Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động tới rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương (Trang 65)

Dựa trên kết quả hồi quy, phần tiếp theo tác giả sẽ trình bày một số nội dung thảo luận chính về kết quả nghiên cứu đối với các biến độc lập có ý nghĩa thống kê. Cụ thể:

Thu nhập bình quân (INCOME) có ảnh hưởng ngược chiều đến số lần chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng của chủ thẻ Sacombank, nói cách khác khi thu nhập bình quân của chủ thẻ tăng sẽ làm giảm rủi ro tín dụng đối với hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Ngân hàng Sacombank. Kết quả này khác biệt với phát hiện trong nghiên cứu của Lopes (2008), người có thu nhập càng cao thì càng có nhu cầu chi tiêu nhiều hơn nên có dư nợ thẻ tín dụng lớn hơn và có nguy cơ chậm thanh toán cao hơn và gây ra rủi ro tín dụng cao hơn cho TCTD. Điều này có thể được giải thích là do thông thường chủ thẻ tín dụng của Ngân hàng Sacombank sử dụng thu nhập của

56

mình để thanh toán dư nợ thẻ tín dụng, với nguồn thu nhập cao ổn định, chủ thẻ sẵn sàng thanh toán toàn bộ sao kê thẻ tín dụng nhằm tránh các khoản phí, lãi phát sinh do thanh toán không hết dư nợ thẻ tín dụng hoặc thanh toán trễ hạn, và do đó góp phần làm giảm rủi ro tín dụng cho hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của Ngân hàng Sacombank trong giai đoạn nghiên cứu.

Hạn mức tín dụng (LIMIT) có ảnh hưởng cùng chiều đến số lần chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng của chủ thẻ tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, nói cách khác khi hạn mức tín dụng của chủ thẻ tăng sẽ làm tăng rủi ro tín dụng đối với hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Ngân hàng Sacombank. Điều này phù hợp với phát hiện của Lee và cộng sự (2015), các tác giả đã tìm thấy hạn mức tín dụng càng cao, dư nợ thẻ tín dụng của chủ thẻ càng lớn và gia tăng rủi ro tín dụng đối với TCTD càng cao.

Nghề nghiệp (OCCUP) có ảnh hưởng đến số lần chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng của chủ thẻ tín dụng tại Ngân hàng Sacombank. Kết quả kiểm định cho thấy khi nghề nghiệp của khách hàng thay đổi thì số lần chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng cũng thay đổi, khi chủ thẻ là nhân viên văn phòng, số lần chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng của chủ thẻ đó sẽ giảm so với chủ thẻ không là nhân viên văn phòng. Hay nói cách khác, rủi ro tín dụng đối với các khách hàng có nghề nghiệp là nhân viên văn phòng thấp hơn so với nhóm nghề nghiệp còn lại. Kết quả này tương đồng với phát hiện của Lee và cộng sự (2015), các tác giả cũng tìm thấy công việc có tính ổn định có ảnh hưởng cùng chiều đến khả năng thanh toán nợ đến hạn của chủ thẻ tín dụng, chủ thẻ có nghề nghiệp ổn định có rủi ro tín dụng thấp hơn so với chủ thẻ có nghề nghiệp ít ổn định hơn.

Loại hình công ty (TOC) có ảnh hưởng đến số lần chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng của chủ thẻ tín dụng tại Ngân hàng Sacombank. Kết quả hồi quy cho thấy khi chủ thẻ công tác tại các công ty TNHH tư nhân thì số lần chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng tăng lên so với các loại hình công ty còn lại (công ty nhà nước, công ty có vốn nước ngoài). Nói cách khác, rủi ro tín dụng đối với hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng Sacombank là cao hơn ở nhóm khách hàng công tác tại các

57

loại hình công ty thuộc nhóm tư nhân so với nhóm còn lại. Điều này có thể phần nào được hiểu là do khách công tác tại nhóm các công ty, tập đoàn nhà nước có thu nhập ổn định, và nhóm khu vực nước ngoài thì có mức thu nhập cao nhất hiện nay về mặt bằng chung, do đó, khả năng thanh toán nợ đến hạn của dư nợ thẻ tín dụng sẽ tốt hơn so với loại hình công ty thuộc nhóm tư nhân, hay nói khác đi, rủi ro tín dụng của nhóm khách hàng công tác tại nhóm các công ty, tập đoàn nhà nước, và các công ty có vôn nước ngoài cũng sẽ thấp hơn.

