Tình hình kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng thâm canh keo tai tượng ở vùng đông bắc bộ để cung cấp gỗ lớn​ (Trang 47 - 48)

1 Số liệu khí tượng thu thập 5 năm 200 2005

3.2. Tình hình kinh tế xã hộ

Vùng Đông Bắc có trên 30 dân tộc sinh sống chủ yếu các dân tộc sau: Kinh, Tày, Nùng, Mông, Hoa, Dao, Sán chỉ, Sán Dìu,… Mật độ phân bố không đều, thường tập trung ở vùng thị xã và đồng bằng, tỉnh Bắc Kạn có mật

độ dân số bình quân là 70 người/km2, ở các vùng cao mật độ dân số khoảng 28

người/km2, ở vùng đồng bằng mật độ lên tới 300 người/km2, Thành phố Thái

Nguyên 1260 người/km2, mức tăng dân số tự nhiên cao (Cao Bằng 2,6%). Dân

số tập trung chủ yếu làm nghề nông (Bắc Kạn 70,5%), Lạng Sơn 78%. còn một số rất ít làm nghề lâm nghiệp.

Hiện tượng du canh du cư còn khá phổ biến ở các vùng cao. Nạn chặt phá rừng để tăng diện tích trồng lúa phục vụ cho nền kinh tế tự cung tự cấp vẫn là vấn đề nóng bỏng đối với các địa phương. ở Cao Bằng diện tích rừng bị chặt phá tới 4.000 - 5.000ha, ở Bắc Kạn mỗi hộ du canh, du cư hàng năm phá khoảng 2ha rừng để làm kinh tế nương dãy.

ở những vùng định canh định cư do những hạn chế về kinh tế, cơ sở hạ

tầng nghèo nàn, điều kiện sống và lao động của đa số người dân hết sức khó khăn và thiếu thốn, nền kinh tế lâm nghiệp không phát triển do giá cả, thị trường tiêu thụ không ổn định. Từ khi xoá bỏ chế độ bao cấp tổ chức và cơ sở sản xuất lâm nghiệp quốc doanh bị thu hẹp, các lâm trường hiện nay được giao nhiều chỉ tiêu, nhưng kinh phí lại không cao, hiệu quả trồng rừng thấp, đời sống của các lâm trường viên gặp nhiều khó khăn.

Việc sử dụng đất được tiến hành theo hệ canh tác nông lâm kết hợp nhưng do việc sử dụng đất tuỳ tiện, khai thác rừng bừa bãi đã làm tăng nhanh diện tích đất trống, đồi núi trọc (Lạng Sơn diện tích này chiếm 40,50% tổng diện tích đất tự nhiên, Bắc Kạn 23,15% diện tích đất tự nhiên, Cao Bằng 36,83% tổng diện tích đất tự nhiên).

Do những khó khăn về kinh tế, cơ sở hạ tầng yếu kém, tình trạng học sinh bỏ học, hoặc đến tuổi đến trường không đi học đang có xu hướng tăng. Cơ sở y tế đã thiếu lại xuống cấp nghiêm trọng, bệnh bướu cổ, sốt rét đang có nguy cơ phát triển rộng. Các phương tiện thông tin đại chúng không đủ đã ảnh hưởng tới việc mở mang, nâng cao dân trí và giao lưu trao đổi trong xã hội.

Hiện nay thực hiện chủ trương giao đất, giao rừng tới từng hộ lao động và với sự hỗ trợ của chương trình 661 đang góp phần nâng cao hiêu quả sử dụng đất và tăng diện tích rừng khoanh nuôi và rừng trồng. Sử dụng các biện pháp kinh tế đa dạng, đa ngành, cùng với việc trồng cây cho từng vụng sinh thái cụ thể đang từng bước ổn định đời sống của người dân. Tuy nhiên những khó khăn về vốn, khó khăn về tiêu thụ sản phẩm lâm nghiệp vẫn là những vấn đề tồn đọng cần được quan tâm, tháo gỡ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng thâm canh keo tai tượng ở vùng đông bắc bộ để cung cấp gỗ lớn​ (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)