1 Những biện pháp chống lại sự thu mua( Biện pháp phòng vệ khi bị thu

Một phần của tài liệu NHỮNG vấn đề PHÁP lí về MUA bán và sáp NHẬP DOANH NGHIỆP (ma) tại NHẬT bản và một số bài học KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 54 - 60)

- Xử lí quan hệ lao động của DN bị mua lại, sáp nhập

2.2.3.2.1 Những biện pháp chống lại sự thu mua( Biện pháp phòng vệ khi bị thu

Dưới đây là những biện pháp phòng vệ và dự phòng nổi tiếng. Do là có rất nhiều rủi ro, thiệt hại khi thực hiện những biện pháp này như là chi phí khi áp dụng các phương pháp này, rủi ro về mặt Luật Công Ty(Như là bị tòa án áp dụng biện pháp ngăn chặn hay là trách nhiệm bồi thường rủi ro của lãnh đạo công ty), rủi ro về mặt luật thuế...cho nên đối với đặc thù của từng công ty sẽ có cách áp dụng riêng biệt. Ngoài những biện pháp dưới đây thì còn những cách làm khác như là: định giá rất cao khoản cổ tức của cổ phiếu, kêu gọi cổ đông hiện hữu để làm sao họ không dễ dàng bán đi cổ phiếu , về cơ bản quan trọng là công khai thông tin, thường xuyên đáp ứng yêu cầu của cổ đông, giữ giá cổ phiếu ở mức cao.

a) Golden parachute(Cái dù vàng)

Ý nghĩa của nó là “Cái dù vàng”, sau khi thu mua công ty xong đa phần hội đồng quản trị công ty hiện tại bị giải thể, sẽ định trước một giá trị thật cao cho số tiền khi thôi việc của hội đồng quản trị đó, từ đó do là những chi phí phải bỏ ra rất nhiều sau khi thu mua công ty xong sẽ làm chùn bước ý định thu mua công ty. Thông thường giá trị số tiền khi thôi việc bằng 2 đến 3 năm thu nhập của hội đồng quản trị. Trong trường hợp cao quá cũng sẽ bị các nhà đầu tư phê phán.

b) Tin Parachute (Cái dù thiếc)

Nó có nghĩa là “Cái dù thiếc”. Đây là phương pháp áp dụng do là sau khi thu mua công ty, bên mua thường cho thôi việc các nhân viên như là tiến hành sắp xếp lại nhân sự do vậy đã định giá rất cao khoản tiền thôi việc của nhân viên. Từ đó cho đối thủ thấy là dù có tiến hành thu mua thì sau đó cũng phải bỏ ra chi phí rất lớn, nó là cách mà làm cho đối thủ chùn bước ý định thu mua công ty.

c) Điều khoản về quyền biểu quyết đa số tuyệt đối

Đây là cách làm là nâng trước tỷ lệ vốn biểu quyết của của quyền biểu quyết đặc biệt biểu quyết giải tán hội đồng quản trị lúc sau khi thu mua xong lên mức 80 hoặc 90%. Thế nhưng ở Nhật Bản có thể dỡ bỏ điều khoản về quyền biểu quyết đa số tuyệt đối khi thay đổi điều lệ cho nên nếu không đưa điều khoản quyền biểu quyết đa số tuyệt đối vào biên bản thay đổi điều lệ thì cũng không có ý nghĩa gì cả.

d) Biện pháp tăng vốn cho bên thứ ba

Đây là biện pháp áp dụng lúc khẩn cấp, lâm nguy, không phải là biện pháp dự phòng.

Đây là biện pháp trở nên nổi tiếng nhờ vào do đã được áp dụng trong sự kiện giữa Công ty Livedoor và Đài truyền hình NIPPON HOUSOU tháng 3 năm 2005, đó là việc tăng vốn góp do phát hành cổ phiếu mới. Đây là cách làm mà từ đó nâng tổng số toàn bộ cổ phiếu đã phát hành lên và hạ tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của công ty thu mua xuống làm cho không thể thu mua được nữa. Nó khác với việc tăng vốn công khai thông thường mà chỉ có bên thứ ba được chỉ định mới có thể mua được cổ phiếu mới phát hành. Thế nhưng, việc phát hành với mệnh giá thấp liên quan tới việc phân chia lợi thực tế có thể sẽ gây tổn hại cho các cổ đông khác do làm loãng giá trị cổ phiếu họ nắm giữ, do vậy nó là biện pháp không thể lạm dụng sử dụng do bị nghi vấn là vi phạm Luật Giao Dịch Chứng Khoán mà trung tâm là bảo vệ nhà đầu tư.

