soát chéo trong hoạt động tín dụng. Thứ tư, công khai, minh bạch, nhất quán trong tất cả các quy định cấp tín dụng. Thứ năm, công tác kiểm tra giám sát được thực hiện ở tất cả các giai đoạn của quá trình cấp tín dụng và được duy trì thường xuyên, liên tục. Thứ sáu, cần phân định trách nhiệm giữa thẩm định và quyết định câp tín dụng.

Việc nâng cao chất lượng tín dụng giúp nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng, gia tăng ROE. Đảm bảo chất lượng tín dụng (đúng mục đích và có hoàn trả) bằng cách quản lý chặt chẽ từ khâu xét duyệt cho vay đến việc giám sát sử dụng vốn đúng mục đích, phải thường xuyên kiểm tra đôn đốc khách hàng trả nợ, theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam001 (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)