Chủ thẻ có dư nợ tín dụng tại ngân hàng khác (BLOAN) có ảnh hưởng cùng chiều với số lần chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng của chủ thẻ tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, kết quả kiểm định cho thấy khi khách hàng có dư nợ tín dụng tại ngân hàng khác thì nguy cơ chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng tại Sacombank tăng lên, đồng nghĩa rủi ro tín dụng đối với hoạt động thẻ tín dụng cũng tăng theo. Kết quả này phù hợp với phát hiện của Lee và cộng sự (2015), đó là chủ thẻ tín dụng có các khoản vay tín dụng tại các ngân hàng khác sẽ có khả năng quá hạn thẻ tín dụng cao hơn so với những người không có các khoản vay tín dụng tại các ngân hàng khác.

Hệ số ứng tiền mặt (CASHBal) có ảnh hưởng cùng chiều với số lần chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng của chủ thẻ tín dụng tại Ngân hàng Sacombank. Kết quả hồi quy cho thấy khi hệ số ứng tiền mặt tăng lên thì nguy cơ chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng cũng tăng theo. Điều này được lý giải là do khi thực hiện giao dịch ứng tiền mặt tại ATM hoặc máy POS, chủ thẻ phải chịu mức phí ứng tiền mặt và lãi tính ngay từ thời điểm phát sinh giao dịch, do vậy một khi chủ thẻ tín dụng ứng tiền mặt từ thẻ tín dụng chủ thẻ đó đang thực sự gặp vấn đề khó khăn về tài chính trong ngắn hạn. Chủ thẻ có xu hướng sử dụng thẻ tín dụng để ứng tiền mặt thường xuyên phải đối diện với nguy cơ không thể chi trả đúng hạn các khoản nợ gốc, phí và lãi phát sinh, hay nói cách khác rủi ro tín dụng đối với các khách hàng có hệ số ứng tiền mặt là cao hơn so với các chủ thẻ có hệ số ứng tiền mặt thấp.

58

Kết luận Chương 4

Trong chương 4, tác giả đã tiến hành phân tích định lượng để xác định các yếu tố và đo lường mức độ ảnh hưởng của chúng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của Ngân hàng Sacombank. Tác giả đã lần lượt trình bày kết quả phân tích thống kê mô tả, kết quả của mô hình hồi quy, thông qua dấu của các hệ số hồi quy, tác giả đã có những kết luận về sự tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc, là cơ sở cho những đề xuất về gợi ý chính sách trong chương tiếp theo của đề tài.

59

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 5.1 Kết luận

Qua nghiên cứu phân tích định lượng mô hình hồi quy tuyến tính dựa trên nền tảng cơ sở lý thuyết và những công trình nghiên cứu đi trước cùng với dữ liệu thu thập được từ 271 thẻ tín dụng phát hành mới và có phát sinh giao dịch thẻ tín dụng trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Ngân hàng Sacombank bao gồm:

Thu nhập bình quân (INCOME) có tương quan nghịch đến số lần chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng của chủ thẻ Sacombank. Điều này đồng nghĩa là chủ thẻ có thu nhập càng cao thì nguy cơ chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng càng ít so với chủ thẻ có thu nhập thấp hơn đồng nghĩa với rủi ro tín dụng của chủ thẻ có thu nhập cao hơn là ít hơn.

Hạn mức tín dụng (LIMIT) có tương quan thuận đối với số lần chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng của chủ thẻ Sacombank, điều này có nghĩa là hạn mức tín dụng càng cao thì nguy cơ chủ thẻ chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng càng lớn.

Nghề nghiệp (OCCUP) có ảnh hưởng đến số lần chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng của chủ thẻ Sacombank, kết quả kiểm định cho thấy khi nghề nghiệp của chủ thẻ là nhân viên văn phòng, số lần chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng của chủ thẻ đó sẽ giảm đi 0.078 lần so với chủ thẻ không là nhân viên văn phòng. Điều này có nghĩa là tính ổn định của nghề nghiệp có ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ đến hạn của chủ thẻ tín dụng, chủ thẻ có nghề nghiệp ổn định có số lần chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng thấp hơn so với chủ thẻ có nghề nghiệp ít ổn định hơn.

