Những giải pháp bổ trợ

Một phần của tài liệu NHỮNG vấn đề PHÁP lí về MUA bán và sáp NHẬP DOANH NGHIỆP (ma) tại NHẬT bản và một số bài học KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 85 - 92)

- Xử lí quan hệ lao động của DN bị mua lại, sáp nhập

3.3.2.Những giải pháp bổ trợ

3.3.2. 1. Các doanh nghiệp cần coi M&A như công cụ chiến lược kinh doanh đúng đắn, giúp cho họ có thể bảo vệ, mở rộng thị phần, nâng cao khai thác thị trường

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, các DN Việt Nam cần có những nhìn nhận đúng đắn về vị thế cũng như khả năng của mình trên thương trường. Một khi các sản phẩm của công ty không còn mang lại nhiều lợi nhuận như trước nữa, thì các DN cần phải nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm hay mở rộng lĩnh vực sản xuất, cung ứng nhiều dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Để làm được điều này các DN cần những khoản đầu tư lớn cho công nghệ, cho việc nâng cao trình độ quản lý. Đặc biệt là trong điều kiện phần lớn các DN Việt Nam hiện nay có trình độ và nguồn vốn còn rất hạn chế. Chính điều này làm hạn chế khả năng tiếp cận với những công nghệ hiện đại có tính năng vượt trội đem lại năng suất và chất lượng cao, khả năng mở rộng thị trường là vô cùng khó. Do vậy, bên cạnh những hỗ trọ tích cực từ phía các cơ quan ban ngành, bản thân các DN cần phải chủ động tìm hướng đi cho mình. Hoạt động M&A trở thành công cụ hữu ích giúp các DN tìm được đối tác trong và ngoài nước có khả năng hỗ trợ về vốn, công nghệ, mở rộng thị trường… cần được coi là một trong những chiến lược kinh doanh quan trọng của các DN Việt Nam.

3.3.2. 2. Xây dựng nguồn nhân lực cho hoạt động M&A

Nhân lực bao giờ cũng là yếu tố mấu chốt quyết định mọi hoạt động của DN và của thị trường trong đó có hoạt động M&A. Hoạt động M&A là hoạt động cần có sự tham gia của nhiều chuyên gia có kinh nghiệm chuyên sâu trong các lĩnh vực khác nhau. Họ có thể là các chuyên gia trong các lĩnh vực như pháp luật, tài chính, thương hiệu… cùng tham gia vào các hiệp hội, DN môi giới tư vấn M&A. Các chuyên gia này làm cầu nối cho nhu cầu M&A của các bên gặp nhau, do đó họ phải chuyên nghiệp với việc cung ứng các dịch vụ và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động môi giới, tư vấn cho bất kỳ một thương vụ M&A trên thị trường. Hoạt động của họ được mua bảo hiểm phòng ngừa các trường hợp rủi ro xảy ra do tư vấn của họ. Do đó, cần có những chương trình, kế hoạch đào tạo để có được đội ngũ chuyên gia tư vấn, môi giới chuyên nghiệp cho cả bên mua lẫn bên bán đồng thời là người cung cấp thông tin tốt nhất về thị trường. Có như vậy, thị trường M&A ở Việt Nam mới hoạt động tốt và đi vào chuyên nghiệp, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các bên trong giao dịch M&A.

Bên cạnh việc xây dựng đội ngũ chuyên gia về M&A, các công ty hoạt động trong lĩnh vực này không chỉ dừng lại ở việc giới thiệu các DN chào mua, các DN chào bán như vẫn làm hiện nay trên các trang web của mình. Họ phải chủ động đến với các DN, đặc biệt là các DN nước ngoài, tìm hiểu các nhu cầu M&A và đáp ứng nhu cầu đó thông qua việc giới thiệu, tư vấn M&A với một DN khác. Thông qua cách này, các công ty mới có thể tiếp cận và thực hiện được các thương vụ M&A có giá trị hàng triệu USD. Đặc biệt, các tổ chức tài chính ngân hàng, chứng khoán là nơi tập trung nhiều lợi thế về tiếp cận các đối tác cả bên mua lẫn bên bán, cả các DN trong nước lẫn DN nước ngoài, lợi thế về uy tín kinh nghiệm tài chính sẽ trở thành cầu nối đáng tin cậy nhất cho các bên.

