nhánh Lâm Đồng giai đoạn 2011 - 2015
Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ là xu hướng của các ngân hàng thương mại trên toàn cầu. Để tồn tại và phát triển một cách bền vững, các ngân hàng thương mại ngày nay đều hướng tới việc củng cố và phát triển một cách bền vững nền khách hàng. Hoạt động ngân hàng bán lẻ luôn được coi là một hoạt động cốt lõi, nền tảng để từ đó mở rộng các hoạt động kinh doanh khác của các ngân hàng thương mại quốc tế. Trong bối cảnh ngày càng xuất hiện nhiều ngân hàng bán lẻ nước ngoài, cũng như cạnh tranh với các NHTM trong nước, BIDV đã tổ chức cơ cấu lại bộ máy và định hướng kinh doanh tập trung phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ song hành với những thế mạnh vốn có, đưa hoạt động này trở thành một hoạt động cốt lõi của ngân hàng.
4.1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV - chi nhánh Lâm Đồng giai đoạn 2011 - 2015 đoạn 2011 - 2015
Xuất phát từ nhu cầu thực tế của tỉnh Lâm Đồng về hoạt động ngân hàng, BIDV - chi nhánh Lâm Đồng được cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quyết định số 69/QĐ-NH5 ngày 27/03/1993 của NHNN và công văn số 621CV/UBND ngày 14/07/1993 của UBND tỉnh về việc cho phép Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đặt Chi nhánh tại Lâm Đồng.
Là một đơn vị thành viên (Chi nhánh cấp 1) của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, BIDV - chi nhánh Lâm Đồng được thành lập vào giai đoạn toàn hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã chuyển hướng mạnh mẽ sang hoạt động kinh doanh đa năng tổng hợp, vừa cho vay theo kế hoạch, chỉ định của Nhà nước, vừa tự huy động vốn để cho vay và tự chịu trách nhiệm, tự trang trải. Trong những năm đầu thành lập, trong điều kiện khó khăn mọi mặt từ cơ sở vật chất, điều kiện phương tiện làm việc đến môi trường hoạt động kinh doanh, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lâm Đồng đã hoàn thành nhiệm vụ phục vụ
đầu tư phát triển, hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương góp phần xây dựng cơ sở, nền móng ban đầu cho sự phát triển kinh tế - xã hội sau này của tỉnh Lâm Đồng. Hiện nay, chi nhánh có một đội ngũ có trình độ cao, năng động và nhiệt tình với hơn 100cán bộ công nhân viên được phân bổ vào các phòng ban.
Trong bối cảnh môi trường kinh doanh còn nhiều khó khăn, cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng thương mại. Mặc dù đã bám sát các chỉ đạo điều hành của BIDV hội sở, kế hoạch của chi nhánh nhưng hoạt động kinh doanh của BIDV - chi nhánh Lâm Đồng cũng bị tác động bởi các yếu tố nội tại và bên ngoài làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của chi nhánh. Họat động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2011-2015 đã đạt được một số kết quả như sau:
