Trên cơ sở kết quả đạt đƣợc từ các nghiên cứu thực nghiệm đã đƣợc tìm hiểu và chứng minh, kế thừa và vận dụng vào bối cảnh thực tế tại vùng nghiên cứu, tác giả đƣa ra các giả thuyết nghiên cứu trong đề tài này nhƣ sau:
Giả thuyết H1: Độ tuổi người vay vốn của người vay có ảnh hưởng đến khả
Độ tuổi ngƣời vay vốn (DoTuoi) là tuổi của khách hàng vay trong năm vay vốn. Nó là một biến liên tục đo bằng năm, mà ngƣời có độ tuổi trẻ hơn có thể có năng suất, có thể hiểu biết nhiều hơn ngƣời lớn tuổi hơn dẫn đến trả nợ đúng hạn hơn. Kibrom (2010) nhận ra rằng khả năng trả nợ có tác động ngƣợc chiều của độ tuổi ngƣời vay vốn. Mặt khác, ngƣời lớn tuổi hơn có thể có nhiều kinh nghiệm hơn trong trồng trọt, chăn nuôi đều này dẫn đến trả nợ đúng hạn. Chapman (1990) kết luận rằng độ tuổi có mối tƣơng quan thuận với khả năng trả nợ của khách hàng. Do đó, độ tuổi ngƣời vay vốn không thể xác định trƣớc khả năng trả nợ vay đúng hạn.
Giả thuyết H2: Trình độ học vấn của người vay có ảnh hưởng cùng chiều
đến đến khả năng trả nợ vay đúng hạn.
Trình độ học vấn của nông dân càng cao thì nông dân có nhiều cơ hội tiếp cận với thông tin vay vốn, dễ dàng tiếp cận với khoa học kỹ thuật, có tính toán đến hiệu quả khi vay vốn để đầu tƣ nên họ làm ăn cũng có hiệu quả hơn những nông dân có học vấn thấp. Việc sử dụng vốn hiệu quả sẽ giúp nông dân trả nợ vay đúng hạn. Giả thuyết này cũng là kết luận của nhiều nhà nghiên cứu nhƣ Kibrom (2010), Vitor (2012), Wongnaa và Vitor (2013), Adeyonu và các tác giả (2016), Trƣơng Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011); Mai Văn Nam và Vƣơng Quốc Duy (2016). Do đó nghiên cứu kỳ vọng trình độ học vấn của ngƣời vay càng cao sẽ làm tăng khà năng hoàn trả nợ. Dấu kỳ vọng (+).
Giả thuyết H3: Ngành nghề chính tạo ra thu nhập của người vay có ảnh
hưởng tích cực đến khả năng trả nợ vay đúng hạn.
Theo Trƣơng Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011) cho rằng khoản vay có nguồn trả nợ từ hoạt động sản xuất nông nghiệp có xác suất trả nợ đúng hạn cao hơn so với những khoản vay có nguồn thu nhập để trả nợ từ những hoạt động khác. Chapman (1990) cũng kết luận rằng đặc điểm nghề nghiệp có tƣơng quan thuận đối với khả năng trả nợ của ngƣời vay. Do đó nghiên cứu kỳ vọng ngành nghề chính tạo ra thu nhập của ngƣời vay là từ hoạt động sản xuất nông nghiệp sẽ làm tăng khả
Giả thuyết H4: Thu nhập của người vay có ảnh hưởng cùng chiều đến khả năng trả nợ vay đúng hạn.
