Tổng quan nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập ròng từ dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh lâm đồng (Trang 29 - 37)

Tại Việt Nam, các nghiên cứu thực nghiệm chỉ thực sự phổ biến từ khoảng năm 2010 trở lại đây.Tuy nhiên, đa phần các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận đã sử dụng dữ liệu phân tích của các doanh nghiệp niêm yết, ít tác giả

nghiên cứu về lĩnh vực ngân hàng. Tính đến nay chỉ có một vài nghiên cứu về lĩnh vực ngân hàng như Phan Thị Hằng Nga (2011), Phạm Hữu Hồng Thái (2013), Ngô Phương Khanh (2013).

Tác giả Phạm Hữu Hồng Thái (2013) nghiên cứu tác động của nợ xấu đến khả năng sinh lợi của NHTM cổ phần Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2010. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thu thập được từ các báo cáo tài chính hàng năm, các báo cáo thường niên của 34 NHTM cổ phần ở Việt Nam. Tác giả sử dụng biến phụ thuộc là ROE đo lường khả năng sinh lợi của ngân hàng. Các biến độc lập được sử dụng là quy mô ngân hàng (logarit tự nhiên của tổng tài sản), đòn bẩy tài chính (tổng nợ/tổng vốn chủ sở hữu), chất lượng tài sản có (nợ xấu/tổng cho vay khách hàng), dự phòng rủi ro cho vay, rủi ro tín dụng, hiệu quả quản trị tài sản, hiệu quả chi phí hoạt động. Kết quả nghiên cứu cho thấy nợ xấu có tác động tiêu cực đến khả năng sinh lợi của các NHTM cổ phần ở Việt Nam. Có nghĩa là tỷ lệ nợ xấu tăng lên sẽ dẫn đến khả năng sinh lợi của các NHTM cổ phần ở Việt Nam bị giảm sút. Cùng kết quả với nợ xấu là các yếu tố chi phí dự phòng tổn thất, hiệu quả quản lý chi phí hoạt động cũng có tác động tiêu cực đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. Các yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh lợi của ngân hàng là quy mô ngân hàng, đòn bẩy tài chính, hiệu quả quản trị tài sản, trong khi đó yếu tố dự phòng rủi ro tín dụng có tác động không rõ ràng.

Tác giả Ngô Phương Khanh (2013) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của NHTM giai đoạn 2007 – 2011. Dữ liệu nghiên cứu là số liệu được thu thập từ báo cáo tài chính của các NHTM cổ phần ở Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2011. Báo cáo tài chính của các NHTM được thu thập từ website các ngân hàng. Ngoài ra các thông tin về yếu tố kinh tế vĩ mô được thu thập từ website của ngân hàng thế giới. Dữ liệu gồm 81 mẫu quan sát từ 17 NHTM ở Việt Nam. Để đánh giá lợi nhuận của ngân hàng, tác giả sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận trên tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng có thể được phân thành hai nhóm: các yếu tố nội tại của ngân hàng và các yếu tố kinh tế vĩ mô. Các yếu tố nội tại là các yếu tố bên trong được xác định bởi các

quyết định và chính sách quản lý ngân hàng, như quy mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu, tính thanh khoản, cho vay khách hàng, tiền gửi của khách hàng và cấu trúc thu nhập – chi phí. Đồng thời, hiệu quả hoạt động của ngân hàng thường bị tác động bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô. Ba yếu tố kinh tế vĩ mô được sử dụng là tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế hàng năm, tỷ lệ lạm phát hàng năm và tỷ lệ lãi suất thực. Kết quả phân tích cho thấy cho vay khách hàng có mối quan hệ nghịch biến với ROA và ROE và có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%. Hệ số hồi quy của các biến thu nhập lãi ròng, thu nhập ngoài lãi, tốc độ tăng trưởng sản phẩm quốc nội, lãi suất thực dương có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy là 95%. Trong khi ROE có mối tương quan nghịch với tính thanh khoản và tương quan thuận với quy mô ngân hàng với độ tin cậy là 90%. ROA không tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê với biến tính thanh khoản và quy mô. Và kết quả cũng chưa cho thấy tác động của vốn chủ sở hữu và tiền gửi của khách hàng đối với ROA và ROE.

