Số quan sát (cỡ mẫu): Một công trình nghiên cứu thƣờng dựa vào một mẫu nghiên cứu cụ thể và nghiên cứu này cũng sẽ tuân theo thông lệ chung. Một trong những vấn đề quan trọng đối với việc xác định mẫu nghiên cứu là ƣớc tính số lƣợng đối tƣợng (số quan sát) cần thiết vì nó là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của nghiên cứu. Nếu số quan sát quá nhỏ thì kết luận rút ra từ nghiên cứu không có độ chính xác cao, thậm chí không kết luận đƣợc gì. Ngƣợc lại, số quan sát quá lớn thì nguồn lực sẽ bị hao phí không cần thiết.
Dựa vào lý thuyết thống kê cơ bản ta có ba yếu tố chính ảnh hƣởng đến quyết định cỡ mẫu cần chọn là (i) Mức ý nghĩa, (ii) Độ mạnh của phép kiểm định và (iii) số lƣợng biến độc lập. Có nhiều kỹ thuật để chọn kích thƣớc mẫu đại diện cho tổng thể. Một trong số đó là kỹ thuật xác định cỡ mẫu dựa trên kinh nghiệm của Green (1991), trích bởi Lƣu Tiến Dũng (2013). Tác giả khuyến nghị công thức xác định cỡ mẫu nghiên cứu nhƣ sau:
n ≥ 50 + 8*m
trong đó, n là kích thƣớc mẫu tối thiểu cần thiết và m là số biến độc lập trong mô hình. Giả sử vẫn áp dụng kinh nghiệm chọn mẫu của Green, với số biến độc lập là 9, vậy kích thƣớc mẫu nghiên cứu tối thiểu bằng 122 quan sát. Ngoài ra, Tabacknich và Fidell (2007), trích bởi Lƣu Tiến Dũng (2013), cho rằng kích thƣớc mẫu nghiên cứu cần đủ lớn để kết quả hồi quy đƣợc thuyết phục hơn và đề xuất một công thức khác để xác định cỡ mẫu dựa trên kinh nghiệm nhƣ sau:
n ≥ 104 + m
trong đó, n là kích thƣớc mẫu tối thiểu cần thiết và m là số biến độc lập trong mô hình. Giả sử áp dụng theo Tabacknich và Fidell, với số biến độc lập là 9, vậy kích thƣớc mẫu nghiên cứu tối thiểu trong nghiên cứu này phải bằng 113 quan sát, để đảm bảo kích thƣớc mẫu tƣơng đối lớn và đại diện tốt cho tổng thể.
Để đảm bảo độ mạnh của phép kiểm định của đề tài này, tác giả đã sử dụng bộ số liệu bao gồm 300 quan sát. Nhƣ vậy với những yêu cầu đặt ra với cỡ mẫu thì số quan sát là 300 đã đủ lớn để tiến hành nghiên cứu.