3.3.2. 3. Thực hiện đồng bộ các bước trong xây dựng mô hình M&A nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động M&A

Hoạt động M&A chỉ có thể mang lại hiệu quả nếu được thực hiện dựa trên những kế hoạch cụ thể và có trình tự rõ ràng. Xét tình hình hiện tại của Việt Nam, hình thức M&A phổ biến vẫn là lựa chọn đối tác chiến lược, bán cổ phần cho các đối tác trong và ngoài nước. Tuy nhiên, trong tương lai, khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường thì mức độ cạnh tranh sẽ gay gắt hơn nữa. Và khi đó, các DN sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn và sự cạnh tranh lớn hơn. Vậy để thực hiện hiệu quả họat động M&A, các DN Việt Nam cần phải làm gì? Họ có nên thụ động chờ đối tác đến, đề nghị bắt tay với mình hay chủ động tìm kiếm, lựa chọn đối tác thích hợp? Việc quảng bá cho hình ảnh của mình là vô cùng cần thiết với các DN. Bên cạnh đó, không ngững hoàn thiện bộ máy hoạt động của mình. Và để thực hiện những thương vụ M&A thành công, mang lại vị thế mới cho mình, các DN Việt Nam cần thực hiện tốt những bước cơ bản sau:

Thứ nhất, trong giai đoạn lập kế hoạch, các DN cần phải làm rõ các vấn đề cơ bản sau:

Chiến lược M&A này có đúng đắn không? M&A là một công cụ có tính chất chiến lược. Điều đó có nghĩa là, trước khi tiến hành M&A, các DN cần phải có một chiến lược rõ ràng hoạt động này sẽ tăng thêm giá trị của mình.

Loại bỏ các thương vụ có tính chất cơ hội. Một DN cần phải xác định một cách hợp lý rằng việc sáp nhập mua lại là con đường thực tế và có lý dẫn đến tăng trưởng chứ không phải chỉ đơn thuần là một cơ hội đang có sẵn. Trừ phi có nguồn thông tin nội bộ hoàn toàn, các DN thường phải trả thêm ít nhất 30% so với giá trị thực của DN mục tiêu. Do vậy để thực hiện thành công thương vụ này, các DN hậu M&A lại cần phải có khả năng bù thêm ít nhất là tương đương với con số này. Chính vì vậy, thương vụ M&A cần phải được tiến hành dựa trên những chiến lược chi tiết rõ ràng, chứ không chỉ vì một cơ hội bất chợt xuất hiện.

Hầu hết các thương vụ M&A tiến hành một cách ồ ạt hàng loạt đều có xu hướng thất bại.

Thứ hai, luôn định hướng phát triển trong sự hoà hợp. Dù là hợp tác dưới hình thức đối tác chiến lược hay sáp nhập toàn bộ, thì các DN cần lấy định hướng phát triển trong sự hoà hợp làm phương châm hoạt động của mình. Điều này thể hiện ở những điểm cụ thể sau:

Phải đảm bảo rằng những thay đổi là thích hợp. Khi xét về sự cần thiết phải có sự rạch ròi và rõ ràng trong cơ chế lãnh đạo và liên lạc cũng như để có hành động nhanh chóng và hiệu quả, sẽ có một câu hỏi được đặt ra liệu những thay đổi theo kế hoạch có thực sự đẩy mạnh công việc kinh doanh hay không. Cách tiếp cận về “ một quy mô thích hợp cho tất cả” hoặc “không còn cách nào khác” đối với một thương vụ M&A có thể sẽ là một sự thất bại cho thương vụ đó.

Không bỏ qua những sự khác biệt văn hoá DN. Để hợp nhất hiệu quả mọi người cần phải làm việc cùng nhau. Khi xảy ra xung đột văn hoá thì DN hậu M&A sẽ gặp nhiều rắc rối. Các vấn đề thuộc phần “cứng” của một bản hợp đồng M&A là bảng tổng kết tài sản, bảng cân đối thu chi... có thể được giải quyết nhờ luật sư, nhờ bộ phận kế toán. Tuy nhiên, các vấn đề “mềm” như văn hoá DN phải được các DN xem xét kỹ lưỡng và có sự điều điều chỉnh cho phù hợp. Có như vậy, mới tạo ra cơ hội lớn cho sự thành công của DN hậu M&A và từ đó tạo nên sự thành công cho cả thương vụ đó.

Khách hàng là trọng tâm của thương vụ M&A. Khách hàng là một trong những giá trị quan trọng mà DN tiến hành thu được từ thương vụ M&A. Chính vì vậy, DN thực hiện M&A cần đặt khách hàng là trọng tâm của thương vụ M&A. Nên kế hoạch M&A cần phải hướng đến khách hàng một cách thật cụ thể. Điều này có nghĩa là cần phải quan tâm xem xét sẽ phải phục vụ họ như thế nào và ai sẽ là cầu nối thông tin liên lạc với họ. Dù vẫn được hưởng chế độ phục vụ

như cũ, có khi còn tốt hơn, nhưng khách hàng bao giờ cũng đặt câu hỏi về việc họ sẽ hưởng lợi gì trong sự thay đổi chủ sở hữu này.

Tóm lại, hoạt động M&A ở Việt Nam ngày một trở nên phổ biến hơn. Số lượng các thương vụ M&A ngày một tăng và giá trị mỗi thương vụ cũng lớn hơn. Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, ổn định về chính trị, hội nhập ngày càng sâu vào hoạt động của thế giới, nhiều ưu đãi về chính sách cho các nhà đầu tư, đặc biệt các nhà đầu tư nước ngoài sẽ là những điều kiện thuận lợi cho hoạt động M&A ở Việt Nam phát triển. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là họat động M&A ở Việt Nam không có hạn chế. Sự không thống nhất trong các quy định của pháp luật, kiến thức về M&A của các nhà quản trị DN còn thiếu, số lượng các thương vụ M&A tăng lên nhanh chóng nhưng hình thức chưa đa dạng – chưa có thương vụ hợp nhất nào. Do vậy, các biện pháp để hoàn thiện và nâng cao hơn nữa môi trường cho hoạt động này phát triển là vô cùng quan trọng, cần được thực hiện sớm.

