Giao dịch thu mua mang tính thù địch

Một phần của tài liệu NHỮNG vấn đề PHÁP lí về MUA bán và sáp NHẬP DOANH NGHIỆP (ma) tại NHẬT bản và một số bài học KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 48 - 52)

- Xử lí quan hệ lao động của DN bị mua lại, sáp nhập

2.2.3.1.Giao dịch thu mua mang tính thù địch

Giao dịch thù địch ( hostile takeover ( có nghĩa là nó được gọi cho những giao dịch thu mua không mang tính hữu hảo đối với doanh nghiệp và lúc đó là công ty đối tượng. Thông thường nó được gọi cho những giao dịch thu mua mà không nhận được sự chấp thuận đồng ý của hội đồng quản trị công ty đối tượng. Trong trường hợp ban lãnh đạo công ty không đồng ý với đề xuất thu mua thì có thể sẽ tiến hành đưa vào những biện pháp và đối sách chống lại việc thu mua thâu tóm công ty, ban lãnh đạo tiến hành các hoạt động vận động cổ đông không đồng ý với đề xuất thu mua công ty và cuộc cạnh tranh sẽ diễn ra khốc liệt giữa bên đề xuất thu mua và ban lãnh đạo công ty trung tâm là việc từ chối thu mua công ty.

Về mặt biểu hiện thì nghĩa của từ này không được hay cho lắm thế nhưng “tính thù địch” trong từ “ Giao dịch thu mua mang tính thù địch” thì chỉ có ý nghĩa tính thù địch giữa ban lãnh đạo công ty hiện tại và bên đề xuất mua lại công ty mà thôi, còn nội dung của bản đề xuất thu mua thì mang tính trung lập, với những người là cổ đông công ty, nhà đầu tư, nhân viên công ty và xã hội nói chung thì không phải mang nghĩa là giao dịch thu mua công ty mang tính thù địch, có hại.

-Những thí dụ thực tế về giao dịch mang tính thù địch tại Nhật Bản

Dưới đây là những thí dụ thực tế về hoạt động thu mua công ty mang tính thù địch từ trước đến nay.

Hãng đường sắt ODAKYU DENTETSU, đường sắt TOKYO KYUKOU DENTETSU và Hãng đường sắt SUMO TETSUDO (Khoảng năm 1960)

Nhằm mục đích thâu tóm khu đất ở cửa phía tây ga YOKOHAMA mà hãng đường sắt SUMO TETSUDO đang sở hữu, tập đoàn TOKYU GROUP đã thông qua công ty ODAKYU nằm dưới sự ảnh hưởng của mình để thu mua cổ phiếu. Giám đốc khi đó của Ngân hàng MITSUI là người xuất thân từ vùng YOKOHAMA đã đầu tư vốn cho SUMO TETSUDO, kết thúc là vụ thu mua thâu tóm do ODAKYU tiến hành đã thất bại, thế nhưng sau đó thì ODAKYU trở thành cổ đông lớn nhất của SUMO TETSUDO.

• Công ty MINEBEA và Công ty SANKYO SEIKI( năm 1984~năm 1988) Công ty MINEBEA là hãng sản xuất vòng bi do TAKAHASHI TAKAMI lãnh đạo đã thu mua cổ phiếu của Công ty SANKYO SEIKI là hãng sản xuất máy móc kỹ thuật công nghệ cao, thế nhưng do công tác ổn định cổ đông của Công ty SANKYO tốt cho nên việc thu mua công ty đã không thành công. • MURAKAMI FUND và SHOEI(năm 2000)

Việc thu mu thất bại. SHOEI sau đó đã thực hiện hiệu quả đề án mà MURAKAMI FUND đã đề xuất.

• Công ty Steel Partners và Công ty hóa chất công nghiệp YUSHIRO (2003) Việc thu mua bất thành. Phân chia số tiền dư thừa như là cổ tức cho cổ đông do vậy đã kéo giá cổ phiếu tăng lên, nhờ đó mà phòng chống được việc thâu tóm công ty(TOB).

• Công ty Steel Partners và Công ty SOTOH CO., LTD(2003)

Việc thu mua bất thành. Phân chia số tiền dư thừa như là cổ tức cho cổ đông do vậy đã kéo giá cổ phiếu tăng lên, nhờ đó mà phòng chống được việc thâu tóm công ty(TOB).

• Công ty Yumeshin Holdings Co., Ltd và Công ty NIHON GIJYUTSU KAIHATSU(2005)

Việc thu mua bất thành. Công việc đàm phán hoàn toàn thất bại. Quan điểm kinh doanh ngoài thông lệ của phía YUMESHIN có vấn đề, thế nhưng đó là đề án thu mua đối với công ty đã áp dụng đối sách phòng chống thu mua do vậy nó đã thu hút sự quan tâm của công chúng.