Loại hình công ty (TOC) ảnh hưởng đến số lần chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng của chủ thẻ Sacombank, kết quả kiểm định cho thấy khi chủ thẻ công tác tại các công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hộ kinh doanh cá thể…có nguy cơ chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng hơn so với các chủ thẻ

60

công tác tại các đơn vị khác mang tính chất ổn định và thu nhập cao hơn như cơ quan nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…

Chủ thẻ có dư nợ tín dụng tại ngân hàng khác (BLOAN) có mối tương quan thuận với số lần chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng của chủ thẻ Sacombank, kết quả kiểm định cho thấy khi khách hàng có dư nợ tín dụng tại ngân hàng khác thì nguy cơ chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng tại Sacombank tăng 0.094 lần.

Hệ số ứng tiền mặt (CASHBal) có tương quan thuận với số lần chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng của chủ thẻ Sacombank, kết quả hồi quy cho thấy khi hệ số ứng tiền mặt tăng lên 1 thì nguy cơ chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng tăng lên 0.194. Khi thực hiện giao dịch ứng tiền mặt tại ATM hoặc máy POS, chủ thẻ phải chịu mức phí ứng tiền mặt và lãi tính ngay từ thời điểm phát sinh giao dịch, do vậy một khi chủ thẻ tín dụng ứng tiền mặt từ thẻ tín dụng chủ thẻ đó đang thực sự gặp vấn đề khó khăn về tài chính trong ngắn hạn. Chủ thẻ có xu hướng sử dụng thẻ tín dụng để ứng tiền mặt thường xuyên phải đối diện với nguy cơ không thể chi trả đúng hạn các khoản nợ gốc, phí và lãi phát sinh. Hệ số ứng tiền mặt của chủ thẻ càng cao thì nguy cơ chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng của chủ thẻ càng tăng.

5.2 Gợi ý chính sách

Dựa vào kết quả nghiên cứu, đề tài đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Ngân hàng Sacombank bao gồm: thu nhập bình quân, hạn mức tín dụng, nghề nghiệp, loại hình công ty đang công tác, chủ thẻ có dư nợ tại ngân hàng khác, và hệ số ứng tiền mặt. Các nhân tố này có thể chia ra làm ba nhóm như sau:

Nhóm nhân tố về nhân thân của chủ thẻ (nghề nghiệp, loại hình công ty đang công tác)

Nhóm nhân tố về năng lực thanh toán của chủ thẻ (thu nhập bình quân, hạn mức tín dụng, dư nợ tại ngân hàng khác).

61

Dựa trên cơ sở phân nhóm này, phần tiếp theo tác giả đưa ra các nhóm giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng của hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Ngân hàng Sacombank trong tương lai.

5.2.1 Giải pháp từ nhóm yếu tố “nhân thân của chủ thẻ”

Dựa trên kết quả nghiên cứu, Ngân hàng Sacombank nên tập trung hướng đến đối tượng khách hàng chào bán thẻ tín dụng là những nhân viên văn phòng với thu nhập và tính chất công việc ổn định, khả năng tiếp thu công nghệ mới cao nhằm tăng doanh số phát hành và doanh số sử dụng thẻ tín dụng mà vẫn đảm bảo duy trì rủi ro tín dụng ở mức thấp.

Cán bộ tác nghiệp xem xét kỹ lưỡng hồ sơ khách hàng, khi có yêu cầu khách hàng bổ sung giấy tờ thì chỉ nên yêu cầu khách hàng một lần nhằm rút ngắn bớt thời gian xử lý giao dịch, giảm chi phí đi lại cho khách hàng tăng sự hài lòng của khách hàng.

