Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng thâm canh keo tai tượng ở vùng đông bắc bộ để cung cấp gỗ lớn​ (Trang 57 - 60)

1. Loại đất Đất đỏ trên mắc

4.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng

Việc nghiên cứu mật độ có ý nghĩa quan trọng trong trồng rừng, mật độ lâm phần có ảnh hưởng rõ đến sản lượng, chất lượng rừng và quy cách phẩm chất gỗ. Thông qua mật độ có thể điều chỉnh được tỷ lệ chiều cao và đường kính của cây rừng, hạn chế được một số đặc điểm xấu như thân cong queo, tỉa cành tự nhiên kém, chiều cao dưới cành thấp,..., do đó ở một mức độ nhất định mật độ có ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ lệ sử dụng gỗ, đến sản lượng và chất lượng gỗ.

Hình 4.1: Rừng trồng Keo tai tượng 2 tuổi ở Tiên Yên

Hình 4.2: Rừng Keo tai tượng trồng 1330 cây/ha 2 tuổi ở Tiên Yên đang khép tán

Để nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng của Keo tai tượng, căn cứ đặc điểm sinh trưởng và mật độ trồng rừng thực tế trong khu vực đã lựa chọn và bố

trí các công thức thí nghiệm về mật độ khác nhau ở huyện Tiên Yên - Quảng Ninh. Kết quả nghiên cứu thu được ghi ở bảng 4.6:

Bảng 4.6:nh hưởng của mật độ đến sinh trưởng của rừng trồng Keo tai tượng 2 tuổi ở Tiên Yên - Quảng Ninh

Công thức mật độ (cây/ha) D1,3 (cm) Sd (%) Hvn(m) (%)Sh (m)Dt (%)Sdt M/ha(m3) MĐ1 (1100) 6,8 24,5 7,9 20,2 2,5 23,4 15,8 MĐ2 (1330) 6,7 18,8 7,7 15,2 2,5 22,2 18,0 MĐ3 (1660) 6,6 20,2 7,6 12,4 2,4 20,9 21,6

Từ số liệu bảng 4.6 cho thấy Keo tai tượng là loài cây sinh trưởng khá nhanh, ở

giai đoạn tuổi 2 sinh trưởng về đường kính D1.3dao động từ 6,6 - 6,8 cm, chiều cao vút

ngọn đạt 7,2 - 7,9 m và đường kính tán từ 2,4 - 2,5 m. Nhìn chung, các chỉ tiêu sinh

trưởng tuân theo một quy luật nhất định, đường kính D1.3và chiều cao Hvn đều có xu

hướng tăng dần khi mật độ giảm.

Tính từ thời điểm trồng đến thời điểm hiện tại (8/2006 - 8/2008), trữ lượng gỗ cây đứng sau 2 năm tuổi ở các công thức mật độ cũng rất khác nhau,

đạt được 15,8m3/ha với công thức MĐ1 (1100 cây/ha), 18,0 m3/ha với công

thức MĐ2 (1330 cây/ha) và đạt 21,6 m3/ha với công thức MĐ3 (1660 cây/ha).

Lượng tăng trưởng bình quân năm của các công thức mật độ biến động từ 7,9 -

10,8 m3/ha/năm, cao nhất ở công thức 1660cây/ha đạt 10,8 m3/ha/năm, thấp

nhất ở công thức 1100 cây/ha đạt 7,9 m3/ha/năm. Xét theo quan điểm sản

lượng, sau 2 năm trồng, Keo tai tượng ở công thức MĐ3 (1660 cây/ha) đạt

21,6 m3/ha cho năng suất về trữ lượng của lâm phần là cao nhất và thấp nhất là

công thức MĐ1 (1100 cây/ha) đạt 15,8 m3/ha. Tuy nhiên, công thức mật độ có

khả năng sinh trưởng cao nhất về đường kính và chiều cao qua kiểm tra bằng tiêu chuẩn Duncan thì công thức mật độ 1100 cây/ha là công thức tốt nhất và nếu để kinh doanh gỗ lớn có thể công thức này sẽ đạt trữ lượng gỗ cao nhất.

đã có sự khác nhau rõ rệt giữa các công thức mật độ (Sig.F < 0,05). Kết quả kiểm tra theo tiêu chuẩn Duncan xác định công thức MĐ1 (1100 cây/ha) được xem là công thức mật độ có ảnh hưởng trội nhất đến kết quả thí nghiệm ở tuổi 2 (Xem phân tích chi tiết phụ lục 01).

Keo tai tượng là một trong những loài cây sinh trưởng nhanh, giai đoạn tuổi 2

tăng trưởng về đường kính D1.3đạt 3,3 - 3,4 cm/năm, Hvnđạt 3,8 - 3,9 m/năm, về Dt

đạt trên 1,2 m/năm và trữ lượng rừng đạt 7,9 - 10,8 m3/ha/năm. Nhìn chung, ở tuổi 2

hầu hết các công thức thí nghiệm mật độ trồng rừng khác nhau đã ảnh hưởng rõ tới sinh trưởng của Keo tai tượng, khi mật độ trồng rừng tăng lên thì chiều cao bình quân của cây rừng trong lâm phần giảm, hay nói cách khác, chiều cao bình quân của cây rừng trong lâm phần tỷ lệ nghịch với mật độ. Hệ số biến động của đường kính tán (Dt) là khá lớn (S = 20,9 - 23,4%) cho thấy đã có sự cạnh tranh phân hóa mạnh, đây có thể là cơ sở ban đầu để xác định thời điểm và cường độ tỉa thưa nhằm điều tiết mật độ tối ưu thích hợp ở từng giai đoạn cho phù hợp với kinh doanh gỗ lớn.

Thảo luận:Rừng trồng Keo tai tượng ở tuổi 2 với mật độ 1100 cây/ha (3m x 3m), Dt đạt 2,5m thì rừng sắp khép tán; mật độ 1330 cây/ha (3m x 2,5m), Dt đạt 2,5m nên rừng đã bắt đầu khép tán và với mật độ 1660 cây/ha (3m x 2m), Dt đạt 2,4m nên rừng đã khép tán. Căn cứ vào tốc độ sinh trưởng như hiện tại thì rừng ở tuổi 3 sẽ khép tán hoàn toàn nên vào thời điểm này sẽ phải tỉa thưa điều chỉnh mật độ, tạo không gian hợp lý cho cây sinh trưỏng, kết hợp tận thu sản phẩm trung gian là gỗ nhỏ. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, để trồng rừng Keo tai tượng cung cấp gỗ lớn thì mật độ trồng ban đầu thích hợp là 1100 cây/ha, khi rừng đạt 3 - 4 tuổi tỉa thưa giữ lại 800 - 900 cây/ha và nuôi dưỡng để cung cấp gỗ lớn. Tuy nhiên, cần tiếp tục theo dõi sự cạnh tranh không gian để có kết luận chính xác hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng thâm canh keo tai tượng ở vùng đông bắc bộ để cung cấp gỗ lớn​ (Trang 57 - 60)