Chapman (1990) đã nghiên cứu mối liên hệ giữa khả năng trả nợ vay thu nhập của ngƣời vay khả năng trả nợ từ thấp đến cao tƣơng ứng với thu nhập thấp, thu nhập trung bình và thu nhập cao. Theo Trƣơng Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011) cũng đã kết luận rằng càng có nhiều thành viên tạo ra thu nhập càng cao thì khả năng trả nợ đúng hạn càng lớn khi nghiên cứu yếu tố thu nhập thông qua thu nhập của các thành viên tác động lên khả năng trả nợ vay của nông dân. Nhóm tác giả Kohansal và Mansoori (2009) cũng có kết luận tƣơng tự khi thực hiện nghiên cứu liên quan đến khả năng trả nợ của khách hàng. Do đó nghiên cứu kỳ vọng thu nhập của ngƣời vay càng cao càng làm tăng khả năng trả nợ của ngƣời vay. Dấu kỳ vọng (+).
Giả thuyết H5: Số thành viên trong gia đình có tạo ra thu nhập có ảnh
hưởng cùng chiều đến khả năng trả nợ vay đúng hạn.
Chapman (1990) cho rằng số thành viên của hộ gia đình có tƣơng quan thuận với khả năng trả nợ, gia đình có nhiều ngƣời tạo ra thu nhập sẽ làm tăng thu nhập chung của nông dân và làm giảm đi những gánh nặng cho chủ hộ. Trong khi Adeyonu (2016) lại cho rằng số ngƣời phụ thuộc gia đình làm giảm khả năng trả nợ do gia đình phải sử dụng thu nhập để trang trải cho chi phí của nhiều ngƣời. Gia đình có nhiều ngƣời tạo ra thu nhập sẽ làm tăng thu nhập chung của nông dân và làm giảm đi những gánh nặng cho chủ hộ. Nghiên cứu của tác giả trong nƣớc nhƣ Trƣơng Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011) lại cho ra kết quả là số thành viên trong gia đình có thu nhập đƣợc kỳ vọng có mối tƣơng quan tỷ lệ thuận với khả năng trả nợ đúng hạn của nông dân. Do đó nghiên cứu của tác giả kỳ vọng số thành viên trong gia đình có tạo ra thu nhập càng cao càng làm tăng khả năng trả nợ của ngƣời vay. Dấu kỳ vọng (+).
Giả thuyết H6: Số năm kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp của người
Đây là biến liên tục đƣợc đo bằng số năm hoạt động sản xuất trồng trọt, chăn nuôi của ngƣời vay. Khách hàng vay có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất chăn nuôi sẽ sản xuất chăn nuôi hiệu quả hơn. Họ có doanh thu và dòng tiền ổn định hơn so với những ngƣời chỉ mới bắt đầu. Vì vậy, những ngƣời có nhiều kinh nghiệm sẽ có tỉ lệ hoàn trả nợ vay cao hơn (Wongnaa, Victor 2013). Do đó, nghiên cứu kỳ vọng kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp sẽ có tác động tích cực đến khả năng trả nợ vay đúng hạn. Dấu kỳ vọng (+).
Giả thuyết H7: Giá trị của khoản vay của người vay có ảnh hưởng cùng
chiều đến khả năng trả nợ vay đúng hạn.
Khi số tiền vay tăng đến một mức nhất định (đủ đảm bảo nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh) sẽ hạn chế ảnh hƣởng đến dòng tiền của khách hàng hơn là những khoản vay có quy mô nhỏ hơn. Với số tiền vay ít, các nông dân không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu chi phí đầu vào cần thiết để tạo ra năng suất tối ƣu và với số tiền vay cao hơn ngƣời nông dân sẽ có thể mua tất cả các nguyên vật liệu đầu vào cần thiết để tăng năng suất và do đó tăng thu nhập để trả nợ vay. Đó là nội dung kết quả nghiên cứu của Victor 2012. Do đó nghiên cứu kỳ vọng giá trị của khoản vay càng cao càng làm tăng khả năng trả nợ của ngƣời vay. Dấu kỳ vọng (+).
Giả thuyết H8: Thời hạn vay có ảnh hưởng ngược chiều đến khả năng trả nợ
vay đúng hạn.