Ngoài ra việc chào bán sản phẩm thẻ tín dụng theo “lô” cho các công ty trong khu chế xuất, khu công nghiệp, công ty có vốn đầu tư nước ngoài cũng như những công ty nhà nước, tập đoàn lớn nên được Sacombank khuyến khích và mở rộng hơn nữa, do đặc thù người lao động có công ty này có thu nhập tương đối cao, nghề nghiệp ổn định. Tuy nhiên đặc biệt lưu ý các chi nhánh không nên vì chạy theo chỉ tiêu số lượng mà mở thẻ tín dụng cho khách hàng một cách ồ ạt, thiếu “thận trọng”, như vậy chúng ta đạt được chỉ tiêu trước mắt, nhưng phải gánh chịu rủi ro tín dụng to lớn trong tương lai.

5.2.2 Giải pháp từ nhóm yếu tố “năng lực thanh toán của chủ thẻ”

Ngân hàng Sacombank nên tiếp tục xây dựng sản phẩm và dịch vụ nhằm tập trung vào những nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau, dựa vào kết quả mô hình nghiên cứu cho thấy khách hàng có thu nhập bình quân càng cao thì nguy cơ chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng càng thấp. Vì vậy trong thời gian tới, Sacombank nên hướng đến xây dựng những chương trình nhằm thu hút khách hàng có thu nhập cao

62

với nhu cầu chi tiêu lớn, đây cũng chính là xu hướng của các ngân hàng trong thời gian tới, việc hướng đến phục vụ phân khúc khách hàng cao cấp sẽ mang lại nguồn thu lớn, giảm thiểu rủi ro tín dụng và nâng cao uy tín cho Ngân hàng Sacombank. Trong thời gian tới, Ngân hàng Sacombank nên có kênh phục vụ riêng cho nhóm phân khúc khách hàng cao cấp như có tổng đài phục vụ khách VIP 24/7, và có các chính sách nhằm thu hút nhiều hơn nữa những đối tượng khách hàng này mở thẻ tín dụng Sacombank, gia tăng thêm nhiều dịch vụ tiện ích, chương trình ưu đãi tích lũy điểm trả thưởng bằng quà hoặc tiền… đồng thời chăm sóc một cách tốt nhất những khách hàng hiện có.

Về hạn mức tín dụng cấp cho chủ thẻ cần ở mức phù hợp, sao cho không thấp hơn so với thị trường nhằm đảm bảo tính chất cạnh tranh với các ngân hàng khác đặc biệt là đối với khách hàng có thu nhập cao, uy tín tốt, là đối tượng khách hàng cao cấp mà Ngân hàng Sacombank đang tập trung hướng đến, đồng thời cũng đảm bảo hạn mức tín dụng đó là phù hợp với khả năng chi tiêu và trả nợ của chủ thẻ, tránh trường hợp chi nhánh cấp hạn mức tín dụng vượt quá khả năng chi trả của chủ thẻ, đặc biệt là đối với những chủ thẻ mới có quan hệ giao dịch với Ngân hàng Sacombank, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro tín dụng có thể xảy ra khi chủ thẻ mất khả năng chi trả khoản nợ đến hạn.

Việc xây dựng hoàn thiện các văn bản pháp lý quy định về thẻ tín dụng tại Sacombank là vấn đề hết sức cần thiết để thẻ tín dụng ngày càng trở thành phương tiện thanh toán phổ biến trong xã hội vì những lợi ích mà thẻ tín dụng mang lại. Hoàn thiện các văn bản quy trình, quy địnhphát hành thẻ tín dụng để nhân cán bộ nhân vine có thể triển khai một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Cần có chính sách áp dụng riêng đối với từng đối tượng khách hàng: chính sách cấp hạn mức tín dụng riêng cho từng đối tượng khách hàng đảm bảo trong khả năng thanh toán của chủ thẻ nhằm để chủ thẻ kiểm soát việc sử dụng thẻ, không để chủ thẻ chi tiêu vượt quá thu nhập hàng tháng, khuyến khích chủ thẻ thanh toán đúng hạn để tránh tình trạng nợ quá hạn xảy ra bằng các chức năng như thông báo SMS và gửi

63

Email nhắc nợ cho chủ thẻ. Chính sách tín dụng thẻ tại Sacombank nên lưu tâm đến khả năng thanh toán của khách hàng nhằm đảm bảo mục tiêu gia tăng số lượng khách hàng sử dụng thẻ đồng thời kiểm soátđược rủi ro cho chủ thẻ và ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động tới rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương (Trang 65)