Phân tích mô hình hồi quy tuyến tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh bảo lộc lâm đồng (Trang 59)

Đánh giá và kiểm định độ phù hợp của mô hình:

Trong phần này, các dữ liệu quan sát đủ điều kiện về độ tin cậy và giá trị hợp lệ được sử dụng để kiểm tra mô hình nghiên cứu lý thuyết. Phương pháp đánh giá và kiểm định độ phù hợp của mô hình được thực hiện bằng phương pháp Enter (tất cả các biến độc lập sẽ được đưa vào phương trình hồi quy đồng thời trong một bước duy nhất) để kiểm tra ảnh hưởng của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc bằng cách xem xét cẩn thận trọng lượng của mỗi biến độc lập đối với nhân tố đang được

kiểm tra chất lượng. Đầu vào cho việc tính hồi quy là điểm của từng thành phần, điểm số đã được tính toán bằng giá trị trung bình của các biến quan sát ở mỗi thành phần. (Phụ lục 5).

Bảng 4.20 cho thấy mô hình hồi quy đưa ra tương đối phù hợp với hệ số R bình phương là 0.636 và hệ số R bình phương hiệu chỉnh là 0.623, có nghĩa là mô hình giải thích được 62,3 % cho tổng thể về yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gửi tiền cá nhân của khách hàng tại Vietinbank Bảo Lộc. Kết quả kiểm định Durbin-Watson cho trị số bằng 1.802 gần bằng 2 chứng tỏ không có tương quan chuỗi bậc 1 trong mô hình (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Bảng 4.18: Hệ số xác định phù hợp của mô hình Model Summaryb

Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate

Durbin-Watson

1 .797a .636 .623 .173 1.802

a. Predictors: (Constant), X_PCPV, X_NBTH, X_CT, X_LITC, X_AHNT, X_NCAT b. Dependent Variable: Y_QD

Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của tác giả

Tuy nhiên, giá trị R bình phương hiệu chỉnh chỉ thể hiện được sự phù hợp của mô hình và dữ liệu mẫu, không bảo đảm mức độ đại diện cho cả đám đông của tổng thể. Vì vậy, tác giả tiếp tục thực hiện kiểm định F để xem xét sự phù hợp của mô hình hồi quy tổng thể . Kiểm định F sử dụng trong bảng phân tích phương sai (ANOVA) là phép kiểm định giả thuyết về sự phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính. Đặt giả thuyết H0 là β0 = β1 = β2 = β3 = β4 = β5= β6. Trong bảng 4.21, ta thấy giá trị sig = 0.000 nhỏ hơn 0.05 nên cho phép ta bác bỏ giả thuyết H0. Điều này có ý nghĩa là các biến độc lập trong mô hình có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc tức là sự kết hợp của các biến độc lập có thể giải thích được sự thay đổi của biến phụ thuộc nên mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng là phù hợp với tổng thể.

Bảng 4.19: Phân tích phương sai ANOVA ANOVAa Mô hình Tổng các bình phương df Trung bình bình phương F Sig. 1 Hồi quy 9.178 6 1.530 50.890 .000b Phần dư 5.260 175 .030 Tổng 14.438 181

a. Dependent Variable: Y_QD

b. Predictors: (Constant), X_PCPV, X_NBTH, X_CT, X_LITC, X_AHNT, X_NCAT

Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của tác giả

4.2.3. Xác định tầm quan trọng của các biến trong mô hình

Bảng 4.20: Kết quả phân tích hồi quy theo phương pháp Enter Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics B Std. Error

Beta Tolerance VIF

1 (Constant) -.231 .075 - 3.104 .002 X_NBTH .660 .104 .347 6.330 .000 .694 1.441 X_LITC .352 .100 .190 3.524 .001 .718 1.394 X_CT .128 .144 .047 .884 .378 .737 1.356 X_AHNT .123 .111 .075 1.101 .273 .444 2.250 X_NCAT .398 .111 .255 3.573 .000 .408 2.454 X_PCPV .304 .097 .193 3.145 .002 .555 1.802 a. Dependent Variable: Y_QD

Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của tác giả

Kết quả chạy hồi quy R bình phương hiệu chỉnh 62.3% cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với mẫu đến 62.3%, hay các biến độc lập trong mô hình trên giải thích được 72.6% biến thiên của biến phụ thuộc. Ngoài ra, kết quả hệ số sig < 0.05; |t| > 1.96 chỉ ra cả năm nhân tố đều tác động đến ảnh hưởng đến

quyết định gửi tiền của cá nhân tại Vietinbank CN Bảo Lộc với độ lớn β giảm dần là NBTH>NCAT> LITC>PCPV. Bên cạnh đó, nhân tử phóng đại phương sai (VIF) nhỏ hơn 2 nên có thể kết luận vấn đề đa cộng tuyến không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả hồi quy.

