Tổng quan nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ vay đúng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 26 - 32)

đúng hạn

Tác giả đã tham khảo chủ yếu các công trình nghiên cứu trƣớc đây xoay quanh việc đánh giá và phân tích những nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng hoàn trả nợ vay trong hoạt động tín dụng, đối tƣợng là khách hàng cá nhân; những hộ nông dân; những ngƣời có thu nhập thấp… Các nghiên cứu này hầu hết là các nghiên cứu thực nghiệm theo hƣớng định lƣợng. Bên cạnh đó, tác giả cũng tham khảo và kế thừa các công trình nghiên cứu này về mặt lý thuyết có liên quan.

Nghiên cứu của Chapman (1990) đã đƣa ra một phân tích thống kê về các yếu tố ảnh hƣởng đến rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân. Thông tin trên dựa vào những dữ liệu thu thập đƣợc từ 2.765 hồ sơ vay với sự hợp tác của 21 ngân hàng thuộc 16 thành phố của 11 Bang nƣớc Mỹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy những yếu tố nhƣ độ tuổi, đặc điểm nghề nghiệp, quy mô gia đình, thu nhập có mối tƣơng quan thuận với khả năng trả nợ của khách hàng. Ngƣợc lại, một số yếu tố khác nhƣ thời hạn vay, số tiền khoản vay lại tƣơng quan nghịch chiều. Kết quả thống kê cũng rút ra kết luận: đối với giới tính của ngƣời đi vay thì nữ giới lại ít tạo ra rủi ro tín dụng hơn là nam giới.

Kohansal va Mansoori (2009) với nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến việc trả nợ vay của nông dân tại tỉnh Khorasan-Razavi của Iran. Các tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy logit để phân tích mẫu nghiên cứu gồm 175 nông dân; 12

biến độc lập gồm: độ tuổi, quy mô trang trại, số năm kinh nghiệm, thu nhập, lãi suất, thời hạn vay, chi phí hành chính khi vay, số tiền vay, số ngƣời phụ thuộc, số kỳ thanh toán và 02 biến giả là nông dân sử dụng vốn để đầu tƣ trang trại và nông dân có máy móc để canh tác. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng kinh nghiệm của ngƣời nông dân, thu nhập, số tiền vay có ảnh hƣởng tích cực trong khi lãi suất cho vay lại có tác động tiêu cực đến việc trả nợ vay của nông dân. Trong đó, lãi suất cho vay là nhân tố quan trọng nhất trong mô hình nghiên cứu ở các mức ý nghĩa khác nhau. Biến độ tuổi, quy mô trang trại và biến giả ngƣời nông dân sử dụng máy móc để canh tác không có ý nghĩa thống kê trong mô hình.

Kibrom (2010) đã nghiên cứu về khả năng trả nợ của khách hàng có vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng phát triển tại miền Bắc Ethiopia. Với dữ liệu thu thập thông qua quá trình khảo sát 100 khách hàng của ngân hàng, tác giả đã cho rằng khả năng trả nợ bị tác động cùng chiều bởi các yếu tố: trình độ của ngƣời vay, thời hạn vay, thu thập của ngƣời vay, mục đích sử dụng vốn vay. Ngoài ra, tác giả cũng nhận ra rằng khả năng trả nợ có tác động ngƣợc chiều của độ tuổi ngƣời vay vốn.

Vitor (2012) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của ngƣời dân tại Ghana. Với số liệu thu thập đƣợc thông qua quá trình khảo sát 374 ngƣời dân tại năm huyện của khu vực Brong Ahafo của Ghana. Kết quả nghiên cứu cho thấy thu thập của ngƣời vay, giá trị của khoản vay, trình độ học vấn của ngƣời vay có tác động cùng chiều với khả năng trả nợ.

