Mục đích đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng và cho biết chiều tác động của từng biến độc lập với biến phụ thuộc để trả lời câu hỏi của luận văn về nhân tố tác động đến KNTN vay đúng hạn của nông dân tại BIDV – Chi nhánh Đồng Tháp. Do biến phụ thuộc trong đề tài là khả năng trả nợ vay đúng (biến nhị phân chỉ nhận giá trị 0 hoặc 1), đề tài sử dụng mô hình Probit thông qua phần mềm STATA 12 phân tích. Các bƣớc tác giả phân tích kết quả bao gồm:
- Kiểm định mức độ phù hợp tổng quát: Đối với kiểm định này, hồi quy Probit sử dụng kiểm định Chi2 để xem các biến độc lập đƣa vào mô hình hình thực sự có ý nghĩa trong việc giải thích cho biến phụ thuộc không. Kết luận đƣợc đánh giá dựa vào mức ý nghĩa quan sát mà STATA đƣa ra trong bảng kiểm định Wald đối với các hệ số của mô hình. Nếu Chi2 nhỏ hơn mức ý nghĩa đƣa ra thì có thể khẳng định các biến độc lập có quan hệ tuyến tính với biến phụ thuộc trong tổng thể. Nói cách khác, mô hình lựa chọn là phù hợp tốt. Mặc khác, đo lƣờng độ phù hợp của mô hình hồi quy Probit còn đƣợc dựa trên chỉ tiêu Log Likelihood, thƣớc đo này càng nhỏ càng tốt vì Log Likelihood phản ánh sai số nên càng nhỏ càng thể hiện độ phù hợp của mô hình cao. Giá trị nhỏ nhất của Log Likelihood là 0 (tức là không có sai số), lúc đó mô hình có độ phù hợp hoàn hảo.
- Kiểm định các khuyết tật của mô hình: Tác giả sử dụng kiểm định Wald để kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi quy tổng thể. Cũng xem xét mức ý nghĩa theo nguyên tắc thông thƣờng: nếu mức ý nghĩa (p>/z/) nhỏ hơn mức ý nghĩa đƣa ra thì kết luận có ý nghĩa về mặt thống kê và ngƣợc lại.
Tóm tắt chƣơng 3
Trong phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài này, tác giả trình bày 6 bƣớc để thực hiện luận văn từ khâu hình thành ý tƣởng, nghiên cứu lý luận đƣa ra các Giả thuyết, đề xuất mô hình nghiên cứu, tiến hành thu thập đến khâu xử lý dữ liệu và phân tích dữ liệu bằng phần mềm STATA 12. Tóm lại, chƣơng 3 sẽ giúp ngƣời đọc nắm đƣợc tổng quát hơn về phƣơng pháp nghiên cứu của tác giả, giúp ngƣời đọc dễ dàng hiểu đƣợc nội dung của các chƣơng tiếp theo.
CHƢƠNG 4. PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở các lý thuyết và mô hình được giới thiệu ở chương 3, chương 4 trình bày tóm tắt thực trạng cho vay nông dân tại BIDV – Chi nhánh Đồng Tháp đồng thời thực hiện thống kê mô tả đối với các biến của mô hình hồi quy Probit. Đề tài sẽ tập trung vào phân tích mô hình Hồi quy Probit và thảo luận kết quả dựa trên các giả thuyết, lý thuyết, thực nghiệm đã trình bày.
4.1. Điều kiện tự nhiên v đặc điểm kinh tế của vùng nghiên cứu
Đồng Tháp là một tỉnh nằm ở miền Tây Nam Bộ, thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích tự nhiên là 3.375,4 m2 , nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới đồng nhất trên toàn tỉnh, có hai mùa rõ rệt (mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11, khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau), lƣợng mƣa trung bình từ 1.170 đến 1.520 mm, số giờ nắng trung bình là 6,8 giờ/ngày. Đặc điểm khí hậu này tƣơng đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện.
Đồng Tháp có 4 nhóm đất chính, trong đó nhóm đất phù sa đƣợc bồi đắp hằng năm (có diện tích 191.769 ha, chiếm 59,06% diện tích đất tự nhiên). Đất đai của Đồng Tháp có kết cấu mặt bằng kém bền vững lại tƣơng đối thấp nên làm mặt bằng xây dựng thì đòi hỏi kinh phí cao, nhƣng rất phù hợp cho sản xuất lƣơng thực.
Ngoài ra Đồng Tháp còn có nguồn nƣớc mặt và nƣớc ngầm dồi dào và hệ thống kênh rạch chằng chịt, bảo đảm tƣới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và vận chuyển hàng hoá.