• Công ty Livedoor Co.,Ltd và Đài truyền hình NIPPON(2005)

Ngày 18 tháng 4 năm 2005, Công ty Livedoor và Đài truyền hình Fuji hòa giải với nhau. Hai bên cam kết cùng hợp tác kinh doanh. Số cổ phiếu Đài truyền hình NIPPON HOUSOU do công ty Livedoor nắm giữ được chuyển nhượng toàn bộ cho Đài truyền hình Fuji. Đài truyền hình Fuji công bố sẽ đầu tư vào công ty Livedoor.

・Công ty RAKUTEN và Đài phát thanh truyền hình TOKYO ( Hiện tại là TOKYO HOUSOU HOLDING)(2005).

・ Quỹ MURAKAMI và Hãng đường sắt HANSHIN DENKI TETSUDOU Sau khi đặt mục tiêu thu mua, đã công bố phát biểu sẽ thống nhất kinh doanh với HANKYU HOLDING dẫn tới việc tái cấu trúc lại toàn bộ ngành đường sắt.

・ Công ty Don Quijote Co., Ltd và Công ty Origin Toshu Co., Ltd(2006) Việc thu mua bất thành. Đó là một đề án thu mua nhằm mục đích mở rộng kinh doanh. Việc liên kết 3 công ty bao gồm cả Công ty ION đã chìm xuống không được tiến hành thực hiện nữa.

・ Công ty sản xuất giấy OJI(Oji Paper Company, Limited) và Công ty giấy HOKUETSU (Hokuetsu Kishu Paper Co., Ltd)

Vào tháng 5 năm 2006, khi đề cập việc thu mua với HOKUETSU dưới giá thị trường thì đã bị phía HOKUETSU từ chối. Sau đó HOKUETSU đã công bố tăng vốn cho bên thứ ba đó là Công ty MITSUBISHI SHOUJI. Tháng 8 năm 2006, Công ty sản xuất giấy OJI đã công bố tiến hành chào bán công khai cổ phiếu ra công chúng (TOB) với giá cả mà khi đã lưỡng lự có thực hiện việc tăng vốn cho bên thứ ba hay không. Công ty chứng khoán NOMURA là công ty quản lý tài chính cho hai công ty đã trở thành nhà tư vấn cho Công ty OJI và việc này cũng gây được sự chú ý của dư luận. Đây là một đề án được đánh giá là có lợi cho các cổ đông hiện hữu khi chào bán với giá tăng cao hơn 30% so với giá thị trường lúc công bố đề án này, thế nhưng Ban lãnh đạo HĐQT của Công ty HOKUETSU vẫn không đồng ý. Ngoài Công ty MITSUBISHI SHOUJI tham gia là cổ đông chiến lược còn có cả Công ty NIHON SEISHI cũng đã tham gia, nhưng cuối cùng thì việc chào bán cổ phiếu của Công ty OJI đã thất bại.

・ Công ty Steel Partners và Công ty thực phẩm MYOJO SHOKUHIN(2006)

Công ty Steel Partners vào ngày 27 tháng 10 đã bắt đầu tiến hành thu mua công khai cổ phiếu của Công ty thực phẩm MYOJO SHOKUHIN, thế nhưng sau đó do Công ty thực phẩm NISSIN (Nissin Food Products Co., Ltd) cũng đã tiến hành giao dịch thu mua mang tính hữu hảo(TOB) với MYOJO SHOKUHIN cho nên việc thu mua(TOB) của Công ty Steel Partners đã kết

thúc thất bại. Sau đó Công ty Steel Partners đã trả đũa thu mua lại Công ty thực phẩm NISSIN.

・ Công ty Steel Partners và Công ty SAPPORO(Sapporo Holdings Ltd.)

(2007)

・ Công ty KEN INTERPRICE và Công ty SOLID GROUP HOLDINGS(2007)

Là công ty tương đối lớn trong thị trường trong nước Nhật lần đầu tiên thực hiện thành công thương vụ thu mua công ty mang tính thù địch(TOB).

・ Công ty M&FC của Hàn Quốc và Công ty NIHON SEIMITSU(Nihon Seimitsu Co., Ltd.)(2007)

Đây là thương vụ thu mua thù địch đầu tiên do một Công ty của Hàn Quốc tiến hành đối với doanh nghiệp Nhật Bản.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu NHỮNG vấn đề PHÁP lí về MUA bán và sáp NHẬP DOANH NGHIỆP (ma) tại NHẬT bản và một số bài học KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 48 - 52)