Ojiako và Ogbukwa (2012) phân tích khả năng trả nợ từ 110 nông dân hợp tác xã ở Bắc Yewa thuộc Bang Ogun, Nigeria. Với kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên nhiều lần đƣợc sử dụng để chọn mẫu nghiên cứu. Dữ liệu đƣợc phân tích bằng phƣơng pháp thống kê mô tả, tƣơng quan và hồi quy. Kết quả cho thấy mức vay và quy mô trang trại có ảnh hƣởng tích cực đến năng lực hoàn trả vốn vay, trong khi đó quy mô hộ gia đình có ảnh hƣởng tiêu cực.

Wongnaa và Vitor (2013) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của nông dân ở huyện Sene của Ghana. Với số liệu thu thập thông qua quá

trình khảo sát 100 ngƣời dân trồng khoai ở huyện Sene của Ghana, tác giả cho rằng trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm, lợi nhuận thu đƣợc từ cho vay, tuổi của nông dân, giám sát khoản vay và thu nhập khác tác động tích cực cùng chiều với khả năng trả nợ.

Adeyonu và các tác giả (2016) đã điều tra các yếu tố rất quan trọng trong việc cải thiện khoản vay của các hộ nông dân nhỏ trả nợ tại Remo của Bang Ogun, Nigeria. Dữ liệu chính đƣợc sử dụng cho nghiên cứu đƣợc thu thập với sự trợ giúp của bảng câu hỏi có cấu trúc tốt. Các kỹ thuật lấy mẫu đa giai đoạn đã đƣợc sử dụng để chọn ra 120 ngƣời đƣợc hỏi. Các dữ liệu đƣợc phân tích bằng mô hình mô tả và mô hình hồi quy probit. Kết quả của phân tích hồi quy probit cho thấy tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm nông, thu nhập ròng và mức khoản vay thu đƣợc là những yếu tố chính làm tăng khả năng trả nợ, trong khi số ngƣời phụ thuộc gia đình làm giảm khả năng trả nợ.

Abankwah, Vitor, và Seini (2016) xác định các đặc điểm cụ thể của ngƣời vay cũng nhƣ các yếu tố thể chế xác định khả năng trả nợ của các nông hộ nhỏ huyện Ejura-Sekyedumasi và đô thị Mampong của Ghana. Số liệu chính đƣợc sử dụng cho nghiên cứu này đƣợc thu thập từ một bộ phận nhỏ các nông hộ nhỏ nhận đƣợc tín dụng từ các tổ chức tín dụng chính thức và bán chính thức cho các hoạt động nông nghiệp trong các mùa vụ nông nghiệp giữa năm 2009 và năm 2011. Một kỹ thuật lấy mẫu hai giai đoạn đã đƣợc sử dụng để lựa chọn 120 nông dân đã nhận tiền vay gồm 60 ngƣời không trả nợ đúng hạn và 60 ngƣời trả nợ đúng hạn. Tập dữ liệu đƣợc phân tích bằng cách sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả và mô hình hồi quy probit. Nghiên cứu cho thấy tuổi, giới tính, thành viên hộ gia đình, thu nhập và hệ thống canh tác của nông dân có ảnh hƣởng đáng kể đến khả năng trả nợ. Hơn nữa, lãi suất tƣơng đối thấp, theo dõi sau khi giải ngân, lịch trả nợ là các yếu tố thể chế ảnh hƣởng đến việc trả nợ của các nông hộ nhỏ.

Tất cả các nghiên cứu nêu trên đều là các công trình đƣợc thực hiện bởi các tác giả và môi trƣờng nghiên cứu nƣớc ngoài. Bên cạnh đó, ở Việt Nam cũng có một vài nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến KNTN vay của nông dân.

Trƣớc tiên, Trƣơng Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của 436 nông dân tại tỉnh Hậu Giang. Kết quả phân tích mô hình probit cho thấy khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ có tƣơng quan thuận với thu nhập sau khi vay và số thành viên trong gia đình có thu nhập, nhƣng lại có tƣơng quan nghịch với lãi suất đi vay. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn chỉ ra rằng trình độ học vấn của chủ hộ càng cao thì khả năng trả nợ vay đúng hạn của họ càng cao. Cuối cùng, kết quả phân tích định lƣợng còn cho thấy khả năng trả nợ đúng hạn của những hộ đi vay vốn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp cao hơn những hộ vay vốn sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp.

