Đo lường biến nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập ròng từ dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh lâm đồng (Trang 38)

3.2.1. Biến phụ thuộc trong mô hình

INOA được tính bằng tỷ lệ phần trăm của thu nhập ròng từ dịch vụ NHBL trên tổng tài sản của chi nhánh, nó cho thấy thu nhập ròng từ dịch vụ NHBL đạt được từ mỗi đồng tài sản của ngân hàng và hiệu quả quản lý tài sản của ngân hàng để tạo ra doanh thu. INOA được xác định bằng công thức:

INOA = Thu nhập ròng từ dịch vụ NHBL

x 100% Tổng tài sản

Để tính được chỉ tiêu INOA tác giả lấy dữ liệu thu nhập ròng từ dịch vụ NHBL và tổng tài sản từ báo cáo tổng kết các năm của BIDV - chi nhánh Lâm Đồng. Dữ liệu được thu thập theo quý từ quý I/2006 đến quý IV/2015.

3.2.2. Biến độc lập trong mô hình

Trong phạm vi nghiên cứu một chi nhánh và riêng cho lĩnh vực bán lẻ, tác giả tiến hành tổng hợp các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước được tổng hợp ở bảng 2.2 và đồng thời điều chỉnh tên biến, đo lường các biến cho phù hợp với phạm vi một chi nhánh và riêng cho lĩnh vực bán lẻ. Tác giả chia các nhân tố tác động đến thu nhập ròng làm hai nhóm: nhóm nhân tố thuộc về nội bộ ngân hàng và nhóm nhân tố vĩ mô (các yếu tố kinh tế vĩ mô tỉnh Lâm Đồng).

3.2.2.1. Nhóm nhân tố thuộc về nội bộ ngân hàng

Quy mô ngân hàng (LNTA): Trong hầu hết các lý thuyết tài chính, tổng tài

sản của ngân hàng được sử dụng đại diện cho quy mô ngân hàng. Quy mô ngân hàng bằng logarit tổng tài sản (Kossmidou, Paisouras và Tsaklanganos 2007; Riaz và Mehar 2011). Tác giả kỳ vọng biến quy mô ngân hàng tác động tích cực đến biến phụ thuộc. Quy mô ngân hàng tính bằng:

LNTA = Log (Tổng tài sản)

Rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân (CR): Tác giả sử dụng chỉ tiêu chi phí

dự phòng rủi ro tín dụng của khách hàng cá nhân trên tổng dư nợ của khách hàng cá nhân (khách hàng cá nhân bao gồm các hộ gia đình) để đo lường rủi ro tín dụng của ngân hàng (Sufian và Habiullah 2009; Riaz và Mehar2011). Các lý thuyết cho thấy rằng tăng rủi ro tín dụng sẽ làm giảm lợi nhuận thu được của ngân hàng, vì vậy trong bài nghiên cứu tác giả kỳ vọng mối quan ngược chiều với INOA.

CR = Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của KH cá nhân /Dư nợ tín dụng của KH cá nhân

Cho vay khách hàng cá nhân (LA): Tác giả sử dụng chỉ tiêu dư nợ cho vay

khách hàng cá nhân trên tổng tài sản để ước tính thành phần thu nhập do chất lượng quản lý tài sản mang lại. Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức

Các khoản cho vay khách hàng cá nhân dự kiến sẽ tạo ra lợi nhuận cho dịch vụ ngân hàng bán lẻ (Kossmidou, Paisouras và Tsaklanganos 2007). Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Riaz và Mehar (2011), khi gia tăng các khoản vay điều này dẫn đến làm gia tăng chi phí dự phòng rủi ro. Do đó, nhiều khoản vay của các NHTM được quy vào nợ xấu không tạo ra lợi nhuận mà thậm chỉ gây ra rủi ro tổn thất cho NHTM.

Quy mô tiền gửi khách hàng cá nhân (DA): Tiền gửi là nguồn vốn chính

của ngân hàng và tốn chi phí thấp nhất, càng nhiều các khoản tiền gửi chuyển sang cho vay thì ngân hàng thu được biên độ lãi suất và lợi nhuận càng cao (Riaz và Mehar,2011). Quy mô tiền gửi càng lớn thì tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng gia tăng hoạt động cho vay tạo ra chênh lệch lãi suất; do đó có thể chỉ tiêu này sẽ ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận của dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Công thức xác định DA như sau:

DA = Tiền gửi khách hàng cá nhân /Tổng tài sản.