KẾT LUẬN

M&A là một hoạt động đầu tư kinh doanh đặc thù vì đối tượng ở đây không phải là hàng hóa hay dịch vụ mà là DN. Nên giữa chủ thể và đối tượng của hoạt động không có gì khác nhau về loại hình, đặc điểm và cấu trúc quản lý. Mục đích cuối cùng mà các DN thực hiện hoạt động M&A đó là lợi ích (lợi nhuận, hiệu quả kinh tế theo quy mô, mở rộng thị trường…). Nhìn từ khía cạnh QTDN, hoạt động M&A là một biện pháp vừa mang tính chất lâu dài vừa giải quyết được nhiều vấn đề khó khăn trước mắt cho DN. M&A giúp các nhà quản trị giải quyết được các bài toán về vốn, thị trường, nhân sự, cơ sở hạ tầng, khách hàng. Với các DN đang khó khăn, M&A là một cứu cánh giúp vượt qua khó khăn.

Ở phạm vi quốc gia, M&A không trực tiếp tác động làm tăng hay giảm GDP. Hoạt động M&A chỉ có thể tác động đến nền kinh tế một cách gián tiếp thông qua tác động vào hiệu quả sản xuất kinh doanh do những thay đổi trong quy mô và cấu trúc quản lý mang lại. Bên cạnh đó, với những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, M&A còn là kênh thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua việc các nhà đầu tư nước ngoài M&A với một DN trong nước. Ở Việt Nam, hoạt động M&A cũng đã bắt đầu sôi động. Chính phủ cũng đã xây dựng được một hệ thống pháp lý về M&A tương đối đầy đủ, cũng như tạo được một môi trường hấp dẫn thu hút đầu tư. Tuy nhiên, để hoạt động này phát triển, Chính phủ cần hoàn thiện hệ thống pháp lý về M&A. Ngoài ra, nhiều vấn đề khác như thông tin và tính minh bạch trong kinh doanh, nhân sự cho M&A, tính cạnh trang trên thị trường, kiến thức về M&A…là những vấn đề cần được khắc phục.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tài liệu giáo khoa:

1. Chủ biên Ts. Mai Văn Bưu, Ts. Phan Kim Chiến (2004), Giáo trình

Lý thuyết quản trị kinh doanh, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, tr

5-6, Hà Nội

2. Dương Hữu Hạnh, Nhà sách Lộc, Giáo trình quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê, tr 13; 158-159

3. Chủ biên PGS.Ts. Lê Văn Tâm, Ts. Ngô Kim Thanh, Giáo trình

quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản lao động – xã hội, tr 8-9; 27-

31, 295

4. Chủ biên TS. Nghiêm Xuân Đạt, GS.TS Tô Xuân Dân, TS Vũ Trọng Lâm, Phát triển và quản lý các DN ngoài quốc doanh, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2002, tr. 5; 6

5. Luật doanh nghiệp năm 2005, Nhà xuất bản thống kê, tr 6; 171-174 6. Luật đầu tư, Nhà xuất bản chính trị quốc gia (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7. Luật cạnh tranh, Nhà xuất bản chính trị quốc gia 8. Luật chứng khoán, Nhà xuất bản thống kê

B. Trang điện tử 1. http://saga.vn/view.aspx?id=4935 2. http://www.investopedia.com/terms/e/enterprisevaluesales.asp 3. http://www.kpmg.ca/en/news/pr20051212.html 4. http://www.metrics2.com/blog/2006/12/21/global_ma_at_all_tim e_high_in_2006_37_trillion.htm 5. http://en.wikipedia.org/wiki/Hart-Scott- Rodino_Antitrust_Improvements_Act 6. www.mof.gov.vn

7. http://en.wikipedia.org/wiki/Northern_Securities_Co._v._United _States 8. http://supreme.justia.com/us/415/486 9. http://cte.rockhurst.edu/FileUploads/indthatcher.doc 10. http://en.wikipedia.org/wiki/Standard_Oil_Co._of_New_Jersey_ v._United_States 11. http://www.pwc.com 12. http://my.opera.com/Pham%20Hung/blog/m-2 13. http://www.fpts.com.vn/VN/M-A/Kien- thuc/2007/08/3B9AFC9A/(FPTS 14. http://www.asa.com.vn/index.php? Itemid=77&id=376&option=com_content&task=view 15. http://www.att.com/gen/pressroom? pid=4800&cdvn=news&newsarticleid=21810

Một phần của tài liệu NHỮNG vấn đề PHÁP lí về MUA bán và sáp NHẬP DOANH NGHIỆP (ma) tại NHẬT bản và một số bài học KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 85 - 92)