Bảng 4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV –chi nhánh Lâm Đồng giai đoạn 2011–2015 Đơn vị: tỷđồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Lợi nhuận trước thuế 4,9 37,4 27,7 74,6 68,1
Huy động vốn cuối kỳ 1.267 1.920 1.962 2.040 2.528 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 1.888 1.895 1.925 2.397 3.397 Tỷ lệ nợ xấu 1,97% 1,82% 1,78% 0,02% 0,04% Dư nợ hoạt động bán lẻ 443 500 713 1.006 1.823 Huy động vốn hoạt động bán lẻ 937 1.265 1.287 1.443 1.904 Thu ròng dịch vụ bán lẻ 22,12 34,77 34,9 55,94 70,83 Thu dịch vụ ròng (không gồm
kinh doanh ngoại tệ và phái sinh) 7,7 10,8 8,48 11,2 14,8 Doanh thu khai thác phí bảo hiểm 2,2 2 2,1 2,25 2,089
Nguồn: BIDV – chi nhánh Lâm Đồng (2015)
Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh BIDV Lâm Đồng có sự chuyển biến tích cực qua các năm, được thể hiện cụ thể ở các chỉ tiêu kinh doanh:
Dư nợ tín dụng cuối kỳ của chi nhánh BIDV Lâm Đồng trong năm 2011 đạt 1.888 tỷ đồng, tăng 5,6% so với năm 2010, hoàn thành 98,9% kế họach năm 2011. Dư nợ tín dụng tăng trưởng trong giới hạn Ngân hàng BIDV Trung ương giao, tập trung tăng trưởng tín dụng bán lẻ, các lĩnh vực ưu tiên, chất lượng tín dụng được kiểm soát mạnh mẽ. Đến năm 2014, dư nợ tín dụng cuối kỳ đạt 2.397 tỷ đồng, tăng 25% (~ 472 tỷ đồng) so với năm trước, hoàn thành kế hoạch năm 2014, thị phần tiếp tục giữ vị trí thứ 2 trên địa bàn. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của chi nhánh cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn hệ thống (19%) và của ngành ngân hàng Lâm Đồng (21,5%). Bước sang năm 2015, dư nợ tín dụng cuối kỳ của chi nhánh đạt 3.397 tỷ đồng, hoàn thành 100% kế hoạch năm 2015, tăng 42% (~1.000 tỷ đồng) so với năm trước và tăng đều qua từng tháng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn năm trước (năm 2014 tăng 25%) và trên địa bàn (31%); chiếm 9,3% thị phần các NHTM trên địa bàn (tăng 0,5% so với năm trước). Nhìn chung qua các năm giai đoạn 2011-2015, cơ cấu tín dụng của BIDV – chi nhánh Lâm Đồng có khuynh hướng dịch chuyển theo đúng định hướng, mục tiêu: tỷ trọng dư nợ bán lẻ tăng cao hơn đầu năm 11,7%, đạt mức 53,7%/TDN (năm 2014 là 42%). Tăng trưởng tín dụng trung dài hạn ở mức hợp lý, đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng nhưng đồng thời vẫn kiểm soát theo mục tiêu, tỷ lệ dư nợ TDH đạt 42% (năm 2014 là 55,5%).
Chất lượng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ, tỷ lệ nợ xấu qua các năm có xu hướng giảm đáng kể: tỷ lệ nợ xấu trong năm 2011 là 1,97%; Mặc dù dư nợ tín dụng không tăng trưởng nhưng tỷ lệ nợ xấu giảm từ 1,97% năm 2011 xuống còn 1,82% năm 2012. Chi nhánh đã thực hiện thành công đề án tái cơ cấu giai đoạn 2013-2015. Đến cuối năm 2015, bằng các biện pháp thu hồi nợ trực tiếp và bán nợ cho VAMC tỷ lệ nợ xấu giảm còn 0,04%, tỷ lệ nợ nhóm 2 giảm còn 0,31%. Chất lượng tín dụng ngày càng được kiểm soát chặt chẽ.