Từ năm 2014, để thực hiện Đề án tái cơ cấu Ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, tỉnh Đồng Tháp đã chọn 5 ngành hàng chủ lực tổ chức tái cơ cấu sản xuất gồm: lúa gạo, hoa kiểng, xoài, cá tra và vịt.
Nhìn chung, với lợi thế về khí hậu, sông ngòi, đất đai cũng nhƣ chủ trƣơng của địa phƣơng, tỉnh Đồng Tháp rất thích hợp cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Khu vực này thu hút lực lƣợng lao động chiếm đến 53% lao động của toàn tỉnh
dân là đối tƣợng khách hàng tiềm năng và là thị phần chiếm ƣu thế cần đƣợc phục vụ của các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Kết quả hoạt động sản xuất nông nghiệp so với các ngành khác tại Đồng Tháp thể hiện qua Bảng gía trị sản xuất của các ngành kinh tế.
Bảng 4.1 Giá trị sản xuất của các ngành kinh tế tại Đồng Tháp từ năm 2012 đến 2016 (tính theo giá trị) ĐVT: tỷ đồng Năm Tổng Giá trị nông lâm nghiệp v thuỷ sản
Giá trị công nghiệp v xây dựng
Giá trị dịch vụ Tổng trị công nghiệp Trong đó: Giá
2012 118.609 41.034 53.614 47.833 23.961 2013 127.505 42.494 58.393 52.185 26.618 2014 139.024 45.817 62.948 56.739 30.259 2015 147.012 48.259 65.620 58.970 33.133 2016 157.620 50.794 69.567 62.223 37.259 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Đồng Tháp
Bảng 4.2 Giá trị các ngành kinh tế tại Đồng Tháp từ năm 2012 đến 2016 (tính theo %)
ĐVT: %
Năm Tổng
Giá trị nông lâm nghiệp v thuỷ
sản
Giá trị công nghiệp v xây dựng Giá trị dịch vụ Tổng Trong đó: Giá trị công nghiệp 2012 100% 35% 45% 40% 20% 2013 100% 33% 46% 41% 21% 2014 100% 33% 45% 41% 22% 2015 100% 33% 45% 40% 23% 2016 100% 32% 44% 39% 24% Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Đồng Tháp
Từ Bảng 4.1 và 4.2 cho thấy giá trị sản xuất nông nghiệp (bao gồm giá trị nông lâm nghiệp và thuỷ sản) từ năm 2012 đến năm 2016 lúc nào cũng chiếm khoảng 1/3 tổng giá trị sản xuất của các ngành trong tỉnh Đồng Tháp. Điều đó cho thấy giá trị sản xuất nông nghiệp là một trong 3 trụ cột tạo nên giá trị sản xuất cho tỉnh Đồng Tháp (bên cạnh công nghiệp và dịch vụ) và ngƣời nông dân đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách của tỉnh nhà.
4.2. Phân tích thống kê mô tả
4.2.1. Thực trạng cho vay nông dân tại BIDV – Chi nhánh Đồng Tháp
Đồng Tháp là một tỉnh có hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm ƣu thế. Do đó, nông dân là khách hàng tiềm năng và là thị phần chiếm ƣu thế của các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Bức tranh tổng thể về việc cho vay nói chung và cho vay nông dân của BIDV – Chi nhánh Đồng Tháp có thể tóm lƣợc nhƣ sau:
- Tình hình tổng dự nợ cho vay từ năm 2014 đến năm 2017 tại BIDV – Chi nhánh Đồng Tháp đƣợc tổng hợp trong Bảng 4.1
Bảng 4.3 Dƣ nợ vay tại BIDV – Chi nhánh Đồng Tháp
Đơn vị tính: tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2014 2015 2016 2017 1 Tổng dƣ nợ 3.030 3.337 3.609 4.191 2 Tổng nợ quá hạn 20 18 87 78 3 Tỷ lệ nợ quá hạn 0,66% 0,54% 2,41% 1,86% 4 Tổng nợ xấu 16 10 71 50 5 Tỷ lệ nợ xấu 0,51% 0,30% 1,98% 1,19%
Nguồn: Báo cáo hoạt động ngân hàng của BIDV – CN Đồng Tháp
Số liệu trên Bảng 4.3 cho thấy dƣ nợ cho vay của BIDV – Chi nhánh Đồng Tháp tăng dần từ năm 2014 đến 2017. Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2015 có giảm so với năm 2014, tuy nhiên đến cuối năm 2016 tỷ lệ nợ quá hạn tăng gấp 4 lần so với năm 2015. Đến cuối năm 2017 tỷ lệ nợ quá hạn có giảm so với năm 2016 nhƣng vẫn còn khá cao so với các năm 2014 và 2015. Tƣơng tự, tỷ lệ nợ xấu năm 2015 giảm so với năm 2014, tăng cao trong năm 2016 (gấp 6 lần) và có sự sụt giảm trong năm 2017. Việc tăng đột biến nợ xấu và nợ quá hạn trong năm 2016 chủ yếu là do BIDV - Chi nhánh Đồng Tháp sáp nhập BIDV – Chi nhánh Cao Lãnh (tiền thân là Chi nhánh của Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long Đồng Tháp). BIDV – Chi nhánh Cao Lãnh có dƣ nợ xấu tƣơng đối lớn nên ảnh hƣởng nhiều đến tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu tại BIDV – Chi nhánh Đồng Tháp. Năm 2017, BIDV – Chi nhánh Đồng Tháp đã áp dụng nhiều biện pháp quyết liệu để tận thu và xử lý nợ xấu nên tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu đã có bƣớc sụt giảm.