Nó được gọi là Điều khoản “ Độc Dược”. Đây là cơ chế mà họ chế định trước quyền được mua cổ phiếu mới, khi thỏa mãn những điều kiện nhất định thì cho thực hiện quyền mua với giá gốc, biện pháp này làm giảm tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của bên thu mua. Ở Mỹ họ dùng loại cổ phiếu có gắn với quyền được mua cổ phiếu mới. Ở Nhật Bản theo Luật Thương Mại cũ thì không thừa nhận loại cổ phiếu có gắn quyền được mua cổ phiếu mới do vậy loại hình Rights Plan kiểu tín thác đã được sử dụng rộng rãi. Từ ngày 1 tháng 5 năm 2006 Luật Công ty mới được thi hành thì những vấn đề như “quyền yêu cầu nhận nhận cổ phiếu” và “chuyển nhượng quyền nhận của điều khoản nhận cổ phiếu” gắn với quyền mua cổ phiếu mới có khả năng thực hiện về mặt luật pháp, về thực tế có thể phát hành loại cổ phiếu có gắn với quyền mua cổ phiếu mới cho nên từ nay trở đi nó sẽ được sử dụng tại Nhật Bản như là một biện pháp phòng chống việc thu mua công ty. Poison pill và Rights Plan không đồng nghĩa với nhau, nhưng ở Nhật Bản được sử dụng gần như là để thay thế nhau.

+ Biện pháp phòng chống thu mua của Công ty BULL-DOG (BULL-DOG SAUCE Co., Ltd)

Biện pháp phòng chống việc thu mua công ty đã được chấp nhận cho áp dụng tại Đại hội đồng cổ đông định kỳ năm 2007 của Công ty BULL-DOG, nó có điểm là không được chuẩn bị từ trước cho nên nó khác với dạng Poison pill điển hình, nhưng giống nhau ở điểm từ việc phát hành cổ phiếu mới nó có kế hoạch làm giảm tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của bên thu mua. Với biện pháp phòng chống thu mua này thì đối với những cổ đông nắm giữ cổ phiếu cho đến ngày “ tiêu chuẩn” (ngày 10 tháng 7 năm 2007) thì cứ với 1 cổ phiếu nắm giữ sẽ được nhận quyền mua cổ phiếu mới của 3 cổ phiếu miễn phí.(nói cổ đông ở đây có nghĩa bao gồm cả bên đưa ra để nghị thu mua công ty). Với quyền mua cổ phiếu mới này thì cứ thanh toán 1 Yên thì có thể nhận được 1 cổ phiếu phổ thông, thế nhưng công ty Steel Partners là bên đưa ra đề án mua công ty cùng “những người liên quan” và “người nhận khoán” thì bị chỉ định là những “người không thuộc diện được mua” và công ty có quyền mua lại quyền mua cổ phiếu mới của những “người không thuộc diện được mua” và những người không thực hiện mua được với giá là 396 Yên. Công ty giải thích là cái giá này lấy giá mua công khai trên thị trường làm gốc và với bên thu mua công ty thì đó là cái giá không gây thiệt hại về mặt kinh tế.

Mặc dù là Bên thu mua không kiến nghị Tòa án áp dụng biện pháp tạm thời yêu cầu đình việc phân chia quyền mua cổ phiếu mới này, nhưng ngày 28 tháng 6 năm 2007 Tòa án địa phương TOKYO(do thẩm phán KANOKO