Về hoạt động huy động vốn (HĐV), chi nhánh cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ. Huy động vốn cuối kỳ năm 2011 đạt 1.267 tỷ đồng, tăng trưởng 6,8% so với năm 2010, hoàn thành 90,5% kế họach năm; Huy động vốn bình quân đạt 1.164 tỷ đồng, tăng trưởng 20% so với năm trước.Năm 2012, huy động vốn đạt
1.920 tỷ đồng, tăng 51,5% so với đầu năm (tăng ròng 653 tỷ đồng). Năm 2014 chỉ tiêu huy động vốn chỉ đạt 2.040 tỷ đồng, hoàn thành 95% kế hoạch. Huy động vốn dân cư và huy động vốn khách hàng doanh nghiệp có mức tăng đều trong năm. Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn có sự dịch chuyển từ trung dài hạn sang ngắn hạn. Đưa tỷ trọng tiền gửi ngắn hạn tăng 49% so với năm trước và chiếm 68,3% tổng huy động vốn, phù hợp với xu hướng lãi suất giảm dần trong năm 2014. Đến cuối năm 2015, huy động vốn cuối kỳ đạt 2.528 tỷ đồng, tăng 24% (~488 tỷ đồng) so với đầu năm và mức tăng trưởng cao hơn so với mức tăng toàn ngành ngân hàng trên địa bàn (13,56%). Thị phần huy động vốn chiếm 9,5% tổng nguồn vốn huy động của các NHTM trên địa bàn, tăng 0,7% so với năm 2014. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn dân cư (năm 2015 đạt 32%) cao so với tốc độ tăng trưởng huy động vốn đã góp phần tăng tính ổn định của nền vốn, gia tăng tỷ lệ huy động vốn dân cư/tổng huy động vốn. Huy động vốn ĐCTC và TCKT tăng nhẹ so với đầu năm. Trong đó, huy động vốn TCKT tăng 2%, đạt 247,5 tỷ đồng; huy động vốn ĐCTC tăng 6%, đạt 376,7 tỷ đồng. Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn cũng có sự thay đổi. Tỷ trọng HĐV TDH/tổng HĐV đạt 46,25% (tăng 14,58% so với đầu năm), chủ yếu là tiền gửi dân cư. Tiền gửi KKH duy trì ổn định, chiếm tỷ trọng khoảng 13%/tổng HĐV, góp phần gia tăng chênh lệch thu chi từ hoạt động huy động vốn.
Lợi nhuận trước thuế năm 2011 (sau trích DPRR, bao gồm thu nợ ngoại bảng) đạt 4,9 tỷ đồng, hoàn thành 15,3% so với kế hoạch; Trong đó: trích DPRR 26 tỷ đồng, dư quỹ DPRR đạt 9,3 tỷ đồng. Năm 2012, lợi nhuận trước thuế sau khi trích DPRR đạt 37,4 tỷ đồng, hoàn thành 156% kế họach năm 2012 và 107% kế hoạch phấn đấu. Sang năm 2014 chỉ tiêu này tăng lên đạt 74,6 tỷ đồng, hoàn thành 146% kế hoạch năm 2014, tăng 167% so với năm 2013.Lợi nhuận trước thuế năm 2015 đạt 68.175 triệu đồng, hoàn thành 112% kế hoạch năm, tăng 31% so với năm trước.
Thu dịch vụ ròng (DVR) của chi nhánh BIDV Lâm Đồng trong năm 2011 đạt: 7,73 tỷ đồng. Trong đó các sản phẩm truyền thống vẫn chiếm tỷ trọng lớn như thu dịch vụ thanh toán 2,67 tỷ đồng, chiếm 34,5% trong tổng thu dịch vụ; thu dịch
vụ bảo lãnh 2,31 tỷ đồng, chiếm 29,9%; thu phí tín dụng: 1,18 tỷ đồng, chiếm 15,3%; thu từ các dịch vụ bán lẻ: 1,45 tỷ đồng, chiếm 18,8%. Sang năm 2012, thu DVR đạt 10,8 tỷ đồng, hoàn thành 114% KH năm 2012, tăng 33% so với năm trước. Hầu hết các dòng sản phẩm đều có tăng trưởng. Trong đó, thu dịch vụ bảo lãnh (tăng 44%), thu phí hoa hồng bảo hiểm (tăng 153%), thu phí BSMS (tăng 45%), thu phí tài trợ thương mại (tăng 69%), phí tín dụng (tăng 119%). Trong năm 2014, thu dịch vụ ròng của chi nhánh không bao gồm kinh doanh ngoại tệ và phái sinh đạt 11,2 tỷ đồng, hoàn thành 112% kế hoạch năm 2014, tăng 32% so với năm trước. Các dòng dịch vụ truyền thống vẫn duy trì được mức độ tăng trưởng tốt so với năm trước như phí tín dụng tăng 167%, phí bảo lãnh tăng 22%, phí dịch vụ thanh toán tăng 16%. Sang năm 2015 với sự nỗ lực rất lớn của lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên, thu dịch vụ ròng của chi nhánh đã đạt 14.808 triệu đồng, hoàn thành 110% kế hoạch năm 2015, tăng 32% so với năm trước. Trong đó, ngoài các dòng sản phẩm truyền thống như bảo lãnh (đạt 2.981 triệu đồng, tăng 34%), thanh toán (đạt 4.362 triệu đồng, tăng 24%), phí tín dụng (đạt 3.750 triệu đồng, tăng 47%) còn phải ghi nhận kết quả tích cực từ các sản phẩm dịch vụ bán lẻ như: thẻ (2.208 triệu đồng, tăng 68%), BSMS (564 triệu đồng).
