Vị trí địa lý và địa hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng thâm canh keo tai tượng ở vùng đông bắc bộ để cung cấp gỗ lớn​ (Trang 42 - 44)

1 Số liệu khí tượng thu thập 5 năm 200 2005

3.1.1. Vị trí địa lý và địa hình

Vùng Đông Bắc Việt Nam gồm 6 tỉnh là Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh và Bắc Giang với tổng diện tích tự nhiên là 3,203,652 ha.

Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Hà Giang, Tuyên Quang, Phía Nam giáp Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.

Vùng Đông Bắc là khu vực có địa hình phức tạp, mức độ chia cắt mạnh với những đứt gẫy trùng với nếp đứt gẫy của các hệ thống sông lớn trong vùng. Nhìn tổng quát địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam với cấu trúc địa hình núi cao, trung du, đồng bằng và ven biển.

Vùng núi cao: phân bố ở phía Bắc, Tây Bắc, Tây Nam của toàn vùng bao gồm vùng núi đá vôi và vùng núi đá khác.

- Vùng núi đá vôi: nằm ở phía Bắc tỉnh Cao Bằng chạy dọc theo biên giới Việt Trung từ bắc huyện Bảo Lạc qua Thông Nông, Trùng Khánh, Thạch An nối tiếp với phía Tây, Tây Nam của tỉnh Lạng Sơn. Đây là hệ thống núi đá vôi, có dạng khối lớn liên tục có nhiều đỉnh cao trên 1000 m, xen kẽ là những thung lũng bằng. Nhưng do có hiện tượng Castơ nên có tình trạng khan hiếm nước đặc biệt.

- Vùng núi đá vôi ở Bắc Kạn tập trung phần lớn ở huyện Võ Nhai, Na Rì, Chợ Rã, Chợ Đồn và Bạch Thông. Những dãy đá vôi này thuộc hai cánh cung Bắc Sơn và Ngân Sơn. Độ cao trung bình từ 500 - 800 m. Cao nhất là ngọn Khan Nan 885 m Võ Nhai. Miền này xuất hiện nhiều nước ngầm cũng thường gây nên hạn hán nghiêm trọng vào mùa khô.

- Hệ thống núi đá khác chạy từ Trà Lĩnh và thấp dần về phía Đông - Đông Nam của tỉnh Cao Bằng, gồm các đỉnh núi có độ cao thường dưới 1000 m như bản Cỏ 769 m; Chi Choi 720 m; xen kẽ với hệ thống này là các thũng lũng có độ cao 200 - 300 m.

- Vùng núi cao phía Tây: Dọc từ phía Tây gồm các huyện Đại Từ, Định Hoá, Chợ Đồn, Bạch Thông, Chợ Rã, Ngân Sơn và một phần Phủ Lương, Na Rì (Bắc Kạn). ở đây có nhiều đỉnh núi cao, điển hình là Tam Đảo (1.591 m), Nam Khiên (1.640 m).

- Đặc biệt trong các tỉnh vùng Đông Bắc có vùng cánh cung bình phong Đông Triều - Móng Cái. Đây là một trong 5 cánh cung lớn nhất của miền Bắc Việt Nam chạy từ Đông Chiều qua Ba Chẽ tới Móng Cái. Có các đỉnh cao Yên Tử 1.068m; Am váp 1.094m; Nam Châu Lãnh 1.506m; Cao Xiêm 1.330m,… Cánh cung này đóng vai trò quan trọng chi phối sự hình thành các yếu tố tự nhiên giữa hai sườn Nam Bắc.

- Địa hình kiểu núi thấp và trung bình: Đây là kiểu địa hình tương đối phổ biến ở cả 5 tỉnh vùng Đông Bắc tập trung ở thượng nguồn sông Hiến (Cao Bằng). Phía Bắc và Đông Bắc thuộc lưu vực sông Kỳ Cùng (Lạng Sơn); các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam (Bắc Giang), Đông Chiều, Móng Cái (Quảng Ninh), Đại Từ có địa hình bị chia cắt mạnh, xen kẽ là những thung lũng.

- Địa hình kiểu núi thấp và đồi: thường gặp ở phía Nam lưu vực sông Thương, Đình Lập (Lạng Sơn), Ba Chẽ, Tiên Yên (Quảng Ninh), Phú Lương, Phú Bình, Đồng Hỷ, Phổ Yên (Thái Nguyên), đã xuất hiện những dãy đồi, đỉnh tròn bát úp, càng về phía Nam độ cao giảm dần, địa hình càng dốc thoải.

- Địa hình đồng bằng: xuất hiện ở những dải phù sa của các non sông tạo nên. Tiêu biểu là dải phù sa hai bên bờ sông Cầu, sông Công (Thái Nguyên) .

- Vùng phù sa ven biển: Tập trung ở Quảng Ninh, đây là vùng phù sa ven biển tuổi đệ tử bao gồm tiểu vùng phù sa cổ (tập trung ở Uông Bí, Yên Hưng, Hoành Bồ) và vùng phù sa mới (Đông Triều, Yên Hưng).

- Vùng núi đá vôi và đồi đất Hạ Long - Vĩnh Thực: gồm những đảo lớn nhỏ nằm trong vịnh Hạ Long cho đến Móng Cái tạo thành bức bình phong chắn sóng gió của Đại Dương, có độ sâu trung bình 150 - 250m. Độ sâu trung bình của vịnh 4 - 6m sâu nhất 25m.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng thâm canh keo tai tượng ở vùng đông bắc bộ để cung cấp gỗ lớn​ (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)