Từ kết quả phân tích hồi quy, phương trình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của cá nhân tại Vietinbank CN Bảo Lộc được biểu diễn như sau:

QD = -0.231+ 0.660*X_NBTH + 0.398 * X_NCAT +0.352 * X*LITC + 0.304 * X_PCPV

Dựa vào hệ số Beta (trị tuyệt đối của hệ số hồi quy đã chuẩn hoá) để xem xét tầm quan trọng của biến độc lập trong sự ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Beta càng lớn thì biến độc lập tương ứng ảnh hưởng càng mạnh (càng quan trọng) đến biến phụ thuộc. Như vậy, biến ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại Vietinbank Bảo Lộc là Nhận biết thương hiệu (|Beta|= 0.347), thứ hai là Nhanh chóng an toàn (|Beta|= 0.255), thứ 3 là Lợi ích tài chính (|Beta|= 0.190), thứ 4 là Phong cách phục vụ (|Beta|= 0.193)

Hệ số VIF của các Nhận biết thương hiệu (VIF= 1.442), thứ hai là Nhanh chóng an toàn (VIF = 2.454), thứ 3 là Lợi ích tài chính (VIF= 1.394), thứ 4 là Phong cách phục vụ (VIF = 1.802) đều nhỏ hơn 3 nên mô hình hồi quy không bị hiện tượng đa cộng tuyến bởi các biến trên..

4.2.4. Dò tìm các vi phạm giả định cần thiết

Mô hình hồi quy tuyến tính bằng phương pháp OLS được thực hiện với một số giả định và mô hình chỉ thực sự có ý nghĩa khi các giả định này được đảm bảo. Do vậy để đảm bảo cho độ tin cậy của mô hình, việc dò tìm sự vi phạm các giả định là cần thiết.

Về giả định liên hệ tuyến tính, phương pháp được sử dụng là biểu đồ phân tán Scatterplot. Nhìn vào biểu đồ ta thấy phần dư không thay đổi theo một trật tự nào đối với giá trị dự đoán nên giả thiết về liên hệ tuyến tính không bị vi phạm.

Hình 4.1: Biểu đồ phân tán giữa các giá trị phần dư và các giá trị dự đoán

Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của tác giả

Giả định phân phối chuẩn của phần dư được kiểm tra qua biểu đồ Histogram và đồ thị Q-Q plot. Nhìn vào biểu đồ Histogram ta thấy phần dư có dạng gần với phân phối chuẩn, giá trị trung bình gần bằng 0 và độ lệch chuẩn gần bằng 1 (cụ thể là 0.983). Đồ thị Q-Q plot biểu diễn các điểm quan sát thực tế tập trung khá sát đường chéo những giá trị kỳ vọng, có nghĩa là phần dư có phân phối chuẩn.

Hình 4.2: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa

Hình 4.3: Đồ thị so sánh với phân phối chuẩn (p-p) của phần dư chuẩn hóa

Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của tác giả

Kiểm tra vấn đề đa cộng tuyến: Tác giả kiểm tra thêm hệ số phóng đại phương sai, kết quả phân tích cũng cho thấy hệ số này của các biến là tương đối nhỏ (tất cả đều nhỏ hơn 2). Do đó hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình này là nhỏ, không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả hồi quy.

Cuối cùng, dò tìm vi phạm giả định tính độc lập của phần dư thông qua đại lượng thống kê Durbin-Watson (d) có giá trị biến thiên từ 0 đến 4. Với dữ liệu thống kê ta có được d=1.802 (Phụ lục 6), ta có thể kết luận tính độc lập của phần dư đã được đảm bảo, các phần dư có tính tương quan thuận.

Với kết quả của các thao tác dò tìm vi phạm giả định cần thiết vừa trình bày, cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính được xây dựng không vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính và có thể dung để kiểm định các giả thuyết đã đề ra.

PHÂN TÍCH SỰ KHÁC BIỆT

4.3.1. Giữa nam và nữ đến quyết định gửi tiền

Thông qua số liệu phân tích, tỉ lệ khách hàng là nữ chiếm 57,1% trong khi đó tỉ lệ khách hàng là nam chiếm 42,9%.