Chênh lệch lãi suất của khách hàng cá nhân (IR): Chênh lệch lãi suất cho

vay của khách hàng cá nhân và lãi suất tiền gửi của khách hàng cá nhân trong từng thời kỳ tác động trực tiếp đến lợi nhuận của dịch vụ ngân hàng bán lẻ mà ngân hàng đạt được. Chênh lệch lãi suất được xác định bằng công thức = lãi suất trung bình cho vay KHCN trong kỳ - lãi suất trung bình tiền gửi của KHCN trong kỳ. Trong số các nghiên cứu cho thấy có một mối quan hệ tích cực giữa chênh lệch lãi suất và lợi nhuận của ngân hàng là Bourke (1989), Claeys và VanderVennet (2008). Do đó, tác giả kỳ vọng chênh lệch lãi suất của KHCN tác động cùng chiều với biến INOA.

Tỷ lệ lợi nhuận ngoài lãi của dịch vụ NHBL trên tổng tài sản (NII)

Tỷ lệ lợi nhuận ngoài lãi của dịch vụ NHBL trên tổng tài sản được tính bằng tỷ lệ giữa lợi nhuận ngoài lãi của ngân hàng với tổng tài sản.Theo xu hướng chung hiện nay của các ngân hàng hiện đại, ngoài nguồn lợi nhuận chính là thu từ hoạt động cho vay và đầu tư thì nguồn thu từ các hoạt động khác đang ngày càng giữ vai trò quan trọng và là mục tiêu phấn đấu của các ngân hàng, quy mô của nguồn thu này biểu hiện mức độ hiện đại của ngân hàng. Tỷ lệ lợi nhuận ngoài lãi của dịch vụ

NHBL trên tổng tài sản là một biến đại diện cho các hoạt động kinh doanh phi truyền thống của ngân hàng. Trujillo-Ponce (2013) đã khẳng định tỷ lệ lợi nhuận ngoài lãi trên tổng tài sản có mối liên hệ tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng.

3.2.2.2. Nhóm nhân tố vĩ mô của tỉnh Lâm Đồng

Tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh Lâm Đồng (GDP): là một công cụ đo lường

tổng thể hoạt động kinh tế và được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng. GDP có tác động vào nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng như tiền gửi của khách hàng và cho vay khách hàng. GDP có mối tương quan thuận với hiệu quả hoạt động của ngân hàng (Samina Riaz và Ayub Mehar 2011). Trong bài nghiên cứu này, tác giả cũng mong đợi mối tương quan thuận giữa tốc độ tăng trưởng GDP thực tế hàng năm và lợi nhuận ngân hàng.

Chỉ số giá tiêu dùng của tỉnh Lâm Đồng (CPI): CPI đo lường tốc độ tăng

giá của tất cả hàng hóa và dịch vụ. CPI ảnh hưởng đến giá trị thực của chi phí và doanh thu. Mối quan hệ giữa lạm phát và lợi nhuận của ngân hàng có thể là tương quan thuận hoặc tương quan nghịch (Perry 1992). Nếu dự đoán trước được tỷ lệ lạm phát, ngân hàng có thể điều chỉnh lãi suất để tăng doanh thu nhanh hơn chi phí. Ngược lại, nếu lạm phát không dự đoán được, ngân hàng không thể thực hiện điều chỉnh riêng lẻ đối với lãi suất vì vậy chi phí tăng nhanh hơn doanh thu. Nhưng hầu hết cuộc nghiên cứu đều cho thấy tương quan thuận giữa lạm phát và lợi nhuận của ngân hàng (Bourke 1989; Hassan and Bashir 2003; Kossmidou 2006). Trong bài nghiên cứu này, tác giả cũng mong đợi mối tương quan thuận giữa tỷ lệ lạm phát hàng năm và lợi nhuận của ngân hàng.

3.3. Kích thước mẫu nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu

Đối với nhóm yếu tố thuộc về nội bộ của BIDV - chi nhánh Lâm Đồng như LNTA, CR, LA, DA, IR, NII và biến phụ thuộc INOA, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu từ báo cáo tổng kết, báo cáo tài chính, trên cơ sở đó tính toán các chỉ số thích hợp để đưa vào mô hình. Đối với các biến tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Lâm Đồng và chỉ số giá tiêu dùng được tác giả thu thập trên các báo cáo của cục thống kê tỉnh Lâm Đồng.

Kích cỡ mẫu: các dữ liệu được thu thập từ năm 2006 đến năm 2015 theo quý với tổng kích thước mẫu đạt 40 quan sát.

