Hệ số tương quan cho thấy mối quan hệ tương quan giữa các biến, tác giả sử dụng hệ số tương quan Pearson để đo lường mức độ tương quan giữa các biến đưa vào mô hình.
Bảng 4. 3: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến
ROA ROE INV AR AP CCC SG DR FATA CR
ROA 1.000 ROE 0.757 1.000 0.000 INV (0.262) (0.370) 1.000 0.000 0.000 AR (0.340) (0.358) 0.440 1.000 0.000 0.000 0.000 AP (0.173) (0.112) 0.260 0.290 1.000
0.009 0.094 0.000 0.000 CCC (0.311) (0.418) 0.885 0.733 0.053 1.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.428 SG 0.147 0.152 (0.061) (0.107) 0.192 (0.152) 1.000 0.028 0.022 0.363 0.109 0.004 0.023 DR (0.220) 0.221 (0.349) (0.121) 0.048 (0.332) (0.041) 1.000 0.001 0.001 0.000 0.071 0.478 0.000 0.543 FATA (0.124) (0.165) 0.035 (0.183) (0.160) (0.018) 0.027 (0.068) 1.000 0.064 0.014 0.597 0.006 0.017 0.793 0.687 0.308 CR 0.029 (0.203) 0.423 0.134 (0.021) 0.386 0.009 (0.636) (0.098) 1.000 0.668 0.002 0.000 0.044 0.751 0.000 0.892 0.000 0.145
(Nguồn: Tính toán của tác giả, kết quả được kết xuất từ Stata 14.2)
Qua bảng thống kê trên cho thấy chỉ tiêu khả năng sinh lời ROA và ROE có mối quan hệ nghịch biến khá chặt chẽ đối với các biến độc. Điều này phù hợp với các xu hướng diễn biến giữa các biến độc lập và phụ thuộc được thể hiện tại phần trên, khả năng sinh lời có xu hướng sụt giảm khi các chỉ tiêu về số ngày kho, phải thu, phải trả và luân chuyển tiền bình quân tăng. Hàng tồn kho đầu tư càng ít, và thời gian kéo dài công nợ cho khách hàng càng ngắn thì các chỉ tiêu sinh lời càng tăng. Bên cạnh đó nếu rút ngắn thời gian thanh toán công nợ cho người bán, cũng làm tăng khả năng sinh lời. Hệ số tương quan âm giữa CCC và các chỉ tiêu sinh lời ROA và ROE cho thấy nếu rút ngắn thời gian luân chuyển tiền sẽ làm gia tăng khả năng sinh lời, từ đây có thể thấy chính sách quản lý vốn lưu động có tác động tích cực đến khả năng sinh lời. Tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản cũng được ghi nhận có mối quan hệ ngược chiều với các chỉ tiêu sinh lời, điều này có nghĩa khi doanh nghiệp gia tăng đầu tư tài sản cố định sẽ làm giảm thiểu khả năng sinh lời. Bên cạnh đó các biến về chỉ tiêu sinh lời cũng có quan hệ chặt chẽ với các biến CR, SG và FATA.
Về mối tương quan giữa các biến độc lập, có thể các biến độc lập có mối tương quan dương khá lớn với với nhau. Cụ thể hệ số số tương quan tương ứng giữa biến AR và AP là 0.29 tại mức ý nghĩa 1%, đồng nghĩa với việc gia tăng về số ngày phải
thu sẽ làm gia tăng số ngày phải trả đối, điều này khá hợp lý khi doanh nghiệp kéo dài thời gian công nợ cho khách hàng thì cần phải tăng chiếm dụng vốn để bù đắp nguồn vốn thiếu hụt của mình. Bên cạnh đó biến AR cũng có mối tương quan khá lớn với CCC, cho thấy sự gia tăng về số ngày phải thu cũng tác động làm kéo dài thời gian luân chuyển tiền, hệ số tương quan giữa hai biến đạt 0.733. Biến INV cũng có mối tương quan dương với biến AR, AP với hệ số tương quan lần lượt 0.44, 0.26 tại các ý nghĩa 1%. Thể hiện việc gia tăng đầu tư hàng tồn kho sẽ làm gia tăng số ngày phải thu và phải trả của doanh nghiệp.
Biến CCC có mối tương quan lớn với các biến INV, AR và AP, đặc biệt là tương quan dương với INV đạt 0.885 với mức ý nghĩa 1%. Điều này cho thấy việc tách ra làm 04 mô hình nghiên cứu là phù hợp.
Nhìn chung các biến độc lập và biến kiểm soát được đưa vào mô hình có mối tương quan không quá lớn, ngoại trừ trường hợp của biến CCC, nhưng đã được tác giả tách riêng ra trong mỗi mô hình đo lường. Do vậy có thể thấy mô hình không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng, tuy nhiên để đảm bảo tính chính xác vấn đề này sẽ được kiểm định tại phần tiếp theo ở tại tất cả các mô hình.