Các biến đưa vào nghiên cứu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán tại việt nam (Trang 53 - 60)

Các biến được lựa chọn mô hình bám sát theo các nghiên cứu thực nghiệm trước đó, như:

Nghiên cứu của Dr. Barnali Chaklader, Dr. R. K. Sharma, Ms. Rabia Khatun & Ms. Pooja Goel (2013); A.K. Sharma & Satish Kumar (2011); Daniel Mogaka Makori & Ambrose Jagongo, PhD (2013) sử dụng biến phụ thuộc là ROA và biến độc lập là thời gian tồn kho, thời gian thu tiền bình quân, thời gian thanh toán bình quân và thời gian luân chuyển tiền mặt bình quân. Kèm theo các biến kiểm soát như Quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ thanh toán hiện hành, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu.

Nghiên cứu của Rahimah Mohamed Yunos, Farha Abdol Ghapar, Syahrul Ahmar Ahmad và Noraisah Sungip (2018) sử dụng biến phụ thuộc là Toibin Q và ROA, nghiên cứu Purity Njambi Mugo (2014) sử dụng biến ROE.

Nghiên cứu của Lưu Thị Hồng Thắm (2015), nghiên cứu của Vương Đức Hoàng Quân và Dương Kiều Diễm (2015), nghiên cứu của Tô Thị Thanh Trúc và Nguyễn Đình Thiên (2015), nghiên cứu của Dương Thị Hồng Vân (2018) sử dụng biến phụ thuộc ROA, ROE và các biến độc lập thời gian tồn kho, thời gian thu tiền bình quân, thời gian thanh toán bình quân và thời gian luân chuyển tiền mặt bình quân. Đồng thời các tác giả cũng đưa vào các biến kiểm soát có tác động đến biến phụ thuộc nhưng không thuộc đối tượng nghiên cứu chính.

Tác giả đề xuất đưa vào mô hình 02 biến phụ thuộc nhằm đo lường khả năng sinh lời của các doanh ngiệp là ROA và ROE. Lựa chọn 04 biến độc lập nghiên cứu là thời gian tồn kho, thời gian thu tiền bình quân, thời gian thanh toán bình quân và thời gian luân chuyển tiền mặt bình quân. Ngoài ra tác giả còn đưa vào 04 biến kiểm soát bao gồm: tốc động tăng trưởng doanh thu, tỷ lệ thanh toán hiện hành, tỷ số nợ, tỷ số tài sản cố định (các nhóm biến này được nghiên cứu ở nhiều bài viết trước đó như Abdul Raheman and Mohamed Nasr (2007); Sajid Gul, Muhammad Bilal Khan, Shafiq Ur Rehman, Muhammad Tauseef Khan, Madiha khan, Wajid Khan (2013); Purity Njambi Mugo (2014)). Mô tả và phương pháp đo lường các biến như sau:

Biến phụ thuộc

Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA): đây là chỉ số đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp, cụ thể là đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ số trên thể hiện, một đồng tài sản của doanh nghiệp có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Cách xác định:

ROA = 𝐿𝑁𝑆𝑇

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE): đo lường khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu bình quân của doanh nghiệp, cho thấy một đồng vốn chủ sở hữu bình quân tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Cách xác định:

ROE = 𝐿𝑁𝑆𝑇

𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

Biến độc lập

Thời gian thu tiền bình quân (AR): Chỉ số trên cho biết bình quân một doanh nghiệp mất bao nhiêu ngày để thu được tiền sau khi đã bán hàng. Chỉ tiêu trên thể hiện chính sách quản lý và bán hàng của doanh nghiệp, thời gian thu tiền càng kéo dài chứng tỏ doanh nghiệp đang nới lỏng chính

sách bán hàng, cụ thể là tăng thời gian trả chậm cho phía đối tác. Như vậy về lý thuyết, thời gian thu tiền bình quân càng dài sẽ nguồn vốn lưu động nằm trong các khoản phải thu càng lớn, như vậy sẽ làm giảm khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Dựa trên lý thuyết, tác giả kỳ vọng chỉ tiêu trên có mối quan hệ ngược chiều với khả năng sinh lời. Một số nghiên cứu thực nghiệm thể hiện kết quả tương đương: Daniel Mogaka Makori & Ambrose Jagongo, PhD (2013); Rahimah Mohamed Yunos, Farha Abdol Ghapar, Syahrul Ahmar Ahmad và Noraisah Sungip (2018); Tô Thị Thanh Trúc và Nguyễn Đình Thiên (2015); Vương Đức Hoàng Quân và Dương Diễm Kiều (20ngh.

