Đất và thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng thâm canh keo tai tượng ở vùng đông bắc bộ để cung cấp gỗ lớn​ (Trang 44 - 45)

1 Số liệu khí tượng thu thập 5 năm 200 2005

3.1.2. Đất và thực vật

Tương ứng với các dạng địa hình chính, vùng Đông Bắc có thể chia thành 5 vành đai thổ nhưỡng là:

- Vành đai núi cao thường từ 1.000m trở lên gồm các sườn và đỉnh núi

có độ dốc khá lớn (> 250) đất mang tính chất cận nhiệt đới hoặc ôn đới với quá

trình Feralit xảy ra yếu. Thảm thực vật là các rừng thứ sinh hỗn giao, các cây chủ yếu gồm những cây thân gỗ to như: Lim xanh, Lát hoa, Sa mộc, Thông mã vĩ, Sến, Táu, Dẻ, Thiết đinh ,... và nhiều loại gỗ khác. Đặc điểm của thực vật ở vùng này là ít gặp dây leo, thân gỗ thon thẳng, cành nhánh mọc xa gốc, tán lá rộng và bẹt. ở vành đai này dưới tán cây rừng có trồng một số cây dược liệu quý như Tam thất, Hà thủ ô,…

- Vành đai núi thấp và trung bình có độ cao 500 - 1.000m, gồm chủ yếu là đất đỏ vàng trên các đá khác nhau: granit, gabro, gabro diaga, đá biến chất, trầm tích, phấn sa màu tím. Tầng đất dày, thành phần cơ giới thường là thịt trung bình, phản ứng của đất biến động từ chua đến ít chua, thích hợp cho nhiều loài cây trồng khác nhau.

Thảm thực vật trước kia rất phong phú, bên cạnh các cây thân gỗ lớn như: Trám, Chò chỉ, Lim xanh, còn có tập đoàn tre nứa, vầu, giang, trúc,… nhưng ngày nay thảm thực vật đã bị tàn phá nặng nề thay thế bằng các rừng thứ sinh nghèo kiệt, phổ biến là tre, nứa, thông,… nhiều nơi xuất hiện cỏ tranh, sim mua hoặc rừng trồng, đất đai bị xói mòn mạnh.

- Vành đai núi thấp và đồi thường thấp hơn 500m, phổ biến là đất đỏ vàng trên đá mácma, đá biến chất và đá trầm tích. Quá trình phong hoá mạnh làm cho tầng đất dày. Tuy nhiên do rừng bị tàn phá nặng nề đất không còn được che phủ tốt nên ở đây diễn ra quá trình rửa trôi, xói mòn mạnh mẽ. Thảm thực vật rất hỗn tạp, phần lớn là rừng tái sinh sau nương dãy nhưng do bị khai thác nhiều chỉ còn những cây có khả năng tái sinh mạnh như Sau sau, Kháo, Chẹo, Thành ngạnh và một số cây khác như Bồ đề, Trẩu,… và các loại cây bụi, nứa tép, cỏ dại, dây leo đan chéo nhau. Rừng trồng cũng rất phong phú và đa dạng, nhưng chủ yếu là thông nhựa, thông Caribê và thông Mã vĩ, Sa mộc, bạch đàn xen keo, nhiều loại cây ăn quả và cây dược liệu như Hồi, Trẩu, Sở, Dẻ, trám.

- Vành đai vùng đồi và ruộng bậc thang: phổ biến là đất đỏ vàng trên đá mácma trung tính gabro, đá vôi, trên sa phiến thạch và trên đá cát. Tầng đất có độ dày mỏng khác nhau, có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, có nơi có thành phần cơ giới nặng. Đặc điểm đặc trưng trong các phẫu diện đất có nhiều kết von, hoặc kết von giả và một số phẫu diện có lẫn khoáng thạch anh khó phong hoá. Thảm thực vật nghèo nàn gồm Sim, mua,… là những cây thường thấy ở những vùng đồi đã bị xói mòn mạnh. Các loài cây trồng rất phong phú như cam, quýt, chè, sấu, vải,…, ở các chân ruộng bậc thang trồng lúa nước, ngô, khoai, đậu đỗ,…

- Vành đai đồng bằng: gồm các đất phù sa úng nước, tập trung ở một số huyện đồng bằng của Hà Bắc và phù sa sông thành dải hẹp chạy dọc theo các triền sông ở một số vùng của Quảng Ninh. Cây trồng chủ yếu là lúa nước sau đó là ngô, khoai, đậu các loại….

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng thâm canh keo tai tượng ở vùng đông bắc bộ để cung cấp gỗ lớn​ (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)