Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động tới rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương (Trang 29 - 33)

thẻ của ngân hàng

Nhân tố về nhân thân chủ thẻ

Tuổi (AGE) được tính tại thời điểm chủ thẻ đăng ký mở thẻ tín dụng, xác định bằng cách lấy năm tại thời điểm nói trên trừ đi năm sinh của chủ thẻ. Thông thường ngân hàng chỉ phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng từ 18 tuổi trở lên. Kỳ vọng chủ thẻ tuổi càng cao càng có ít lần chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng.

Giới tính (GENDER) Giới tính cũng tạo nên sự khác biệt trong hành vi sử dụng và thanh toán dư nợ thẻ tín dụng (Davies và Lea, 1995). Thông thường nam giới sẽ là đối tượng tiếp cận công nghệ mới nhanh hơn nhưng nữ giới lại có nhu cầu mua sắm nhiều hơn. Kỳ vọng chủ thẻ nữ sẽ có số lần chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng nhiều hơn so với chủ thẻ nam.

Tình trạng hôn nhân (MARITAL) người có gia đình thường có nhu cầu chi tiêu nhiều hơn so với người độc thân, thường xuyên phải đối mặt với những khoản chi tiêu ngoài kế hoạch hoặc vượt mức thu nhập cho phép (Chien và Devaney, 2001). Kỳ

20

vọng người có gia đình sẽ có nhiều khả năng chậm thanh toán thẻ tín dụng hơn so với người độc thân.

Tình trạng sở hữu nhà (HOMEOWER) cho biết tình trạng sở hữu nhà của chủ thẻ, kỳ vọng người có tình trạng sở hữu nhà riêng sẽ có ít khả năng chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng hơn các trường hợp sở hữu nhà còn lại.

Trình độ học vấn (EDU) kỳ vọng chủ thẻ có trình độ học vấn đại học và trên đại học với các nhận thức đầy đủ về quyền lợi và nghĩa vụ của thẻ tín dụng sẽ có nguy cơ chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng ít hơn so với các chủ thẻ có trình độ học vấn thấp hơn.

Nghề nghiệp (OCCUP) nghề nghiệp của khách hàng được xem là tiêu chí đáng quan tâm của ngân hàng phát hành thẻ, nhân viên văn phòng là người làm công tác văn phòng tại các công ty, đơn vị hành chính, sự nghiệp, là đối tượng có điều kiện thuận lợi cũng như có khả năng tiếp cận công nghệ mới, có công việc thu nhập ổn định, vì vậy đây được xem như nhóm khách hàng tiềm năng mở thẻ tín dụng của các ngân hàng. Kỳ vọng chủ thẻ là nhân viên văn phòng có số lần chậm thanh toán thẻ tín dụng ít hơn so với chủ thẻ không phải là nhân viên văn phòng.

Chức vụ (OLEVEL) chúng ta mong đợi rằng chủ thẻ tín dụng với một cấp độ cao hơn trong công việc (có chức vụ) sẽ có sự ổn định công việc và xác suất xuất hiện của nguy cơ chậm thanh toán thẻ tín dụng của họ sẽ thấp hơn (Lee và cộng sự, 2011). Loại hình công ty đang công tác (TOC – TYPE OF COMPANY) kỳ vọng các chủ thẻ công tác tại các công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân có nguy cơ chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng cao hơn so với các chủ thẻ còn lại.

Hình thức đảm bảo (GUARTY) là cơ sở để ngân hàng quyết định có cấp hạn mức tín dụng và phát hành thẻ cho khách hàng hay không và cấp hạn mức dựa trên cơ sở tín chấp hay thế chấp, trong trường hợp khách hàng không chứng minh được nguồn thu nhập của mình là ổn định và lâu dài thì khách hàng cần phải thế chấp toàn bộ hay một phần hạn mức tín dụng được cấp (ký quỹ bằng sổ tiết kiệm, số dư tiền gửi

21

hoặc bất động sản…) tùy theo quy định của ngân hàng phát hành. Kỳ vọng chủ thẻ tín dụng tín chấp có nguy cơ chậm thanh toán cao hơn so với chủ thẻ tín dụng có thế chấp tài sản.

Nhân tố về năng lực thanh toán dư nợ thẻ tín dụng

Thu nhập (INCOME) được đo lường bởi thu nhập bình quân theo tháng của chủ thẻ. Người có thu nhập cao sẽ có nhu cầu chi tiêu nhiều hơn, dẫn đến việc họ sử dụng thẻ tín dụng nhiều hơn (Lopes, 2008) và dự kiến người có thu nhập cao sẽ có số lần chậm thanh toán dư nợ nhiều hơn so với người có thu nhập thấp.

