Hợp đồng mua bán và sáp nhập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu NHỮNG vấn đề PHÁP lí về MUA bán và sáp NHẬP DOANH NGHIỆP (ma) tại NHẬT bản và một số bài học KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 27 - 28)

Có thể nói xác lập hợp đồng mua bán và sáp nhập doanh nghiệp(M&A) là khâu cuối cùng khi hoàn tất thủ tục M&A sau khi trải qua quá trình thẩm định, đàm phán.

Mặc dù trên quan điểm quản trị doanh nghiệp hiện đại vấn đề quyền sở hữu và quyền quản trị được tách bạch riêng rẽ với nhau, thế nhưng với mục đích thâu tóm nắm giữ quyền quản trị của doanh nghiệp bên mua có thể thông qua hoạt động M&A trước tiên nắm giữ quyền sở hữu doanh nghiệp, tiếp theo đó sẽ nắm giữ quyền quản trị điều hành doanh nghiệp, hay nói cách khác quyền quản trị doanh nghiệp là quyền phái sinh của quyền sở hữu doanh nghiệp.

Việc xác lập quyền sở hữu doanh nghiệp trước tiên được thông qua việc xác lập hợp đồng mua bán doanh nghiệp và sau đó là các thủ tục mua bán doanh nghiệp(M&A). Nói chung hợp đồng mua bán và sáp nhập doanh nghiệp(M&A) cũng đều có những điều khoản cơ bản thông thường của một hợp đồng mua bán hàng hóa, có chăng hàng hóa được mua bán ở đây là một loại hàng hóa đặc biệt đó là doanh nghiệp. Bên mua cũng như bên bán phải đảm bảo duy trì mạch sống của doanh nghiệp cũng như là đảm bảo quyền lợi của các cổ đông. Do vậy trong các điều khoản của hợp đồng mua bán và sáp nhập doanh nghiệp đều phải có những điều khoản ràng buộc trách nhiệm đối với bên mua và bên bán về quyền và nghĩa vụ phát sinh đối với doanh nghiệp trước khi diễn ra hoạt động mua bán doanh nghiệp.

Do vậy tại một số nước ví dụ như Nhật Bản, khi ban lãnh đạo của công ty đi thâu tóm công ty khác mà không đệ trình được một bản đề án phát triển sản xuất kinh doanh của công ty sau khi thâu tóm có tính hợp lý, tính hiệu quả và tính khả thi cao thì khi có đơn kiện và yêu cầu tòa án xét xử và đưa ra những biện pháp nhằm chống hoạt động thu mua thù địch này thì công ty đi thu mua cũng phải chịu phán quyết của tòa án và từ bỏ ý định thâu tóm. Ví dụ cụ thể là trường hợp công ty LIVER DOOR thâu tóm đài truyền hình FUJI TELEVI.

Bên mua phải thực hiện nốt những nghĩa vụ với người lao động thông qua hợp đồng lao động. Bên mua phải thực hiện nghĩa vụ đối với các trái chủ thông qua các hợp đồng thương mại, dịch vụ và hợp đồng mua bán hàng hóa.

Do vậy có thể nói cơ sở pháp lý của mua bán và sáp nhập doanh nghiệp đó là quan hệ hợp đồng.

Một phần của tài liệu NHỮNG vấn đề PHÁP lí về MUA bán và sáp NHẬP DOANH NGHIỆP (ma) tại NHẬT bản và một số bài học KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 27 - 28)