Cách xác định:

AR = 𝐾ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 x 365

Thời gian tồn kho bình quân: thời gian tồn kho bình quân cho thấy thời gian cần thiết để doanh nghiệp đưa nguyên vật liệu vào sản xuất, cho đến khi bán/thanh lý được hết số hàng tồn kho. Chỉ tiêu này không chỉ đo lường khả năng tài chính mà còn thể hiện được hiệu quả hoạt động sản xuất của một doanh nghiệp. Thời gian tồn kho bình quân ở mỗi ngành sẽ có sự khác nhau, tuy nhiên thông thường chỉ tiêu này ở mức thấp cho thấy thời gian sản xuất của doanh nghiệp được rút ngắn, đồng nghĩa rằng hiệu quả sản xuất của công ty ở mức tốt. Do vậy chỉ tiêu này được tác giả kỳ vọng có tác động ngược chiều đối với khả năng sinh lời của doanh nghiệp, một số nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra kết quả tương tự như: Dr. Barnali Chaklader, Dr. R. K. Sharma, Ms. Rabia Khatun & Ms. Pooja Goel (2013); Abdul Raheman and Mohamed Nasr (2007); Đinh Thị Hồng Thắm (2015); Rahimah Mohamed Yunos, Farha Abdol Ghapar, Syahrul Ahmar Ahmad và Noraisah Sungip (2018k.

INV= 𝐻à𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

𝐺𝑖á 𝑣ố𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑏á𝑛 x 365

Thời gian thanh toán bình quân (AP): Thời gian thanh toán bình quân là chỉ tiêu thể hiện thời gian khách hàng được các nhà cung cấp kéo dài công nợ là bao lâu. Cụ thể là thời gian trung bình kể từ khi mua hàng tồn kho đến khi thanh toán tiền cho nhà cung cấp, như vậy nếu thời gian thanh toán bình quân kéo dài thì doanh nghiệp càng chiếm dụng được vốn từ phía nhà cung cấp. Điều này tác động làm giảm nguồn vốn lưu động doanh nghiệp tài trợ vào tài sản ngắn hạn, từ đó gia tăng khả năng sinh lời. Do đó tác giả kỳ vọng có mối tương quan cùng chiều giữa biến AP và các biến đại diện chỉ tiêu sinh lời. Các nghiên cứu trước cho cùng kết quả: Đinh Thị Hồng Thắm (2015); Dương Thị Hồng Vân và Trần Phương Nga (2018); Daniel Mogaka Makori & Ambrose Jagongo, PhD (2013); Dr. Barnali Chaklader, Dr. R. K. Sharma, Ms. Rabia Khatun & Ms. Pooja Goel (2013).

Cách xác định:

AP = 𝐾ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

𝐺𝑖á 𝑣ố𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑏á𝑛 x 365

Thời gian luân chuyển tiền bình quân (CCC): Đây là khoảng thời gian tính từ lúc doanh nghiệp thanh toán tiền hàng cho phía nhà cung cấp, đến lúc thu được tiền hàng từ phía nhà tiêu thụ. Thời gian luân chuyển tiền bình quân càng lớn thì lượng mặt của doanh nghiệp cho hoạt động sản xuất kinh doanh càng khan hiếm, do đó làm giảm khả năng sinh lời. Tác giả kỳ vọng sẽ có mối quan hệ ngược chiều giữa chỉ tiêu CCC và các chỉ tiêu sinh lời bên trên, một số nghiên cứu thực nghiệm trước đó cũng chỉ ra kết quả tương tự theo kỳ vọng của tác giả: Tô Thị Thanh Trúc và Nguyễn Đình Thiên (2015); Daniel Mogaka Makori & Ambrose Jagongo, PhD (2013); Kasim Hamza, Zubieru Mutala và Stephen Kwadwo Antwi (2015); Đinh Thị Hồng Thắm (2015)…..

Cách xác định:

CCC = AR + INV – AP

Biến kiểm soát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu: Phản ánh tốc độ tăng trưởng doanh thu năm sau so với năm trước, về lý thuyết thì tỷ lệ tăng trưởng doanh thu cùng chiều với chỉ tiêu khả năng sinh lời. Một số nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra kết quả tương ứng với kỳ vọng của tác giả như: Sajid Gul, Muhammad Bilal Khan, Shafiq Ur Rehman, Muhammad Tauseef Khan, Madiha khan, Wajid Khan (2013); Đinh Thị Hồng Thắm (2015); Daniel Mogaka Makori & Ambrose Jagongo, PhD (2013).