Thông qua kiểm định Independent Samples T_Test, ta được kết quả sau: xét độ tin cậy 95%, Sig (Levene)= 0.928 (lớn hơn 0.05) nên phương sai của Y (Quyết định gửi tiền) là bằng nhau giữa Nam và Nữ; do đó không có khác biệt về giới tính ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền.

4.3.2. Giữa độ tuổi khác nhau đối với quyết định gửi tiền

Đối tượng khách hàng phỏng vấn có bốn nhóm tuổi khác nhau. Nhóm khách hàng được phỏng vấn nhiều nhất là ở nhóm tuổi 36 đến 45 tuổi là 79 khách hàng chiếm tỷ lệ cao nhất.

Thông qua kiểm định One way ANOVA, ta được kết quả sau: xét độ tin cậy 95%, Sig.= 0.12 (lớn hơn 0.05) nên không có sự khác biệt về độ tuổi đối với Quyết định gửi tiền.

4.3.3. Giữa những người có nghề nghiệp khác nhau đối với quyết định gửi tiền

Đối tượng khách hàng phỏng vấn thuộc nhiều nhóm nghề nghiệp khác nhau, nhưng trong đó bộ phận cán bộ công chức, viên chức và giới kinh doanh chiếm tỷ lệ nhiều nhất đến 54,3%. Bộ phận cán bộ công chức , viên chức chiếm tỷ lệ nhiều nhất vì chủ yếu họ là những người nhận lương qua tài khoản giao dịch tại Vietinbank chi nhánh Bảo Lộc.

Thông qua kiểm định One way ANOVA, ta được kết quả sau: xét độ tin cậy 95%, Sig.= 0.29 (lớn hơn 0.05) nên không có sự khác biệt về nghề nghiệp đối với Quyết định gửi tiền.

4.3.4. Giữa những người có thu nhập khác nhau đối với quyết định gửi tiền

Đối tượng khách hàng phỏng vấn có 4 nhóm thu nhập khác nhau. Trong đó, nhóm đối tượng có thu nhập dưới 10 triệu đồng/tháng và nhóm có thu nhập từ 10 – 20 triệu đông/tháng chiếm tỷ lệ cao.

Thông qua kiểm định One way ANOVA, ta được kết quả sau: xét độ tin cậy 95%, Sig.= 316 (lớn hơn 0.05) nên không có sự khác biệt về quyết định gửi tiền giữa những người có thu nhập khác nhau.

4.3.5. Giữa trình độ học vấn với quyết định gửi tiền

Trình độ văn hóa được chia thành 4 nhóm là trung cấp trở xuống, cao đẳng, đại học và sau đại học.

Thông qua kiểm định One way ANOVA, ta được kết quả sau: xét độ tin cậy 95%, Sig.= 0.074 (lớn hơn 0.05) nên không có sự khác biệt về trình độ học vấn đối với quyết định gửi tiền.

Tóm tắt chương 4

Chương 4 lần lượt trình bày kết quả kiểm định thang đo bằng các phân tích như: kiểm định cronbach alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy. Kết quả kiểm định độ tin cậy cho thấy tất cả các biến quan sát cũng như các biến độc lập luận văn đưa vào mô hình nghiên cứu đều đáng tin cậy, không có biến nào bị loại sau phép kiểm định này. Kết quả phân tích EFA rút trích được 4 nhân tố. Từ kết quả hồi quy tác giả thấy được rằng tất cả 4 nhân tố được sử dụng đều có tác động lên quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại Vietinbank chi nhánh Bảo Lộc.

KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP

Như đã trình bày ở phần đầu tiên của nghiên cứu, mục đích của nghiên cứu này là nghiên các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Bảo Lộc. Kết thúc nghiên cứu, tác giả đã giải quyết được mục tiêu đề ra ở chương I bao gồm:

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Bảo Lộc.

- Đo lường mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến quyết định gửi tiền tiết kiệm cá nhân vào Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Bảo Lộc.

Giá trị của đề tài nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu này gợi ý không những cho Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Bảo Lộc mà cho các NHTM nói chung trong việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng của khách hàng cá nhân không nên thực hiện một cách cảm tính mà cần có thang đo kiểm định nhiều thành phần với nhiều biến quan sát và quan trọng hơn nữa đó là các thang đo này cần được kiểm định về giá trị và độ tin cậy khi sử dụng.