Bảng 4.2. Kết quả kinh doanh của BIDV – chi nhánh Lâm Đồng so với chi nhánh ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011–2015
Đơn vị: tỷđồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Lâm Đồng
Lợi nhuận trước thuế 24,9 37,4 27,7 74,6 68,1
Huy động vốn cuối kỳ 1.267 1.920 1.962 2.040 2.528 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 1.888 1.895 1.925 2.397 3.397
Tỷ lệ nợ xấu 1,97% 1,82% 1,78% 0,02% 0,04%
Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Đà Lạt – Vietcombank Đà Lạt
Lợi nhuận trước thuế 29 37 7 0,5 50
Huy động vốn cuối kỳ 1.151 1.494 1.691 2.096 2.562 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 1.250 1.329 1.739 1.671 2.288
Tỷ lệ nợ xấu 2,00% 1,13% 2,59% 1,02% 0,83%
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng – Agribank Lâm Đồng
Lợi nhuận trước thuế 157 216 185 247 238
Huy động vốn cuối kỳ 3.873 5.385 6.241 7.383 8.304 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 6.117 7060 8.781 10.188 11.845
Tỷ lệ nợ xấu 1,36% 0,42% 1,05% 1,26% 0,30%
Nguồn: SBV tỉnh Lâm Đồng (2015)
Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng,Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Lâm Đồng, Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Đà Lạt, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng luôn là đầu tàu về quy mô, về thị phần tín dụng và huy động vốn. Agribank Lâm Đồng là ngân hàng có quy mô dư nợ lớn nhất từ 6.117 tỷ đồng năm 2011 tăng lên đạt 11.845 tỷ đồng năm 2015. Vị trí tiếp theo lần lượt là BIDV Lâm Đồng và Vietcombank Đà Lạt; Tuy nhiên dư nợ của BIDV Lâm Đồng không có sự chênh lệch lớn so với Vietcombank.
Quy mô huy động vốn của các chi nhánh ngân hàng cũng tương tự như vậy. Xét về lợi nhuận thì Agribank Lâm Đồng và BIDV Lâm Đồng có sự tăng trưởng và giá trị lợi nhuận ổn định hơn rất nhiều so với Vietcombank. So với Agribank thì BIDV Lâm Đồng có lợi nhuận khiêm tốn hơn nhiều, lợi nhuận của BIDV Lâm Đồng chỉ xấp xỉ bằng 1/4 lợi nhuận của Agribank Lâm Đồng. Điều đáng mừng và ghi nhận đối với BIDV Lâm Đồng là tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh có xu hướng giảm mạnh từ 1,97% xuống còn 0,04% thấp nhất trong số các ngân hàng. Điều này cho thấy những nỗ lực của chi nhánh trong hoạt động tín dụng, quản trị rủi ro nguồn vốn hiệu quả. Như vậy có thể thấy trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, BIDV Lâm Đồng có phần lép vế so với Agribank Lâm Đồng về thị phần và lợi nhuận. Bên cạnh đó, áp lực cạnh tranh từ các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân ngày càng lớn là thách thức lớn cần có những giải pháp căng cơ hiệu quả để BIDV – chi nhánh Lâm Đồng ngày càng bứt phá khẳng định mình.