- Cũng nhƣ thống kê mô tả tình hình tổng dƣ nợ cho vay, tác giả trình bày dƣ nợ cho vay nông dân tại BIDV – Chi nhánh Đồng Tháp từ năm 2014 đến năm 2017 thông qua Bảng 4.4 để đánh giá diễn tiến tình hình nợ vay quá hạn của nông dân.
Bảng 4.4 Dƣ nợ cho vay nông dân tại BIDV – Chi nhánh Đồng Tháp
Đơn vị tính: tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2014 2015 2016 2017 1 Dƣ nợ 86 72 396 546 2 Nợ quá hạn 2.2 3.9 4.3 3.6 3 Tỷ lệ nợ quá hạn 2,56% 5,42% 1,09% 0,66% 4 Nợ xấu 0.9 2 1.5 0.7 5 Tỷ lệ nợ xấu 1,05% 2,78% 0,38% 0,13%
Nguồn: Báo cáo hoạt động ngân hàng của BIDV – CN Đồng Tháp
Dƣ nợ cho vay nông dân năm 2015 có giảm so với năm 2014. Nguyên nhân là do vào thời điểm tháng 11 năm 2015, BIDV – Chi nhánh Đồng Tháp thực hiện tách Phòng giao dịch Sa Đéc khỏi BIDV – Chi nhánh Đồng Tháp nên dƣ nợ cho vay nông dân giảm so với năm 2014. Tuy nhiên đến năm 2016 dƣ nợ cho vay nông dân tăng đột biến so với năm 2017 (do việc nhận sáp nhập BIDV – Chi nhánh Cao Lãnh).
Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu cho vay nông dân từ năm 2014 đến năm 2015 có tăng nhƣng giảm dần khi bƣớc sang 2016 và 2017 chứng tỏ dƣ nợ cho vay nông dân nhận từ BIDV – Chi nhánh Cao Lãnh không làm cho tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu gia tăng mà còn góp phần làm tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn giảm mạnh do dƣ nợ cho vay nông dân tăng lên.
Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu cho vay nông dân tại BIDV – Chi nhánh Đồng Tháp tuy có thời điểm tăng cao nhƣng tỷ lệ nợ xấu vẫn còn nằm trong mức giới hạn tốt (<3%) chứng tỏ chất lƣợng tín dụng cho vay nông dân nói riêng và cho vay các đối tƣợng khác nói chung là rất tốt.
4.2.2. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu
Thống kê mô tả các biến trong mô hình để mô tả một cách tổng quát về tình hình trả nợ vay đúng hạn của các nông dân đƣợc nghiên cứu tại BIDV – Chi nhánh Đồng Tháp.