Khoản thời gian mà toàn bộ khoản vay phải đƣợc hoàn trả theo thoả thuận của TCTD và khách hàng. Kibrom (2010) cho rằng thời hạn trả nợ ngắn có thể làm cho khách hàng không đủ doanh thu để trả nợ vay. Mặt khác, thời gian trả nợ dài có thể gây bất lợi cho khách hàng vay nếu họ không thể tiếp cận vốn vay trong tƣơng lai cho đến khi các khoản vay cũ đƣợc trả lại. Do đó, thời gian trả nợ vay ngắn và dài có thể tác động tiêu cực đến khả năng trả nợ đúng hạn, tuy nhiên nếu thời gian trả nợ phù hợp, khách hàng vay sẽ trả nợ đúng hạn.
Giả thuyết H9: Lãi suất vay có ảnh hưởng ngược chiều đến khả năng trả nợ vay đúng hạn.
Lãi suất luôn là một trong những vấn đề đƣợc ngƣời đi vay quan tâm, đặc biệt là nông dân vì nó ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả sản xuất chăn nuôi của họ (Trƣơng Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình 2011). Kohansal và Mansoori (2009) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của nông dân tỉnh Khorasan – Razavi của Iran và cho rằng lãi suất cho vay là yếu tố quan trọng nhất ảnh hƣởng đến việc trả nợ của nông dân. Do đó nghiên cứu kỳ vọng lãi suất càng cao thì khả năng trả nợ của ngƣời vay càng giảm. Dấu kỳ vọng (-).
Cách đo lƣờng và dấu kỳ vọng của các biến trong nghiên cứu đƣợc tóm tắt trình bày trong Bảng 2.2
Bảng 2.2: Bảng mô tả tóm tắt các biến trong nghiên cứu
Stt Tên biến Ký hiệu Cách đo lƣờng
Dấu kỳ vọng Biến phụ thuộc 1 Khả năng trả nợ đúng hạn KNTraNo 1: Trả nợ đúng hạn 0: Trả nợ không đúng hạn Các biến độc lập
1 Độ tuổi ngƣời vay
vốn DoTuoi Thời điểm vay trừ đi năm sinh +/-
2 Trình độ học vấn
của ngƣời vay TrinhDo
1: Học từ lớp 9 trở lên.
0: Học dƣới lớp 9 +
3
Ngành nghề chính tạo ra thu nhập của ngƣời vay NganhNghe 1: Ngành nghề chính tạo ra thu nhập trả nợ là nông nghiệp. 0: Nếu là nghề khác. + 4 Thu nhập của
ngƣời vay ThuNhap
Khoản thu nhập ổn định bình
quân theo tháng (triệu đồng) +
5
Số thành viên trong gia đình có tạo ra thu nhập
SoNguoi
Số thành viên trong gia đình có tạo ra thu nhập. Đƣợc tính bằng số thành viên trong hộ trừ đi số thành viên phụ thuộc kinh tế.
+
6 Kinh nghiệm KinhNghiem Số năm kinh nghiệm trong sản
xuất nông nghiệp của ngƣời vay +
7 Giá trị của khoản
vay GiaTri
Tổng giá trị khoản vay của
khách hàng (triệu đồng) +
8 Thời hạn vay ThoiHan 1: Vay ngắn hạn
0: Vay trung, dài hạn + 9 Lãi suất vay LaiSuat Lãi suất đƣợc tính theo năm -
Tóm tắt chƣơng 2
Trong chƣơng này, tác giả trình bày cơ sở lý luận khoa học liên quan đến đề tài nhƣ khái niệm về nông dân, tín dụng, cho vay nông nghiệp, các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của ngƣời vay, các nghiên cứu trƣớc đây, … Từ đó, tác giả lấy làm nền tảng để xây dựng mô hình nghiên cứu của đề tài.
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương này sẽ giới thiệu phương pháp nghiên cứu. Cụ thể, sẽ giới thiệu quy trình nghiên cứu, mô tả cách thức thu thập thông tin, phương pháp phân tích số liệu, kiểm định mô hình.