Tiếp theo, Vƣơng Quốc Duy và Đặng Hoàng Trung (2015) cung cấp cái nhìn khách quan về các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ chăn nuôi heo ở quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ. Thông qua việc sử dụng số liệu sơ cấp và mô hình Probit, nghiên cứu chỉ ra rằng các thuộc tính của chủ hộ nhƣ giới tính, trình độ học vấn, độ tuổi và các thuộc tính của nông hộ nhƣ vị trí xã hội, thu nhập, ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ. Cụ thể thì ngƣời đi vay có giới tính nữ, vị trí xã hội có tƣơng quan thuận với khả năng tiếp cận tín dụng chính thức.

Nghiên cứu gần nhất của Mai Văn Nam và Vƣơng Quốc Duy (2016) so sánh hiệu quả hoàn trả của nông dân và những ngƣời không phải là nông dân vay vốn theo chƣơng trình cá nhân và theo nhóm từ các ngân hàng chính thức ở ĐBSCL ở Việt Nam. Dữ liệu đƣợc sử dụng trong báo cáo này đƣợc thu thập từ ba tỉnh của ĐBSCL, và mô hình probit biến cụ thể đã đƣợc áp dụng để phân tích các yếu tố quyết định về khả năng trả nợ của ngƣời đi vay. Kết quả cho thấy, trong số những ngƣời vay, nông dân có kết quả trả nợ cao hơn đáng kể so với ngƣời không phải là

nông dân. Việc trả nợ trong các chƣơng trình tập thể dƣờng nhƣ bị ảnh hƣởng tích cực bởi trình độ học vấn và cho nông dân vay, và tiêu cực bởi số tiền vay, trong khi hiệu quả trả nợ của những ngƣời vay độc lập lại bị ảnh hƣởng tích cực bởi số tiền vay, nông dân vay và giới tính của ngƣời đi vay.

Nhìn chung, các nghiên cứu ở trong nƣớc và trên thế giới tập trung vào đặc điểm của ngƣời vay và đặc điểm thể chế của TCTD để phân tích sự tác động đến KNTN vay. Và do điều kiện, khả năng thu thập dữ liệu có hạn nên đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu một số đặc điểm ngƣời vay và đặc điểm của khoản vay tác động đến KNTN đúng hạn của nông dân: Độ tuổi của ngƣời vay, trình độ học vấn của ngƣời vay, ngành nghề chính tạo ra thu nhập của ngƣời vay, thu nhập của ngƣời vay, số thành viên trong gia đình, kinh nghiệm sản xuất chăn nuôi, giá trị của khoản vay, thời hạn vay và lãi suất vay.

Các nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới về các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của khách hàng có thể đƣợc tóm tắt qua bảng sau:

Nhân tố Tác giả Độ tuổi Trình độ Ngành nông nghiệp Thu nhập Số thành viên tạo thu nhập Số năm kinh nghiệm Lãi suất Số tiền vay Thời gian vay Giới tính (nữ: 0, nam: 1) Quy mô trang trại Số ngƣời phụ thuộc Chapman (1990) + - + + - - - Kohansal và Mansoori (2009) + + - + Kibrom (2010) - + + + Vitor (2012) + + + Ojiako và Ogbukwa (2012) - + + Wongnaa và Vitor (2013) + + + + Adeyonu và các tác giả (2016) + + + + + -

Abankwah, Vitor, và Seini (2016) - + - -

Trƣơng Đông Lộc và Nguyễn Thanh

Bình (2011) + + + +

Vƣơng Quốc Duy và Đặng Hoàng Trung (2015)

Mai Văn Nam và Vƣơng Quốc Duy

(2016) + + +

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)