GIYASUSHI chủ tọa) đã phán quyết Tòa đã xem xét và nhận thấy không có điểm bất hợp lý trong quyết định của Đại hội đồng cổ đông, nó không phải là sự bất công bằng rõ ràng và phủ quyết kiến nghị của công ty Steel Partners. Công ty Steel Partners không chấp nhận với phán quyết này đã tiến hành kháng cáo ngay lập tức, thế nhưng ngày 9 tháng 7 tại Tòa án cấp cao TOKYO( do thẩm phán FUJIMURA KEI chủ tọa) đã phán quyết căn cứ vào những thương vụ M&A trước đây, hành động thu mua của công ty Steel Partnersđược coi là “người thu mua mang tính lạm dụng” , những biện pháp phòng chống việc thu mua mà Công ty Bull-Dog áp dụng không phải là phương thức bất công bằng rõ ràng và giữ nguyên phán quyết của Tòa án địa phương TOKYO. Công ty Steel Parners tiến hành Kháng cáo đặc biệt- Kháng cáo cho phép, ngày 27 tháng 7 Tòa án cấp cao TOKYO đã cho phép gửi kháng cáo lên Tòa án Tối cao thế nhưng ngày 7 tháng 8 Tòa án Tối cao cũng đã bác đơn kháng cáo.

Ngày 11 tháng 7 Công ty Bull-Dog đã phát động Biện pháp phòng chống khi bị thu mua, thực tế là các cổ đông đã được cấp cho quyền mua cổ phiếu mới. Căn cứ vào quyền được mua cổ phiếu mới này, ngày 9 tháng 8 các cổ đông đã được phân chia cổ phiếu mới. Trong số các cổ đông thì quyền mua cổ phiếu mới của Công ty Steel Paners đã được công ty Bull- Dog mua lại.

f) Staggered Boards (Nhiệm kỳ không đồng đều của hội đồng quản trị)

Ý nghĩa của nó là thành viên của hội đồng quản trị được bầu với nhiệm kỳ lệch nhau. Đây là cách làm trì hoãn thời gian, không phải toàn bộ các thành viên quản trị nhiệm kỳ là 2 năm mà là một nửa một được bầu. Cách làm này bị nhà đầu tư phê phán mạnh cho nên tùy ý sử dụng sẽ hỏng. Vì lý do này cho nên các nhà đầu tư lo lắng với hội đồng quản trị có nhiệm kỳ không đồng đều có thể làm giảm động cơ phấn đấu của thành viên HĐQT.

g) “Cổ phiếu vàng”

Đây là loại cổ phiếu phát hành cho người thứ ba tin tưởng có quyền phủ quyết về những điều khoản quyết định trong buổi họp đại hội đồng cổ đông quan trọng, nó là loại cổ phiếu làm phương hại đến quyết nghị cần thiết cho việc mua lại công ty. Từ khi luật công ty có hiệu lực biện pháp này có thể áp dụng, ngay tại các công ty công khai đã lên sàn chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán TOKYO thì cũng có thể áp dụng nếu có một điều kiện nhất định như là làm vô hiệu quyết nghị của đại hội đồng cổ đông.

h) Cổ phiếu có gắn điều khoản nhận toàn bộ

Từ luật Công ty thì ít nhất về mặt giấy tờ loại cổ phiếu này cũng có thể áp dụng. Cổ phiếu gắn với điều khoản nhận toàn bộ khác với trường hợp cổ phiếu gắn với điều khoản nhận, thay vì mặt bất lợi khi cần có quyết nghị nhận tại đại hội cổ đông và đại hội cổ đông cổ phiếu nhiều chủng loại theo luật khi nhận cổ phiếu nếu khi quyết nghị đó có quy định về điều khoản định giá bán quyền nhận thì là tốt nhất do vậy khi quy định điều khoản nhận toàn bộ thì có mặt lợi là không cần thiết phải định ra điều khoản định giá quyền nhận cổ phiếu nữa. Từ khi Luật Công Ty có hiệu lực áp dụng, khi áp dụng thủ pháp này như là một biện pháp phòng vệ khi bị thu mua còn nhiều điểm chưa rõ. Khi tái cấu trúc lại công ty (MBO), công ty REX HOLDINGS CO., LTD, thủ pháp này đã được áp dụng.

i) Mô hình cảnh báo trước

Đây là mô hình mà công ty sẽ tiến hành cảnh báo trước việc sẽ áp dụng biện pháp phòng vệ nhất định khi có nguy cơ bị thu mua.

