Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán tại việt nam (Trang 49 - 51)

Quy trình nghiên cứu của tác giả có thể khái quát qua các bước dưới đây:

Sơ đồ 3. 1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu

Tìm hiểu và xác định vấn đề nghiên cứu

Xác định mục tiêu nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết về đo lường hiệu quả hoạt động, quản trị vốn lưu động và

mối quan hệ giữa 02 vấn đề

Xây dựng giả thiết nghiên cứu

Xây dựng mô hình nghiên cứu

Thu thập dữ liệu của các công ty dệt may trên TTCK Việt Nam

Xử lý số liệu

Để xem xét mối quan hệ giữa ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đề tài sẽ thực hiện nghiên cứu theo các bước sau:

Bước 1: Từ vấn đề nghiên cứu, xác định được mục tiêu nghiên cứu, trên cơ sở về lý thuyết đề tài sẽ đưa ra các giả thiết và mô hình nghiên cứu. Đồng thời tham khảo các thống kê nghiên cứu trước đây để xác định các biến đưa vào mô hình.

Bước 2: Sau khi đã xác định được mô hình, giả thiết và các biến đưa vào mô hình. Tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp từ các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2018.

Bước 3: Từ các dữ liệu sơ cấp thu được, tác giả xử lý các dữ liệu phù hợp với các yêu cầu của biến số để đưa vào phần mềm Stata 14.2 và tiếp tục thực hiện như sau:

(i) Thống kê mô tả dữ liệu: giúp khái quát về toàn bộ mẫu dữ liệu nghiên cứu, cho thấy độ biến thiên của các biến nghiên cứu thông qua các chỉ tiêu: giá trị nhỏ nhất, lớn nhất, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn. Từ đây thấy được sự biến động lớn hay nhỏ của bộ mẫu dữ liệu;

(ii) Phân tích tương quan Pearson: xác định mối tương quan tuyến tính của các biến độc lập trong mô hình, giúp làm rõ một phần việc lựa chọn các biến đưa vào mô hình là phù hợp;

(iii) Chạy mô hình hồi quy biến phụ thuộc theo 03 phương pháp: phương pháp bình phương tối thiểu (Pool ols), mô hình tác động cố định (FEM), mô hình tác động ngẫu nhiên (REM);

(iv) Sử dụng kiểm định Likelihook Ratio để lựa chọn mô hình tác động cố định hoặc phương pháp bình phương tối thiểu;

(v) Sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mô hình tác động cố định và mô hình tác động ngẫu nhiên;

(vi) Kiểm định các vi phạm giả định về hồi quy đa biến: kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, phương sai thay đổi và tự tương quan. Xác định ra các vi phạm của mô hình và sử dụng biến phương pháp phù hợp để khắc phục.

Bước 4: Thông qua việc xử lý số liệu, tìm ra mô hình phù hợp và khắc phục các vi phạm của mô hình, để đưa ra mô hình nghiên cứu phù hợp.

Bước 5: Từ các kết quả nghiên cứu trên, tác giả sẽ đưa ra các đề xuất và khuyến nghị để giúp các doanh nghiệp quản trị nguồn vốn lưu động hiệu quả, trên cơ sở đó góp phần làm gia tăng khả năng sinh lời của công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán tại việt nam (Trang 49 - 51)