Hiệp định Thương mại tự do châu Âu – Việt Nam (EVFTA)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán tại việt nam (Trang 64 - 65)

Hiệp định Thương mại tự do châu Âu – Việt Nam (EVFTA) là hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới giữa Việt Nam và các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất với 99,2% số dòng thuế sẽ được EU xóa bỏ cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Hiệp định gồm 17 Chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo với các nội dung chính là: thương mại hàng hóa (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), thương mại dịch vụ (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại và Phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, các vấn đề pháp lý-thể chế.

Với dệt may, EU là thị trường lớn thứ 02 của ngành với mức tăng trưởng hằng năm 7%-10%, chỉ đứng sau Mỹ. Năm 2018, dệt may Việt Nam đã xuất khẩu hơn 4 tỷ USD sang thị trường EU.

EVFTA mang lại tiềm năng xuất khẩu sản phẩm may mặc với giá trị trên 100 tỷ USD mỗi năm (Theo ông Trương Văn Cẩm - Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS). Hiện thuế suất xuất khẩu hàng dệt may sang EU bình

quân là 9,6%, nhưng khi EVFTA có hiệu lực thì thuế suất sẽ giảm dần về 0% trong vòng 7 năm. Vì thế ngành dệt may được kỳ vọng tăng trưởng xuất khẩu có thể cán mốc 40 tỷ USD khi có EVFTA.

Kim ngạch xuất khẩu dệt may trong 06 tháng đầu năm 2019 ước đạt 18,1 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ 2018. Trong đó, xuất khẩu đi Mỹ ước đạt 7,22 tỷ USD, tăng 11,7%; xuất khẩu đi EU đạt 2,56 tỷ USD, tăng 4,52%; Nhật Bản đạt 1,89 tỷ USD, tăng 5,20 %; Hàn Quốc đạt 1,63 tỷ USD, tăng 4,6 %; Trung Quốc đạt 2 tỷ USD, tăng 10,3%.

Từ đây có thể thấy, việc gia tăng xuất khẩu sang EU sẽ khó đến nhanh, nhưng nếu khéo léo tận dụng các điều kiện về quy tắc xuất xứ để ưu đãi thuế, doanh nghiệp dệt may sẽ có thêm được động lực đầu tư, gia tăng xuất khẩu nhờ có thêm lợi nhuận, mở ra cơ hội rất lớn cho xuất khẩu dệt may Việt Nam về dài hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán tại việt nam (Trang 64 - 65)