Hạn mức tín dụng (LIMIT) là số tiền tối đa mà chủ thẻ được phép sử dụng theo quy định và chính sách của ngân hàng phát hành thẻ. Chủ thẻ thường có thói quen duy trì dư nợ thẻ tín dụng theo một tỷ lệ nhất định từ hạn mức tín dụng này.

Kỳ vọng rằng hạn mức tín dụng càng cao, dư nợ thẻ tín dụng của chủ thẻ càng lớn và nguy cơ chủ thẻ chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng càng cao (Lee và cộng sự, 2011).

Hệ số thanh toán thẻ (BALincome) cho biết khả năng chủ thẻ tín dụng sử dụng thu nhập của mình để bù đắp khoản dư nợ thẻ tín dụng đến hạn theo sao kê thẻ mà ngân hàng gửi cho chủ thẻ. Hệ số này được tính như sau

BALincome =

Kỳ vọng hệ số thanh toán thẻ càng lớn thì số lần chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng của chủ thẻ càng cao và ngược lại (Lee và cộng sự, 2011).

Dư nợ tại ngân hàng khác (BLOAN) chủ thẻ tín dụng có các khoản vay tín dụng tại các ngân hàng khác sẽ có lượng quá hạn thẻ tín dụng cao hơn so với những người không có các khoản vay tín dụng tại các ngân hàng khác (Lee và cộng sự, 2011).

Nhân tố về lịch sử giao dịch của chủ thẻ

Dư nợ bình quân tháng Thu nhập bình quân tháng

22

Hệ số ứng tiền mặt (CASHBal) cho biết hệ số ứng tiền mặt của chủ thẻ, hệ số này được tính theo công thức sau:

CASHBal =

Khi thực hiện giao dịch ứng tiền mặt tại ATM hoặc máy POS, chủ thẻ phải chịu mức phí ứng tiền mặt và lãi tính ngay từ thời điểm phát sinh giao dịch, chủ thẻ chấp nhận mức phí và lãi khá cao này nhằm đáp ứng nhu cầu tiền mặt thực sự cần thiết. Chủ thẻ có xu hướng sử dụng thẻ tín dụng để ứng tiền mặt thường xuyên phải đối diện với nguy cơ không thể chi trả đúng hạn các khoản nợ gốc, phí và lãi phát sinh.

Kỳ vọng, hệ số ứng tiền mặt có tương quan thuận với số lần chậm thanh toán của chủ thẻ tín dụng.

Các nhân tố khác

- Năng lực cán bộ tín dụng (cán bộ phòng thẻ)

Nếu cán bộ tín dụng, nhân viên phòng thẻ phụ trách phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng có năng lực thẩm định yếu kém, không có khả năng dự báo, phân tích lịch sử trả nợ, khả năng tài chính của khách hàng thì sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng cao.

- Rủi ro đạo đức của cán bộ tín dụng

Cán bộ tín dụng, cán bộ phòng thẻ là đầu mối trung tâm tiếp xúc, thẩm định khách hàng nếu đạo đức nghề nghiệp không tốt, sẽ phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng không đủ tiêu chuẩn dẫn đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của ngân hàng.

- Thông tin về khách hàng không chính xác, trung thực

Rủi ro tín dụng của thẻ tín dụng cũng bị ảnh hưởng do nhân tố thông tin về nhân thân, khả năng trả nợ, lịch sử trả nợ của khách hàng không chính xác, hay nói cách khác do khách hàng cố ý cung cấp sai lệch, cán bộ thẻ còn thiếu kinh nghiệm thẩm

Giá trị giao dịch ứng tiền bình quân tháng Dư nợ bình quân tháng

23

định khách hàng nên để xảy ra tình trạng thất thoát, rủi ro không thu hồi được nợ cao. Hay do khách hàng chuyển công tác, nghỉ việc tại đơn vị cũ mà không thông báo với ngân hàng phát hành…

Ngoài ra một số nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại các ngân hàng thương mại như rủi ro do tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến động, tình trạng thất nghiệp, mất việc gia tăng, khiến khả năng trả nợ của chủ thẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng…những nhân tố này thuộc nhóm nguyên nhân khách quan dẫn đến rủi ro tín dụng của thẻ tín dụng và rất khó để đo lường những nhân tố này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động tới rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)