Tác giả Phan Thị Hằng Nga (2011) đã thực hiện nghiên cứu các yếu tố quyết định đến lợi nhuận các ngân hàng niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010. Tác giả sử dụng mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là tỷ suất lợi nhuận tính trên tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), các biến độc lập là các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận các ngân hàng niêm yết gồm quy mô vốn (vốn chủ sở hữu/tổng tài sản), quy mô tiền gửi (tổng tiền gửi/tổng tài sản), quy mô dư nợ (dư nợ/tổng tài sản) và cấp độ rủi ro (chi phí dự phòng). Dữ liệu trong bài báo cáo này được lấy từ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 6 ngân hàng (ACB, EIB, STB, VCB, CTG, SHB) có quy mô lớn và có uy tín trên thị trường tín dụng giai đoạn 2005 – 2010 (30 quan sát). Kết quả nghiên cứu cho thấy tiền gửi của khách hàng, cấp độ rủi ro và dư nợ cho vay là các yếu tố quyết định lợi nhuận của ngân hàng, quy mô vốn thì không.

Tất cả các công trình nghiên cứu trên đều tập trung nghiên cứu hiệu quả hoạt động của NHTM dựa trên các chỉ số cơ bản như ROA, ROE và các yếu tố cơ bản có tính kế thừa của các công trình nghiên cứu quốc tế. Tuy nhiên, có thể thấy chưa có sự khác biệt, thậm chí chưa nhắc đến cơ cấu thu nhập và chi tiết cụ thể về chi phí

hoạt động của ngân hàng. Các nghiên cứu về hoạt động của các ngân hàng theo định hướng ngành, chưa đi cụ thể ngân hàng nào cũng như chưa đi 01 nghiệp vụ cụ thể như ngân hàng bán lẻ. Các tác giả kế thừa một số chỉ tiêu cơ bản thường gặp về chỉ tiêu tài chính, kinh tế vĩ mô và chưa thấy bằng chứng về cơ cấu thu nhập của doanh nghiệp được đo lường cụ thể như thế nào. Đối với Trujillo-Ponce (2013), kết quả nghiên cứu đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng thông qua tỷ lệ lợi nhuận ròng, lợi nhuận ngoài lãi trên tổng tài sản (NII_TA), qua việc đo lường này cũng thấy được phần nào ảnh hưởng của các nhân tố đến thu nhập lãi ròng/tổng tài sản. Mô hình này là căn cứ quan trọng đối với nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi ròng của các NHTM nói chung và thu nhập lãi ròng từ hoạt động ngân hàng bán lẻ nói riêng.Với đặc thù của BIDV - chi nhánh Lâm Đồng là một đơn vị thành viên trực thuộc hệ thống BIDV, thực hiện hạch toán phụ thuộc và bắt buộc phải tuân thủ quy chế: các đơn vị thành viên hoạt động trong phạm vi ủy quyền và nhận khoán tài chính theo quy định của BIDV, không có vốn chủ sở hữu riêng cho từng đơn vị mà nguồn vốn này do BIDV quản lý. Mặt khác, chỉ xét riêng đến dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV chi nhánh Lâm Đồng, nên biến phụ thuộc là tỷ lệ thu nhập ròng từ dịch vụ NHBL chia cho tổng tài sản (ký hiệu là INOA).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương này tác giả trình bày cụ thể cơ sở lý thuyết về thu nhập ròng từ dịch vụ NHBL (khái niệm, các yếu tố cấu thành, đo lường hiệu quả), lý thuyết liên quan đến khả năng sinh lời của ngân hàng, khung phân tích CAMELS, bộ chỉ tiêu lành mạnh tài chính (NFIS). Tiến hành khái quát, tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế, từ đó phân tích đề xuất hướng nghiên cứu cho đề tài. Cụ thể, hướng nghiên cứu tập trung vào phương pháp nghiên cứu định lượng, xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính bình phương nhỏ nhất và các kiểm định. Mô hình nghiên cứu là các chỉ tiêu tài chính phù hợp với quy mô báo cáo kinh doanh của 01 chi nhánh và các yếu tố vĩ mô ở cấp độ 1 tỉnh. Cụ thể, nghiên cứu đo lường thu nhập ròng bằng tỷ lệ thu nhập ròng trên tài sản, các biến nội tại ngân hàng bao gồm:quy mô ngân hàng; rủi ro tín dụng; cho vay KHCN; quy mô tiền gửi KHCN; tỷ

lệ lợi nhuận ngoài lãi; chênh lệch lãi suất. Biến nghiên cứu vĩ mô bao gồm GDP và chỉ số giá tiêu dùng của tỉnh Lâm Đồng.