Đồng thời, thông qua việc khám phá những yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiền của khách hàng cá nhân, các Ngân hàng có thêm thông tin trong việc xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng và mở rộng thị trường thu hút khách hàng mới.

Cuối cùng, thông qua việc trả lời bảng câu hỏi khảo sát, bài nghiên cứu này đã cung cấp thêm thông tin về sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng để khách hàng nhận thức hơn về chất lượng dịch vụ ngân hàng.

Giải pháp nhằm thu hút khách hàng cá nhân gửi tiền tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Bảo Lộc

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến Quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại Vietinbank Bảo Lộc là Nhận biết thương hiệu (|Beta|= 0.347), thứ hai là Nhanh chóng an toàn (|Beta|= 0.255), thứ 3 là Lợi ích tài chính (|Beta|= 0.190), thứ 4 là Phong cách phục vụ (|Beta|= 0.193). Vì thế, Vietinbank Bảo Lộc muốn giữ được khách hàng và thu hút thêm khách hàng mới thì Vietinbank chi nhánh Bảo Lộc cần phải tập trung, ưu tiên nguồn lực thực hiện tốt 05 yếu tố theo thứ tự mức độ ảnh hưởng như sau: Nhận biết thương hiệu, thứ hai là Ảnh hưởng người thân, thứ 3 là Lợi ích tài chính, thứ 4 là Nhanh chóng an toàn, thứ 5 là Chiêu thị.

5.2.1. Nhận biết thương hiệu

Thương hiệu có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng, đặc biệt khi cạnh tranh trên thị trường tài chính - ngân hàng ngày càng gay gắt hơn. Đối với mỗi ngân hàng, thương hiệu chính là các tên gọi, lôgo, biểu tượng… với màu sắc, kiểu dáng thiết kế riêng, cũng như chất lượng của sản phẩm dịch vụ, các đặc tính vượt trội của sản phẩm dịch vụ đáp ứng thị hiếu, thói quen tiêu dùng của khách hàng. Đối với các ngân hàng, sự nâng cao giá trị hình ảnh thương hiệu cũng chính là tiêu chí hoạt động trong thời gian phía trước, nó thể hiện được vị thế mới cũng như tiêu chí, chiến lược của ngân hàng trong thời gian tới. Để phát triển thương hiệu, góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế, năng lực cạnh tranh, Vietinbank chi nhánh Bảo Lộc cần phải:

Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu nhằm tạo nên tính thống nhất chuyên nghiệp về hình ảnh của Vietinbank nói chung và chi nhánh nói riêng. Đồng thời thay đổi diện mạo các PGD khang trang, lịch sự, thuận tiện cho khách hàng.

Tại chi nhánh cần tổ chức một bộ phận chăm sóc khách hàng, luôn tạo cho khách hàng có cảm giác được tôn trọng mỗi khi đến ngân hàng. Bộ phận

này có chức năng hướng dẫn khách hàng lần đầu giao dịch khai báo thông tin, trả lời các thắc mắc, tư vấn, giới thiệu sản phẩm của ngân hàng.

Xây dựng chính sách marketing phù hợp nhằm tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các tiện ích của sản phẩm hiện có đến đông đảo khách hàng để tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận, nắm bắt từ đó có thói quen sử dụng các dịch vụ của ngân hàng và nhận thức được tiện ích của những sản phẩm dịch vụ này. Mở rộng dịch vụ đến mọi loại hình khách hàng, không phân biệt họ thuộc thành phần kinh tế nào. Cần giữ vững quan hệ với các khách hàng hiện tại và mở rộng đối tượng khách hàng bằng cách tìm kiếm, tiếp thị….

Tích cực thực hiện nghiên cứu thị trường nhằm nắm bắt thị hiếu khách hàng, nhận biết kịp thời thay đổi nhu cầu của khách hàng để phát triển và bổ sung các sản phẩm dịch vụ mới. Một chính sách marketing tốt phải đưa ra chiến lược quản lý khách hàng trong đó thực hiện phân khúc thị trường theo các tiêu chí như vùng địa lý, độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp. Thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi với những quà tặng, giải thưởng thiết thực, có giá trị và quan trọng nhất là phải phù hợp với nhu cầu của đối tượng khách hàng mà chi nhánh hướng đến.

Xây dựng các chương trình quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm quảng bá hình ảnh, thương hiệu, tài trợ cho các chương trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh bảo lộc lâm đồng (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)