Kiểm định vi phạm hồi quy đa biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán tại việt nam (Trang 85 - 86)

4.4.4.1. Kiểm định đa cộng tuyến

Đa cộng tuyến là hiện tượng xảy ra khi các biến độc lập đưa vào trong mô hình nghiên cứu có mối tương quan rất mạnh với nhau, cụ thể là các biến có mối quan hệ phụ thuộc với nhau. Khi mô hình hồi quy xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến sẽ khiến nhiều chỉ số bị sai lệch, giả thiết về mô hình bị vi phạm, dẫn đến kết quả ước lượng không còn chính xác. Do đó ngay từ đầu tác giả đã sử dụng hệ số tương quan Pearson để kiểm tra các mối quan hệ tương quan giữa các biến độc lập với nhau. Theo trình bày tại mục 4.3.2 bên trên, ta thấy không có mối tương quan đáng kể giữa các biến độc lập đưa vào mô hình.

Bên cạnh đó tác giả sử dụng hệ số phóng đại phương sai VIF (Varriance Inflation Factor), tại cả 04 mô hình hồi quy nhằm kiểm định lần nữa hiện tượng đa cộng tuyến. Cũng theo kết quả kiểm định hệ số phóng đại phương sai, ở cả 04 mô hình đều không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến (kết quả được trình bày tại Phụ lục 04 của nghiên cứu này)

4.4.4.2. Kiểm định phương sai thay đổi

Phương sai thay đổi là hiện tượng xảy ra khi giả thiết về sự không đổi của phương sai sai số bị vi phạm. Khi mô hình xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi, thì ước lượng hệ số hồi quy bằng các phương pháp thông thường không còn là ước lượng hiệu quả, các kiểm định hệ số hồi quy không còn đáng tin cậy. Để kiểm định phương

sai của sai số thay đổi tác giả tiến hành kiểm định theo phương pháp Breusch and Pagan.

Kết quả kiểm định trong trường hợp kiểm định phương sai của sai số thay đổi đều cho ra kết qủa ở cả 4 mô hình prob < 0,05 (Phụ lục13). Vì vậy, bác bỏ giả thuyết H0, tức có xảy ra hiện tượng phương sai của sai số thay đổi trong mô hình.

4.4.4.3. Kiểm định hiện tượng tự tương quan

Hiện tượng tự tương quan xảy ra khi sai số của các quan sát có tương quan lẫn nhau (theo thời gian). Để xác định hiện tượng tự tương quan có xảy ra trong mô hình hay không tác giả tiến hành kiểm định Wooldridge bằng cách hồi quy phần dư thu được ở mô hình gốc với biến trễ của nó và sau đó tiến hành kiểm định. Kết quả kiểm định cho thấy giá trị prob > 0.05 ở mô hình 1 và 2, prob < 0.05 ở mô hình 3 và 4. Điều này cho thấy ở mức ý nghĩa 5% tồn tại hiện tượng tự tương quan ở mô hình 3 và 4, ở mô hình 1 và 2 không có hiện tượng tự tương quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán tại việt nam (Trang 85 - 86)