26

Bảng 2.2. Tóm tắt các nghiên cứu liên quan đến đề tài

Tác giả Dữ liệu Phương pháp Các biến giải thích Kết quả Trujillo-Ponce (2013) Các NHTM giai đoạn từ 1990 đến 2009

Mô hình hồi quy bội, OLS, biến phụ thuộc là ROA

Tỷ lệ dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ - Tỷ lệ lợi nhuận ngoài lãi trên tổng tài sản + Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản + Logarit tự nhiên của tổng tài sản + Logarit tự nhiên của tổng sản phẩm trong nước + Sự tăng trưởng của cung tiền + Tỷ lệ lạm phát hàng năm + Tỷ lệ chi phí ngoài lãi trên tổng tài sản -

Riaz và Mehar (2011)

32 NHTM, gồm 141 biến quan sát

Mô hình OLS, biến phụ

thuộc ROA, ROE

Rủi ro tín dụng + Lãi suất + Tổng tài sản - Tổng tiền gửi trên tổng tài sản + Alper và Anbar (2011) 10 NHTM ở Thổ Nhĩ Kỳ 2002 – 2010, 90 quan sát Mô hình OLS, biến phụ

thuộc ROA, ROE

Quy mô ngân hàng +

Thu nhập ngoài lãi vay +

Cho vay khách hàng -

Lãi suất -

27 Tác giả Dữ liệu Phương pháp Các biến giải thích Kết quả Ali K, Akhatar F. M và Ahmed Z.H (2011) NHTM Pakistan giai đoạn 2006 – 2009, 88 mẫu quan sát Mô hình OLS, biến phụ

thuộc ROA, ROE

Hiệu quả quản lý tài sản + Tốc độ tăng trưởng GDP + Vốn chủ sử hữu - Rủi ro tín dụng - Lạm phát - Hiệu quả hoạt động - Sufian và Habiullah (2009) NHTM ở Trung Quốc từ 2000 – 2015 Mô hình OLS, biến phụ

thuộc ROA, ROE

Tính thanh khoản +

Rủi ro tín dụng +

Chi phí -

Đa dạng hóa doanh thu +

Shingjergji và Hyseni (2015)

Hệ thống ngân hàng Albania2004-2015

Mô hình OLS, biến phụ

thuộc ROA, ROE

Tỷ lệ nợ xấu -

Tỷ lệ an toàn vốn +

Quy mô của ngân hàng (Tổng tài sản) + Hệ số vốn chủ sở hữu (EM) + Tỷ lệ cho vay với tiền gửi (LTD) -

28 Tác giả Dữ liệu Phương pháp Các biến giải thích Kết quả Kossmidou, Paisouras và Tsaklanganos (2007) NHTM ở Hy Lạp từ 1995 – 2001 Mô hình OLS, biến phụ thuộc ROA

Quy mô ngân hàng +

Cho vay khách hàng +

Tính thanh khoản -

Vốn chủ sở hữu +

Quản lý chi phí hoạt động -

Quy mô ngân hàng +

Phạm Hữu Hồng Thái (2013) NHTM cổ phần Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2010 Mô hình OLS, biến phụ thuộc ROE Nợ xấu - Chi phí dự phòng tổn thất - Hiệu quả quản lý chi phí -

Quy mô ngân hàng +

Đòn bẩy tài chính + Hiệu quả quản lý tài sản + Phan Thị Hằng Nga (2011) NHTM niêm yết, giai đoạn 2005 – 2010, 30 quan sát Mô hình OLS, biến phụ

thuộc ROA, ROE

Tiền gửi của khách hàng +

Cấp độ rủi ro -

Dư nợ cho vay +

Nguồn: tác giả tổng hợp từ các công trình nghiên cứu đã nêu ở trên

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập ròng từ dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh lâm đồng (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)