3.4. Phương pháp phân tích nghiên cứu

Tác giả sử dụng phần mềm STATA 13 để phân tích thống kê mô tả, phân tích tương quan, phân tích hồi quy, đánh giá mức độ phù hợp của mô hình, kiểm định các giả thuyết…

3.4.1. Phân tích thống kê mô tả

Phương pháp này được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập nhằm có cái nhìn tổng quát về mẫu nghiên cứu. Thông qua mô tả, tóm tắt thống kê các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu cho thấy được giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất và bé nhất của từng biến nghiên cứu.

3.4.2. Phân tích tương quan

Phân tích tương quan được sử dụng để xem xét mối quan hệ giữa các biến độc lập trong mô hình. Kết quả phân tích tương quan có thể bước đầu đánh giá được các dự báo mô hình. Ngoài ra, trong trường hợp các biến độc lập có mối tương quan cao thì đây là dấu hiệu của đa cộng tuyến, do đó đây là một cơ sở để tác giả thực hiện kiểm định đa cộng tuyến và điều chỉnh mô hình.

3.4.3. Phân tích hồi quy

Trong khi phân tích tương quan kiểm tra có tồn tại mối tương quan giữa các biến hay không thì phân tích hồi quy được dùng để đo lường mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập với các biến phụ thuộc, qua đó cho biết chiều tác động của từng biến độc lập đến biến phụ thuộc. Phương pháp này sẽ cho phép tác giả đưa ra những bằng chứng xác thực để trả lời các câu hỏi nghiên cứu của luận văn.

Thông qua phương pháp tổng bình phương bé nhất (OLS), hằng số và các tham số của mô hình sẽ được ước lượng. Hệ số Prob (P- value) của kết quả phân tích hồi quy cho biết mức độ tác động của các biến độc lập lên từng biến phụ thuộc. Các mức thống kê có ý nghĩa thường được sử dụng là 1%, 5%, 10% (hay nói cách khác là độ tin cậy 99%, 95% hoặc 90%). Hệ số R2 (R – squared) hoặc R2 điều

chỉnh (adjusted R – squared) từ kết quả phân tích sẽ cho biết khả năng tất cả các biến độc lập giải thích được sự biến động của ROA trong mô hình hồi quy(Nguyễn Quang Dong và Nguyễn Thị Minh, 2012). Sau khi phân tích hồi quy cần kiểm định F về tính thích hợp của mô hình, kiểm định phương sai sai số thay đổi, tự tương quan và tương quan giữa các phần dư.

3.4.4. Kiểm định F về tính thích hợp của mô hình

Vấn đề tiếp theo sau khi phân tích hồi quy là kiểm tra sự phù hợp của mô hình đối với tập dữ liệu qua giá trị R2. Để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tổng thể, ta cần kiểm định giả thiết Ho: R2 = 0. Tương tự như phân tích hồi quy, giá trị Prob cũng được sử dụng trong kiểm định này. Nếu giá trị Prob nhỏ hơn 5% thì bác bỏ giả thiết Ho.

3.4.5. Kiểm định vi phạm giả thuyết thống kê 3.4.5.1. Kiểm định White

Thực hiện hồi quy mô hình phụ dưới dạng sau:

= + + + + + +

Tính giá trị thống kê kiểm định nR2, với n là số quan sát của mẫu, R2 là hệ số xác định bội của mô hình phụ. Từ giả thiết H0: = = = = = 0 (không có hiện tượng phương sai thay đổi); xem xét nếu nR2

> xα2(df ) ta bác bỏ giả thiết H0, nghĩa là có hiện tượng phương sai thay đổi.

3.4.5.2. Kiểm định BG

Giả sử trong mô hình xảy ra hiện tượng tự tương quan bậc p, ký hiệu AR(p), tức là các phần dư được biểu diễn dưới dạng sau:

= + + + + ⋯ + +

Với εi thỏa các giả thiết OLS. Ta có giả thiết kiểm định như sau: : =

= = ⋯ = = 0 (mô hình Ui là không tồn tại và mô hình hồi quy gốc không

xảy ra hiện tượng tự tương quan). So sánh nếu (n-p)R2(1c)>xα2(p) thì bác bỏ giả thiết H0, có nghĩa là mô hình gốc có hiện tượng tự tương quan bậc p.

