Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng thâm canh keo tai tượng ở vùng đông bắc bộ để cung cấp gỗ lớn​ (Trang 37 - 40)

2.4.3.1. Phương pháp xác định điều kiện hoàn cảnh vùng trồng rừng thâm canh Keo tai tượng

1) Xác định yêu cầu về điều kiện hoàn cảnh vùng trồng rừng Keo tai tượng

Yêu cầu điều kiện hoàn cảnh vùng trồng với Keo tai tượng được xác định trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về điều kiện tự nhiên như kinh độ, vĩ độ, độ cao, đất đai nơi nguyên sản của Keo tai tượng; các kết quả nghiên cứu, đánh giá quan hệ và mức độ thích hợp của rừng trồng Keo tai tượng với điều kiện hoàn cảnh ở các nơi mà Keo tai tượng được gây trồng.

Kế thừa các số liệu về đất, địa hình, khí hậu trong khu vực nghiên cứu. Đất, thành phần nhóm đất được kết thừa thông qua Atlas các bản đồ chuyên đề, 2000, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp [1]; ngoài ra còn thu thập một số chỉ tiêu như thành phần cơ giới, tầng đất, tính chất hoá học như chất mùn, đạm

và pHKCl.... Địa hình, chủ yếu sử dụng chỉ số độ cao so với mực nước biển. Các

chỉ tiêu khí hậu xác định theo nhóm nhân tố xác định phần mềm Sinh khí hậu Việt Nam (Trevor H. Booth and Tom Jovanovic 2002) [41] bao gồm: nhiệt độ bình quân năm, nhiệt độ bình quân tháng nóng nhất, nhiệt độ bình quân tháng lạnh nhất, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối và nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối; số tháng khô và lượng mưa bình quân năm.

2) Phân chia và xác định mức độ thích hợp của điều kiện hoàn cảnh vùng trồng Keo tai tượng

Trên cơ sở nội dung phân tích và kế thừa các kết quả nghiên cứu của Đỗ

Đình Sâm, Ngô Đình Quế và Vũ Tấn Phương (2005), Cẩm nang đánh giá đất

phục vụ trồng rừng, NXB Khoa học Kỹ thuật về đặc điểm phân bố, sinh thái, đánh giá sinh trưởng rừng trồng, các quy trình và hướng dẫn kỹ thuật trồng Keo tai tượng ở trong và ngoài nước để làm căn cứ phân chia mức độ thích hợp của chúng với điều kiện gây trồng Keo tai tượng.

đai để xem xét mức độ thích hợp của Keo tai tượng với ngoại cảnh. Trong mỗi nhóm nhân tố ngoại cảnh lựa chọn, xem xét một số nhân tố chính, có vai trò chủ đạo ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của Keo tai tượng.

Mỗi nhân tố riêng biệt trong mỗi nhóm nhân tố lập địa được xem xét,

phân chia và cho điểm theo 3 mức là: Thích hợp (S1) 3 điểm, mở rộng (S2) 2

điểm và hạn chế (S3) 1 điểm.

3) Xác định vùng trồng thích hợp cho Keo tai tượng

Từ kết quả phân chia trên tiến hành lập cơ sở dữ liệu phần mềm tính toán bản đồ sinh khí hậu - đất đai và độ cao so mực nước biển thông qua bản đồ địa hình nền, bản đồ ranh giới hành chính theo chỉ thị 364/CT, bản đồ các nhóm đất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Atlas 2000.

- Sử dụng thuật toán với các hàm lôgíc như if, and, or,… và sự trợ giúp của phần mềm Excel, Mapinfor để xác định mức độ thích hợp của điều kiện gây trồng đối với Keo tai tượng theo đơn vị nhỏ nhất là huyện đối với từng yếu tố trong các nhóm yếu tố ngoại cảnh (khí hậu, độ cao và các nhóm đất) và lập được các bản đồ tương ứng với các nhóm yếu tố đó.

- ứng dụng công nghệ GIS thông qua chương trình Mapinfor để chồng

ghép các bản đồ thành phần xây dựng bản đồ phân chia điều kiện hoàn cảnh vùng trồng thích hợp cho Keo tai tượng. Các khu vực có nhóm nhân tố điều kiện hoàn cảnh ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của Keo tai tượng tuỳ theo mức độ trùng khít lên nhau mà xác định được diện tích theo 3 mức là thích hợp, mở rộng và hạn chế.

