Nghiên cứu ảnh hưởng của bón phân đến sinh trưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng thâm canh keo tai tượng ở vùng đông bắc bộ để cung cấp gỗ lớn​ (Trang 60 - 63)

1. Loại đất Đất đỏ trên mắc

4.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của bón phân đến sinh trưởng

ở các nước có nền lâm nghiệp tiên tiến việc áp dụng bón phân cho rừng

trồng đã có từ lâu và đã đạt được thành tựu to lớn. ở Việt Nam bón phân cho

cứu áp dụng các chế độ bón phân thích hợp (loại phân, cách bón và thời điểm bón) nhằm nâng cao được năng suất, chất lượng gỗ và rút ngắn chu kỳ kinh doanh của rừng trồng là cần thiết.

Đề tài đã nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón theo các công thức bón khác nhau đến sinh trưởng của Keo tai tượng trồng tại Tiên Yên - Quảng Ninh.

Hình 4.3: Bón phân cho Keo tai tượng trồng ở Tiên Yên

Kết quả nghiên cứu thu được ghi ở bảng 4.7 cho thấy, ở giai đoạn tuổi 2 sinh trưởng của Keo tai tượng ở các công thức bón phân khác nhau cho sinh trưởng về đường kính từ 6,3 - 7,5cm, sinh trưởng về chiều cao 6,4 - 6,8m và

đường kính tán lá từ 2,7 - 3,2m, trữ lượng đạt 12,2 - 15,7 m3/ha, nhìn chung

Bảng 4.7:nh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của rừng trồng Keo tai tượng 2 tuổi ở Tiên Yên - Quảng Ninh

Công thức phân bón (cm)D1,3 (%)Sd Hvn(m) (%)Sh (m)Dt (%)Sdt M/ha(m3) PB1 (100g NPK + 200g VS) 6,5 31.4 6.7 11,4 2.9 26.0 12,6 PB2 (150g NPK + 150g VS) 6,7 26.8 6.8 29.4 3.2 24.5 14,4 PB3 (200g NPK + 100g VS) 7,5 24.3 6.8 30.1 3.0 15,1 15,7 PB4 (ĐC) 6,3 25.7 6.4 22.4 2.7 24.8 12,2

Hệ số biến động của các chỉ tiêu sinh trưởng đều khá lớn (> 24%), điều này chứng tỏ cây trồng bắt đầu có sự phân hóa mạnh trong cùng một công thức công thức bón phân. Qua kết quả phân tích phương sai cho thấy, các chỉ tiêu sinh trưởng đã có sự sai khác rõ rệt giữa các công thức bón phân (Sig < 0.05), khả năng sinh trưởng cao nhất là công thức PB3 (200g NPK + 100g VS) đạt đường kính bình quân 7,5cm, chiều cao bình quân đạt 6,8m, trữ lượng đạt

15,7 m3/ha và thấp nhất là ở công thức đối chứng PB4 (không bón).

Ngoài ra, khả năng sinh trưởng của Keo tai tượng còn được thể hiện ở đường kính tán lá bình quân, ở các công thức bón phân có khả năng sinh trưởng đường kính và chiều cao tốt nhất cũng là những công thức có đường kính tán lá bình quân lớn nhất (3,0 - 3,2 m). Căn cứ vào tốc độ sinh trưởng của đường kính tán lá ở thời điểm hiện tại, với mật độ trồng rừng ban đầu là 1100 cây/ha thì vào tuổi 3 rừng sẽ khép tán.

Nhìn chung, phân bón đã ảnh hưởng khá rõ đến sinh trưởng của Keo tai tượng trồng ở Tiên Yên - Quảng Ninh. Tuy mới 2 tuổi, với công thức bón phân thích hợp, trữ lượng gỗ cây đứng bình quân cũng phản ánh rõ khả năng sinh trưởng của các công thức bón phân khác nhau, cao nhất là công thức PB3 đạt

15,7 m3/ha trong khi đó công thức PB4, chỉ đạt 12,2 m3/ha.

cũng như giữa các công thức thí nghiệm đều tăng lên, sinh trưởng về đường kính với hệ số biến động từ 24,3 - 31,4%, còn với chiều cao là 11,4 - 30,1%.

Qua kết quả phân tích phương sai, kiểm tra theo tiêu chuẩn Duncan xác định được công thức PB3 (200g NPK + 100g VS) là công thức bón phân ảnh hưởng trội nhất tới kết quả nghiên cứu (Phân tích chi tiết xem phụ lục 02).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng thâm canh keo tai tượng ở vùng đông bắc bộ để cung cấp gỗ lớn​ (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)