3.4.5.3. Kiểm định Dubin

Trong mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển chúng ta giả định không có tương quan giữa các phần dư hay Cov(uiuj) = 0 với mọi i, j. Còn nếu tồn tại i và j mà Cov(ui,uj) ≠ 0: thì kết luận có tự tương quan. Nếu sai số Ut chỉ tương quan với Ut-1 (sai số một kỳ trước đó) thì ta có hiện tượng tự tương quan bậc nhất. Điều kiện để mô hình mắc khuyết tật là giá trị Sig. của Chi2 >0.05.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương này trình bày mô hình nghiên cứu, các giả thiết nghiên cứu, đo lường các biến nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu nghiên cứu và các phương pháp xử lý dữ liệu hướng nghiên cứu định lượng hồi quy tuyến tính bình phương nhỏ nhất (OLS).

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thực trạng thu nhập ròng từ dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV - chi nhánh Lâm Đồng giai đoạn 2011 - 2015 nhánh Lâm Đồng giai đoạn 2011 - 2015

Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ là xu hướng của các ngân hàng thương mại trên toàn cầu. Để tồn tại và phát triển một cách bền vững, các ngân hàng thương mại ngày nay đều hướng tới việc củng cố và phát triển một cách bền vững nền khách hàng. Hoạt động ngân hàng bán lẻ luôn được coi là một hoạt động cốt lõi, nền tảng để từ đó mở rộng các hoạt động kinh doanh khác của các ngân hàng thương mại quốc tế. Trong bối cảnh ngày càng xuất hiện nhiều ngân hàng bán lẻ nước ngoài, cũng như cạnh tranh với các NHTM trong nước, BIDV đã tổ chức cơ cấu lại bộ máy và định hướng kinh doanh tập trung phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ song hành với những thế mạnh vốn có, đưa hoạt động này trở thành một hoạt động cốt lõi của ngân hàng.

4.1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV - chi nhánh Lâm Đồng giai đoạn 2011 - 2015 đoạn 2011 - 2015

Xuất phát từ nhu cầu thực tế của tỉnh Lâm Đồng về hoạt động ngân hàng, BIDV - chi nhánh Lâm Đồng được cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quyết định số 69/QĐ-NH5 ngày 27/03/1993 của NHNN và công văn số 621CV/UBND ngày 14/07/1993 của UBND tỉnh về việc cho phép Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đặt Chi nhánh tại Lâm Đồng.

Là một đơn vị thành viên (Chi nhánh cấp 1) của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, BIDV - chi nhánh Lâm Đồng được thành lập vào giai đoạn toàn hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã chuyển hướng mạnh mẽ sang hoạt động kinh doanh đa năng tổng hợp, vừa cho vay theo kế hoạch, chỉ định của Nhà nước, vừa tự huy động vốn để cho vay và tự chịu trách nhiệm, tự trang trải. Trong những năm đầu thành lập, trong điều kiện khó khăn mọi mặt từ cơ sở vật chất, điều kiện phương tiện làm việc đến môi trường hoạt động kinh doanh, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lâm Đồng đã hoàn thành nhiệm vụ phục vụ

đầu tư phát triển, hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương góp phần xây dựng cơ sở, nền móng ban đầu cho sự phát triển kinh tế - xã hội sau này của tỉnh Lâm Đồng. Hiện nay, chi nhánh có một đội ngũ có trình độ cao, năng động và nhiệt tình với hơn 100cán bộ công nhân viên được phân bổ vào các phòng ban.

Trong bối cảnh môi trường kinh doanh còn nhiều khó khăn, cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng thương mại. Mặc dù đã bám sát các chỉ đạo điều hành của BIDV hội sở, kế hoạch của chi nhánh nhưng hoạt động kinh doanh của BIDV - chi nhánh Lâm Đồng cũng bị tác động bởi các yếu tố nội tại và bên ngoài làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của chi nhánh. Họat động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2011-2015 đã đạt được một số kết quả như sau:

Bảng 4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV –chi nhánh Lâm Đồng giai đoạn 2011–2015 Đơn vị: tỷđồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Lợi nhuận trước thuế 4,9 37,4 27,7 74,6 68,1

Huy động vốn cuối kỳ 1.267 1.920 1.962 2.040 2.528 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 1.888 1.895 1.925 2.397 3.397 Tỷ lệ nợ xấu 1,97% 1,82% 1,78% 0,02% 0,04% Dư nợ hoạt động bán lẻ 443 500 713 1.006 1.823 Huy động vốn hoạt động bán lẻ 937 1.265 1.287 1.443 1.904 Thu ròng dịch vụ bán lẻ 22,12 34,77 34,9 55,94 70,83 Thu dịch vụ ròng (không gồm

kinh doanh ngoại tệ và phái sinh) 7,7 10,8 8,48 11,2 14,8 Doanh thu khai thác phí bảo hiểm 2,2 2 2,1 2,25 2,089

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập ròng từ dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh lâm đồng (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)