Cách xác định:

SG = (DTt – DTt-1)/DTt-1

Tỷ số nợ (DR): Tỷ số nợ cho biết mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp, được đo lường bằng tổng nợ/tổng tài sản. Thực tế các chủ nợ thường mong muốn các doanh nghiệp sử dụng nợ vay thấp, để đảm bảo khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp, thì lại mong muốn sử dụng tỷ lệ nợ cao, nhằm tận dụng lợi thế của đòn bẩy tài chính để gia tăng khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Nhưng thực tế, việc sử dụng nợ vay cần được cân nhắc kĩ lưỡng giữa việc gia tăng lợi nhuận mang lại và chi phí vốn phát sinh, nếu chi phí vốn phát sinh thấp hơn tỷ lệ gia tăng lợi nhuận thì doanh nghiệp đã tận dụng tốt nguồn vốn vay, nếu ngược lại thì việc sử dụng nợ vay là không hiệu quả. Vì vậy, chỉ số này có mối quan hệ cùng chiều hoặc ngược chiều với khả năng sinh lời, một số nghiên cứu trước đây cho thấy chỉ số này có mối quan hệ ngược chiều như: Daniel Mogaka Makori & Ambrose Jagongo, PhD (2013); Abdul Raheman and Mohamed Nasr (2007); Lưu Thị Bích Trang (2015); Dương Thị Hồng Vân và Trần Phương Nga (20120. Tác giả kỳ vọng chỉ số này có mối quan hệ ngược chiều giống các nghiên cứu thực nghiệm trước đây.

Cách xác định:

DR = Tổng nợ/Tổng tài sản

Tỷ lệ tài sản cố định (FATA): Chỉ số này thể hiện tài sản cố định chiếm bao nhiêu phần trăm tổng tài sản, đo lường việc đánh giá tác động của việc đầu tư tiền vào tài sản cố định. Một số nghiên cứu đã sử dụng tỷ lệ tài sản cố định để đưa vào thực nghiệm như: Lưu Thị Bích Trang (2015); Dương Thị Hồng Vân và Trần Phương Nga (2018)…. Tác giả kỳ vọng tỷ lệ tài sản cố định có mối quan hệ ngược chiều với khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

Cách xác định:

FATA = Tổng tài sản cố định/Tổng tài sản

Tỷ lệ thanh toán hiện hành (CR): đây là chỉ tiêu cơ bản trong việc sử dụng đo lường khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Tỷ lệ này cho thấy khả năng một doanh nghiệp có thể dùng tài sản ngắn hạn của mình như: tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, các khoản phải thu …để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình. Vì vậy, để đảm bảo khả năng thanh toán ngắn hạn, tỷ lệ thanh toán hiện hành phải lớn hơn 1. Tuy nhiên việc duy trì tỷ lệ thanh toán hiện hành khá cao, cũng không phải là một tín hiệu tốt bởi vì có thể doanh nghiệp chưa sử dụng tài sản lưu động hiệu quả. Theo các nghiên cứu trước đây, thì tỷ số nàycó mối quan hệ ngược chiều với khả năng sinh lời, do đó tác giả kỳ vọng dấu cho mối quan hệ này là âm: Daniel Mogaka Makori & Ambrose Jagongo, PhD (2013); Abdul Raheman and Mohamed Nasr (2007); Lưu Thị Bích Trang (2015); Dương Thị Hồng Vân và Trần Phương Nga (2018).

Cách xác định:

Bảng 3. 1: Tổng hợp dấu kỳ vọng của nghiên cứu STT Tên biến hiệu Công thức Kỳ vọng dấu Nhóm biến phụ thuộc

1 Tỷ suất sinh lời trên Tổng tài sản ROA ROA = LNST/ Tổng Tài sản bình quân

2 Tỷ suất sinh lời trên Vốn chủ sở hữu

ROE ROE = LNST/Vốn chủ sở hữu bình quân

Nhóm biến độc lập

1 Thời gian thu tiền bình quân AR 𝐾ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 x 365 -

2 Thời gian tồn kho bình quân INV 𝐻à𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

𝐺𝑖á 𝑣ố𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑏á𝑛 x 365 -

3 Thời gian thanh toán bình quân AP 𝐾ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

𝐺𝑖á 𝑣ố𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑏á𝑛 x 365 +

4 Thời gian luân chuyển tiền bình

quân CCC AR + INV – AP -

Nhóm biến kiểm soát

1 Tỷ lệ thanh toán hiện hành CR Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn - 2 Tỷ lệ nợ DR Tổng nợ/Tổng tài sản - 3 Tỷ lệ tài sản cố định FATA Tổng tài sản cố định/Tổng tài

sản -

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán tại việt nam (Trang 53 - 60)