Tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời của các doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán tại việt nam (Trang 73 - 75)

nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2018

Nhìn chung thông qua dữ liệu nghiên cứu, có thể thấy chính sách quản trị vốn lưu động có tác động đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp dệt may. Cụ thể trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2018, các chỉ tiêu về quản trị vốn lưu động bao gồm thời gian thu tiền bình quân, thời gian tồn kho bình quân, thời gian thanh toán bình quân đều có xu hướng gia tăng. Thời gian luân chuyển tiền bình quân cũng một phần vì thế bị tác động gia tăng theo, kéo theo sự sụt giảm về lợi nhuận của các doanh nghiệp.

Bảng 4. 1: Diễn biến nguồn vốn lưu động trung bình và chỉ tiêu sinh lời trung bình của các doanh nghiệp dệt may trên thị trường chứng khoán trong

giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2018

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng tài sản ngắn hạn 336,813 448,053 445,782 485,678 555,450 669,667 703,447 791,474 925,639 Hàng tồn kho 143,393 200,795 209,500 203,828 221,455 235,206 251,082 281,558 360,442 % Tổng tài sản 42.6% 44.8% 47.0% 42.0% 39.9% 35.1% 35.7% 35.6% 38.9% Các khoản phải thu 88,423 107,583 119,893 141,660 167,898 178,007 189,308 223,063 234,383 % Tổng tài sản 26.3% 24.0% 26.9% 29.2% 30.2% 26.6% 26.9% 28.2% 25.3% Tài sản lưu động khác 104,996 139,675 116,388 140,191 166,097 256,454 263,057 286,852 330,814 % Tổng tài sản 31.2% 31.2% 26.1% 28.9% 29.9% 38.3% 37.4% 36.2% 35.7% Nợ ngắn hạn 287,241 400,970 438,252 424,152 480,106 543,519 580,790 647,676 741,276 Vốn lưu động ròng trung bình 49,571 47,083 7,530 61,526 75,344 126,148 122,657 143,798 184,363 ROA bình quân 0.078 0.088 0.080 0.078 0.076 0.065 0.064 0.051 0.077 ROE bình quân 0.204 0.254 0.242 0.212 0.207 0.193 0.181 0.145 0.193

(Nguồn: Tính toán của tác giả)

Từ bảng biểu diễn trên có thể cho thấy vốn lưu động bình quân của các doanh nghiệp dệt may trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2018 đều được duy trì dương. Trong giai đoạn 2010 – 2012 vốn lưu động ròng của các các doanh nghiệp dệt may có sự sụt giảm nhanh, đặc biệt là năm 2012 vốn lưu động ròng bình quân của các doanh nghiệp dệt may duy trì thấp nhất, đạt 7,530 triệu đồng giảm 39,553 triệu đồng so với năm 2013, nguyên nhân phần lớn là do tăng nợ ngắn hạn, tuy nhiên ROA và ROE vẫn có xu hướng tăng nhẹ. Từ năm 2013 - 2017 trở đi, tuy vốn lưu động ròng bình quân tăng trưởng mạnh trở lại, nhưng chu kỳ luân chuyển tiền trong giai đoạn vẫn kéo dài và tăng dần đồng thời chỉ tiêu sinh lời của các doanh nghiệp trên sụt giảm.

Từ những phân tích trên, có thể thấy thực tế hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại các doanh nghiệp dệt may trong giai đoạn nghiên cứu không cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán tại việt nam (Trang 73 - 75)