Bảng 4.5: Thống kê mô tả các biến trong mô hình
Biến Số quan sát Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình tổng thể Độ lệch chuẩn Khả năng trả nợ 300 0 1 0,62 0,48 Độ tuổi 300 22 70 48,64 10,71 Trình độ 300 0 1 0,59 0,49 Ngành nghề 300 0 1 0,79 0,40 Thu nhập 300 2 33 8,75 5,99 Số ngƣời tạo ra thu nhập 300 1 4 2,38 0,94 Số tiền vay 300 20 1.500 205 201 Kinh nghiệm 300 1 48 23,17 11,77 Thời hạn 300 0 1 0,68 0,46 Lãi suất 300 6,5 15 9,27 2,18
Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu khảo sát
Từ bảng 4.3 cho thấy độ tuổi trung bình của nông dân vay tại BIDV – Chi nhánh Đồng Tháp là hơi cao, khoảng 48 tuổi. Tuy nhiên độ tuổi thấp nhất và cao
nhất của nông dân là khá chênh lệch. Độ tuổi thấp nhất là 22 tuổi và cao nhất là 70 tuổi. Việc BIDV Đồng Tháp cho vay khách hàng nông dân với độ tuổi cao nhƣ vậy là do các thành viên trong cùng một hộ gia đình có quan hệ hôn nhân, huyết thống với nhau cùng nhau tham gia sản xuất lúa, nuôi trồng thuỷ sản do đó ngƣời đại diện cho hộ gia đình vay vốn tại ngân hàng thƣờng là chủ hộ và là ngƣời cao tuổi nhất trong gia đình. Một nguyên nhân nữa là tài sản bảo đảm cho khoản vay thƣờng là đất nông nghiệp đƣợc sở hữu bởi hộ gia đình với diện tích thấp nhất cũng là 0,5 ha đất lúa hoặc đất ao (nuôi trồng thuỷ sản) và ngƣời chủ hộ gia đình lúc này cũng là đại diện chủ sở hữu của tài sản bảo đảm đứng ra vay vốn. Tuy nhiên độ tuổi này quá cao, BIDV – Chi nhánh Đồng Tháp cần phải hạ thấp tuổi của ngƣời vay xuống thấp hơn nữa vì chính sách tiếp thị của BIDV đối với các khách hàng nói chung là thấp hơn hoặc bằng 65 tuổi. Với độ tuổi cao nhƣ thế dễ xảy ra rủi ro bệnh chết sẽ ảnh hƣởng đến việc hoàn trả vốn vay và xử lý tài sản bảo đảm vì phát sinh các vấn đề liên quan đến quyền thừa kế tài sản.
Thu nhập trung bình của nông dân trong mẫu khảo sát là cao, hơn 8 triệu đồng. Mức thu nhập thấp nhất là 2 triệu đồng và mức cao nhất là 33 triệu đồng. Thu nhập của các đối tƣợng khách hàng chênh lệch cũng khá cao. Điều này cũng do nhiều nguyên nhân: do diện tích đất nông nghiệp của các khách hàng chênh lệch nhau, có ngƣời chỉ 5.000 m2, có ngƣời có đến 50.000 m2
; hoặc do ngành nghề khác nhau: nuôi cá cho thu nhập cao hơn trồng lúa với cùng một diện tích đất, tuy nhiên việc nuôi cá có rủi ro cao hơn trồng lúa do sự thay đổi giá bán cá và sự đổ xô nhau nuôi cá của ngƣời nông dân. Do đó kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp cùng với việc áp dụng khoa học kỹ thuật là rất quan trọng. Mặt khác, không giống nhƣ Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam hay Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, chính sách cho vay của BIDV là tập trung vào các khách hàng có thu nhập không thấp, ổn định, thƣờng xuyên nên mức cho vay trung bình tại BIDV Đồng Tháp trong mẫu cũng khá cao (> 200 trđ).
Số năm kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của các nông dân vay tại BIDV khá cao (khoảng 23 năm trong nghề). Số năm kinh nghiệm thấp nhất là 1 và cao nhất là 48 do phần lớn ngƣời đứng tên vay vốn là ngƣời có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nhất trong hộ. Số ngƣời tạo ra thu nhập bình quân là 2 ngƣời, số ngƣời thấp nhất là 1 và cao nhất là 4. Số ngƣời tạo ra thu nhập trong hộ nông dân là không nhiều lắm do hoạt động nông nghiệp cần tốn nhiều ngƣời. Điều này có thể là do quy mô sản xuất của hộ nông dân thấp hoặc do hộ nông dân sử dụng lao động thuê ngoài và áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nông nghiệp (đối với các hộ có diện tích canh tác lớn khoảng 3 ha trở lên).
Lãi suất cho vay nông dân bình quân là 9,27%/năm, lãi suất thấp nhất là lãi suất cho vay đối với đối tƣợng nông nghiệp nông thôn ngắn hạn 6,5%, các mức lãi suất còn lại là cho vay ngắn hạn đối với các đối tƣợng nông dân không thoã tiêu chí minh bạch, lành mạnh do BIDV quy định (xếp hạng tín dụng loại A trở lên, không có nợ xấu hoặc nợ cần chú ý trong vòng 12 tháng gần nhất, có báo cáo thu nhập gần nhất) hoặc vay trung dài hạn.
Nhìn vào bảng 4.3 ta thấy biến phụ thuộc Khả năng trả nợ là biến nhị phân và biến Trình độ, ngành nghề của ngƣời vay, thời hạn vay là biến giả, chỉ nhận hai giá trị 0 và 1 nên khó có thể nhận xét, phân tích tại bảng. Do đó, bốn biến này sẽ đƣợc mô tả trong bảng phân tích tần suất xuất hiện bên dƣới.
Bảng 4.6: Tần suất xuất hiện các biến trong mô hình
Biến Giá trị Tần suất Tỷ lệ
(%) Khả năng trả nợ - Đúng hạn - Quá hạn 187 113