Giải pháp từ nhóm yếu tố “năng lực thanh toán của chủ thẻ”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động tới rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương (Trang 71 - 73)

Ngân hàng Sacombank nên tiếp tục xây dựng sản phẩm và dịch vụ nhằm tập trung vào những nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau, dựa vào kết quả mô hình nghiên cứu cho thấy khách hàng có thu nhập bình quân càng cao thì nguy cơ chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng càng thấp. Vì vậy trong thời gian tới, Sacombank nên hướng đến xây dựng những chương trình nhằm thu hút khách hàng có thu nhập cao

62

với nhu cầu chi tiêu lớn, đây cũng chính là xu hướng của các ngân hàng trong thời gian tới, việc hướng đến phục vụ phân khúc khách hàng cao cấp sẽ mang lại nguồn thu lớn, giảm thiểu rủi ro tín dụng và nâng cao uy tín cho Ngân hàng Sacombank. Trong thời gian tới, Ngân hàng Sacombank nên có kênh phục vụ riêng cho nhóm phân khúc khách hàng cao cấp như có tổng đài phục vụ khách VIP 24/7, và có các chính sách nhằm thu hút nhiều hơn nữa những đối tượng khách hàng này mở thẻ tín dụng Sacombank, gia tăng thêm nhiều dịch vụ tiện ích, chương trình ưu đãi tích lũy điểm trả thưởng bằng quà hoặc tiền… đồng thời chăm sóc một cách tốt nhất những khách hàng hiện có.

Về hạn mức tín dụng cấp cho chủ thẻ cần ở mức phù hợp, sao cho không thấp hơn so với thị trường nhằm đảm bảo tính chất cạnh tranh với các ngân hàng khác đặc biệt là đối với khách hàng có thu nhập cao, uy tín tốt, là đối tượng khách hàng cao cấp mà Ngân hàng Sacombank đang tập trung hướng đến, đồng thời cũng đảm bảo hạn mức tín dụng đó là phù hợp với khả năng chi tiêu và trả nợ của chủ thẻ, tránh trường hợp chi nhánh cấp hạn mức tín dụng vượt quá khả năng chi trả của chủ thẻ, đặc biệt là đối với những chủ thẻ mới có quan hệ giao dịch với Ngân hàng Sacombank, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro tín dụng có thể xảy ra khi chủ thẻ mất khả năng chi trả khoản nợ đến hạn.

Việc xây dựng hoàn thiện các văn bản pháp lý quy định về thẻ tín dụng tại Sacombank là vấn đề hết sức cần thiết để thẻ tín dụng ngày càng trở thành phương tiện thanh toán phổ biến trong xã hội vì những lợi ích mà thẻ tín dụng mang lại. Hoàn thiện các văn bản quy trình, quy địnhphát hành thẻ tín dụng để nhân cán bộ nhân vine có thể triển khai một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Cần có chính sách áp dụng riêng đối với từng đối tượng khách hàng: chính sách cấp hạn mức tín dụng riêng cho từng đối tượng khách hàng đảm bảo trong khả năng thanh toán của chủ thẻ nhằm để chủ thẻ kiểm soát việc sử dụng thẻ, không để chủ thẻ chi tiêu vượt quá thu nhập hàng tháng, khuyến khích chủ thẻ thanh toán đúng hạn để tránh tình trạng nợ quá hạn xảy ra bằng các chức năng như thông báo SMS và gửi

63

Email nhắc nợ cho chủ thẻ. Chính sách tín dụng thẻ tại Sacombank nên lưu tâm đến khả năng thanh toán của khách hàng nhằm đảm bảo mục tiêu gia tăng số lượng khách hàng sử dụng thẻ đồng thời kiểm soátđược rủi ro cho chủ thẻ và ngân hàng

Bên cạnh đó, Ngân hàng Sacombank cần thận trọng đối với nhóm khách hàng có dư nợ tại ngân hàng khác. Ngân hàng Sacombank nên cân nhắc kỹ giữa lợi ích thu được và rủi ro phải gánh chịu nếu phát hành thẻ tín dụng cho những đối tượng khách hàng này. Từ kết quả của đề tài, tác giả khuyến nghị trong thời gian tới Ngân hàng Sacombank nên có tiêu chuẩn chấm điểm kỹ hơn về năng lực tài chính của chủ thẻ có dư nợ tín dụng tại ngân hàng khác nhằm hạn chế đến mức tối đa rủi ro tín dụng xảy ra với Sacombank.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động tới rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương (Trang 71 - 73)