1000 cây/ha 1500 cây/ha M2 2000 cây/ha M3 2500 cây/ha M0 (ĐC) ThờiđiểmD1,
4.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của bón phân sau khi tỉa thưa đến sinh trưởng rừng
trưởng rừng
Bảng 4.9:ảnh hưởng của bón phân sau tỉa thưa đến sinh trưởng rừng trồng Keo tai tượng tại Tiên Yên - Quảng Ninh
Công thức phân bón 150g NPK+ 150g VSPB1 200g NPK+ 100g VSPB2 (Đối chứng)PB0 Thờiđiểm D1,3 (cm) Hvn(m) (m)Dt (cm)D1,3 Hvn(m) (m)Dt (cm)D1,3 Hvn(m) (m)Dt Ngay sau tỉa thưa 5,4 6,7 2,0 5,4 6,4 2,0 5,3 6,8 2,2 Sau tỉa thưa 2 năm 8,7 12,3 2,8 8,8 12,4 2,9 8,5 11,8 2,6 S% 15,5 13,0 24,2 14,9 14,9 27,6 23,8 15,9 29,9 Tăng trưởng sau tỉa thưa 2 năm 3,3 5,6 0,8 3,4 6,0 0,9 3,2 5,0 0,4 M/ha sau tỉa thưa 2 năm (m3) 54,8 56,5 50,2
Từ bảng 4.9 cho thấy, ngay sau khi tỉa thưa tại các công thức thí nghiệm bón phân, đường kính bình quân dao động từ 5,3 - 5,4cm, chiều cao bình quân từ 6,4 - 6,8m và đường kính tán dao động từ 2,6 - 2,9m.
Kết quả phân tích phương sai cho thấy, sau tỉa thưa 2 năm, sinh trưởng của Keo tai tượng đã có sự sai khác rõ rệt giữa các công thức thí nghiệm bón phân
có sự sai khác rõ rệt giữa các công thức, cao nhất thuộc về công thức PB2 (bón 200g NPK + 100g VS) đạt 8,8cm, thấp nhất là công thức đối chứng PB0 (không bón) chỉ đạt 8,5cm. Tương tự như vậy, kết quả phân tích phương sai về chiều cao cho thấy cũng có sự khác nhau rõ rệt (Sig = 0,01 < 0,05), cao nhất ở công thức PB2 (bón 200g NPK + 100g VS) đạt 12,4m, thấp nhất là công thức PB0 (không bón) chỉ đạt 11,8m. Kết quả kiểm tra theo tiêu chuẩn Duncan cho thấy, công thức PB2 (bón 200g NPK + 100g VS) là công thức có ảnh hưởng nhất đến kết quả thí nghiệm (Phân tích chi tiết xem phụ lục 04).
Tính từ thời điểm ngay sau tỉa thưa đến khi thu thập số liệu 2 năm (8/2006 - 8/2008) ở công thức PB1 mức tăng trung bình 3,3cm (1,65 cm/năm) về đường kính và 5,6m (2,8 m/năm) về chiều cao; cao nhất ở công thức PB2 mức tăng tương ứng là 3,4cm (1,7 cm/năm) và 6,0 m (3,0 m/năm). Trong khi đó, ở công thức đối chứng tăng trưởng đường kính chỉ đạt 3,2cm (1,6 cm/năm) và chiều cao đạt 5,0m (2,5 m/năm).
Từ kết quả nghiên cứu ở bảng 4.9 cho thấy, Keo tai tượng sau tỉa thưa 2 năm đã có sinh trưởng chiều cao rất nhanh, trung bình hai năm đầu sau tỉa thưa tăng trưởng chiều cao đạt từ 5,0 - 6,0m, cao nhất là công thức PB2 (bón 200g NPK + 100g VS). Đối với sinh trưởng đường kính sau 2 năm tỉa thưa tăng trưởng đường kính đạt từ 3,2 - 3,4cm và cao nhất vẫn là công thức PB2. Đối với trữ lượng cây đứng của các công thức bón phân khác nhau cũng rất
khác nhau, đạt từ 50,2 - 56,5 m3/ha, cao nhất là công thức BP2 đạt 56,5 m3/ha.
Thảo luận: Sau tỉa thưa 2 năm, sinh trưởng của cây rừng giữa các công thức thí nghiệm bón phân đã có sự sai khác rõ rệt. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, các công thức phân bón có hàm lượng NPK nhiều hơn cho sinh trưởng trội hơn cả về đường kính và chiều cao. Hệ số biến động ở giai đoạn này của cả đường kính và chiều cao ở các công thức thí nghiệm đều khá lớn, hệ số biến động đường kính từ 14,9 - 23,8% và chiều cao 13,0 - 15,9%, điều này
cho thấy cây trồng đang trong giai đoạn sinh trưởng mạnh và vẫn tiếp tục có sự cạnh tranh về nhu cầu dinh dưỡng trong cùng một công thức cũng như giữa các công thức thí nghiệm.
4.4. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh Keo taitượng ở Đông Bắc Bộ để cung cấp gỗ lớn. tượng ở Đông Bắc Bộ để cung cấp gỗ lớn.