Tình hình biến động thời gian luân chuyển tiền bình quân của các doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán tại việt nam (Trang 71 - 73)

nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán từ năm 2010 đến năm 2018

Hình 4. 6: Biến động thời gian luân chuyển tiền bình quân của 30 doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ

năm 2010 đến năm 2018

Đơn vị tính: Số ngày

(Nguồn: Tính toán của tác giả)

Nhìn chung thời gian luân chuyển tiền chịu sự tác động của các chính sách thu tiền, tồn kho và thanh toán công nợ của các doanh nghiêp. Thời gian luân chuyển tiền bình quân của các doanh nghiệp dệt may trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2018 thể hiện xu hướng gia tăng, đồng nhất với diễn biến xu hướng của thời gian thanh toán tiền bình quân, thời gian thu tiền bình quân và thời gian tồn kho bình quân. Tại năm 2011 thời gian luân chuyển tiền bình quân của các doanh nghiệp đạt 86.094 ngày, tăng 12.596 ngày so với năm 2010, đồng thời thời gian thu tiền bình quân, thời gian tồn kho bình quân và thời gian thanh toán bình quân cũng có sự gia tăng theo. Từ năm 2012 – 2017 chu kỳ luân chuyển tiền của các doanh nghiệp bắt đầu tăng dần qua các năm, và sang năm 2018 lại có sự giảm nhẹ.

Cũng giống như xu hướng đồng nhất giữa các chỉ tiêu quản trị vốn lưu động khác, thời gian luân chuyển tiền bình quân lại thể hiện xu hướng trái ngược với diễn biến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp, khi thời gian luân chuyển tiền bình quân của các doanh nghiệp tăng lên thì khả năng sinh lời thể hiện xu hướng giảm dần theo và ngược lại. Trong số các mẫu quan sát, có một số công ty có thời gian luân chuyển

- 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

tiền tương đối nhanh, thậm chí còn có thể chiếm dụng từ các nhà cung cấp, như Công ty cổ phần Sợi Thế Kỷ có thời gian thanh toán bình quân năm trong 02 năm liền 2010 và 2011 đều lớn hơn tổng thời gian công ty thu tiền và tồn kho, đồng thời chỉ tiêu sinh của công ty trong giai đoạn trên cũng khá tốt: năm 2010 ROA và ROE đạt 14.3% và 31.4%, năm 2011 ROA và ROE đạt 10.8% và 22.9%. Bên cạnh đó cũng có 02 doanh nghiệp có thời gian luân chuyển tiền lớn nhất, cụ thể là Công ty Cổ Phần Đầu tư Ghome và Công ty Cổ phần Mirae với thời gian luân chuyển tiền lần lượt là 438.322 ngày (năm 2017) và 362.227 ngày (năm 2018). Theo như số liệu khảo sát cụ thể, có thể thấy nguyên nhân dẫn đến chu kỳ tiền mặt của 02 doanh nghiệp trên khá lớn là do việc kéo dài trong thời gian tồn kho và thu hồi công nợ. Đồng thời việc kéo dài chu kỳ tiền mặt cũng tác động không tốt đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiêp, cụ thể: Công ty Cổ phần Đầu tư Ghome là công ty có suất sinh lời gần như thấp nhất trong số 30 công ty dệt may mà tác giả lấy dữ liệu trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2018, cụ thể trong năm 2017 ROA và ROE lần lượt đạt -0.121 và -0.355; Công ty Cổ Phần Mirae có ROA và ROE lần lượt đạt 0.004 và 0.006, cũng là công ty có kết quả kinh doanh thấp thứ 2 (đứng sau Công ty cổ phần Dệt may Nha Trang) trong năm 2018.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán tại việt nam (Trang 71 - 73)