j) Ban lãnh đạo mua lại cổ phiếu

Nó còn được viết tắt là MBO. Ban lãnh đạo công ty nhận cổ phiếu, nó trở thành một công ty đóng cho nên với biện pháp phòng chống thu mua đây là biện pháp cực đoan. Việc lên sàn của thị trường chứng khoán có nghĩa là chấp nhận người thứ ba có quyền tự do nhận cổ phiếu cho nên việc từ bỏ không lên sàn chứng khoán đó là phương sách chống đối trực diện đối với việc nhận cổ phiếu của các cổ đông mà ban lãnh đạo không mong muốn.

k) Chiến thuật “tiêu thổ kháng chiến”

(hay còn gọi là crown jewel - đá quý trên vương miện)

Nó còn được gọi là Scorched-earth Defense, nó là phương pháp làm mất đi lợi thế của đối thủ sau khi thu mua công ty như là bán cho công ty liên quan những thứ mà công ty đang nắm giữ (như là tài sản có giá trị lớn) hoặc “phá sản có kế hoạch” làm cho giá cổ phiếu rớt giá. Thế nhưng nếu giá trị doanh nghiệp bị giảm sút thì không chỉ liên quan đến bên thu mua thù địch mà nó còn có thể gây tổn hại đến với cả những tài sản của công ty thế chấp cho trái chủ của công ty, có trường hợp ban lãnh đạo hội đồng quản trị những người phải theo đuổi mục tiêu lợi nhuận cho công ty sẽ bị hình phạt tội thiếu trách nhiệm gây tổn hại có ý đồ đối với công ty(hình phạt tù dưới 5 năm hoặc phạt tiền dưới 500.000 Yên) hoặc tôi thiếu trách nhiệm đặc biệt nghiêm trọng(hình phạt tù dưới 10 năm hoặc phạt tiền dưới 10.000.000 Yên).

l) White knight-Hiệp sỹ áo trắng

Nó có nghĩa là “Hiệp sỹ áo trắng”. Đây là công ty, người thứ ba có quan hệ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hữu hảo với công ty mình đứng ra mua giúp công ty. Với việc nhờ công ty thứ ba mua giúp cho cổ phiếu của công ty mình thì ta cũng có thể nắm được thuật ngữ Casting vote-quyền quyết định của người thứ ba ”. Nếu người đó nắm giữ 1/3 tổng số cổ phiếu đã phát hành thì có thể thực hiện quyền phủ quyết. Có trường hợp sẽ thu mua ngược lại công ty đi thu mua(sẽ trình bày sau ở phần Pac-Man defense)

m) Pac-Man defense- Thu mua ngược

Nó cũng được gọi là thu mua ngược. Công ty bị thu mua mang tính thù địch tiến hành thu mua ngược lại công ty đưa ra đề xuất thu mua. Biện pháp này nhằm phòng tránh công ty của mình phải nằm dưới sự điều hành của bên đưa ra đề xuất thu mua công ty. Nó xuất phát từ một trò chơi điện tử Pac-man, nhân vật chính bị truy đuổi trong trường hợp nhất định đã phản công và ăn thịt kẻ truy đuổi mình.

Đây là một biện pháp phòng vệ mà trung tâm là dùng công tác thông tin tuyên truyền, chiến thuật PR, quảng bá thông tin. Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để làm lan rộng điểm yếu về mặt xã hội của công ty thu mua. Tính toán với mục đích hạ uy tín của đối thủ, làm giảm lòng tin về mặt xã hội, làm cho số tiền đúng ra là dùng cho chi phí việc đi thu mua thì nay phải dùng vào việc khôi phục lòng tin trong xã hội cho nên phải từ bỏ ý định thu mua. Người ta nói biện pháp này được sử dụng từ việc một công ty tài chính của Ả rập khi định tiến hành thu mua một hãng sản xuất dụng cụ thiết bị y tế nha khoa, thì bên công ty bị thu mua đã tiến hành một chiến dịch quảng bá thông tin rộng rãi(vì ở Mỹ có rất nhiều bác sỹ nha khoa là người Do thái).

Một phần của tài liệu NHỮNG vấn đề PHÁP lí về MUA bán và sáp NHẬP DOANH NGHIỆP (ma) tại NHẬT bản và một số bài học KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 54 - 60)