2.4.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm trồng rừng thâm canh Keo tai tượng

Các ô thí nghiệm trồng rừng keo tai tượng được bố trí trồng ở nơi có độ cao 68m so với mực nước biển; đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá granit,

tầng dày trên 80cm, có phản ứng chua pHKCl = 3,6 - 3,7, còn tốt với lượng

mùn khá 1,2 - 2,4%, đạm tổng số 0,075 - 0,131%, C/N = 9,8 - 10,62, P2O5 dễ

me/100g, Mg++ trao đổi 0,1 - 0,21 me/100g, thành phần cơ giới theo tỷ lệ % cấp hạt 2 -0,02, 0,02 - 0,002, < 0,002 là 20 - 26%, 43 - 45%, 30 - 34%.

Các thí nghiệm được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên đầy đủ lặp lại

từ 3 lần, dung lượng mẫu đủ lớn (n≥30 cây) và có đối chứng.

Một số kỹ thuật được kế thừa và sử dụng đồng nhất cho tất cả các CTTN: + Làm đất cục bộ, cuốc hố 50 x 50 x50cm.

+ Chăm sóc năm 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa: Phát dọn thực bì toàn diện, dãy cỏ xới đất, vun quanh gốc cây rộng 1m, tỉa cành năm đầu cho cây trồng ở đoạn thân dưới 1m, năm thứ 2 ở đoạn thân dưới 2m.

Nội dung các công thức bố trí thí nghiệm định vị ngoài hiện trường cụ thể là:

1) Thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ trồng rừng đến sinh trưởng

- Điều tra các khu vực trồng rừng Keo tai tượng hiện có với các mật độ khác nhau để đánh giá sơ bộ về ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng của Keo tai tượng.

- Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng của Keo tai tượng gồm:

Công thức 1 (MĐ1): 1100 cây/ha (3 x 3 m) Công thức 2 (MĐ2): 1300cây/ha (3 x 2,5 m) Công thức 3 (MĐ3): 1660 cây/ha (3 x 2 m)

2) Thí nghiệm ảnh hưởng của bón phân đến sinh trưởng

Thí nghiệm bón phân được thực hiện gồm bón lót và bón thúc. Bón lót ngay khi trồng và bón thúc được tiến hành vào lần chăm sóc thứ nhất của năm thứ 2 và năm thứ 3 với liều lượng theo các công thức thí nghiệm như sau:

Công thức 1 (PB1): 100g NPK + 200g phân vi sinh Công thức 2 (PB2): 150g NPK + 150g phân vi sinh Công thức 3 (PB3): 200g NPK + 100g phân vi sinh Công thức 4 (ĐC): không bón

Phân NPK sử dụng bón cho rừng thí nghiệm là phân NPK 5.10.3 ISO Bón 150g NPK + 150g VS

9001:2000 sản xuất tại Công ty Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao.

2.4.3.3. Phương pháp nghiên cứu tỉa thưa nuôi dưỡng rừng

Kế thừa mô hình 5ha rừng Keo tai tượng trồng năm 2004, mật độ trồng 2500 cây/ha, ở Tiên Yên - Quảng Ninh để bố trí các thí nghiệm nghiên cứu tỉa thưa nuôi dưỡng rừng. Rừng keo tai tượng được trồng ở nơi có độ cao 60m so với mực nước biển; đất feralit vàng đỏ phát triển trên đá granit, tầng dày

trên 50cm, có phản ứng chua pHKCl= 3,6 - 3,8, mùn khá 1,0 - 2,2%, đạm tổng

số 0,054 - 0,081%, C/N = 10,98 - 15,26, P2O5 dễ tiêu 2,0 - 5,46 ppm, K2O dễ

tiêu 2,29 - 5,23 ppm, Ca++ trao đổi 0,21 - 0,51 me/100g, Mg++ trao đổi 0,05 -

0,41 me/100g, thành phần cơ giới theo tỷ lệ % cấp hạt 2 - 0,02, 0,02 - 0,002, < 0,002 là 38 - 57%, 22 - 30%, 20 - 30%.

Bố trí các ô thí nghiệm mật độ để lại và lượng phân bón theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, 3 lần lặp lại, có bố trí ô đối chứng (không tỉa thưa và không bón phân). Cụ thể là:

Các công thức về mật độ để lại:

M0: không tỉa thưa

M1: mật độ để lại 1000 cây/ha M2: mật độ để lại 1500 cây/ha M3: mật độ để lại 2000 cây/ha Các công thức về bón phân: P0: không bón P1: bón 150g NPK + 150g vi sinh/cây P2: bón 200g NPK + 100g vi sinh/cây

Phân NPK sử dụng bón cho rừng thí nghiệm là phân NPK 5.10.3 ISO 9001:2000 sản xuất tại Công ty Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng thâm canh keo tai tượng ở vùng đông bắc bộ để cung cấp gỗ lớn​ (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)