Biến số và dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại việt nam (Trang 28 - 29)

Cán cân thương mại (TB) được tính bằng tỷ lệ giữa xuất khẩu và nhập khẩu để thuận tiện cho việc lấy logarit. Phương pháp này cũng đã được sử dụng trong các bài nghiên cứu của Bahmani – Oskooee và Brooks (1999), Onafowora (2003), Lal và Lowinger (2011) và Ray (2012).

Tỷ giá thực đa phương (REER) được tính toán dựa trên dữ liệu của 20 quốc gia, khu vực và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại lớn nhất với Việt Nam. REER được tính toán dựa vào công thức (3.4):

𝑅𝐸𝐸𝑅 = ∑ 𝑒𝑡𝑖

𝑒𝑏𝑎𝑠𝑒𝑖 𝑛

𝑖=1 × 𝑤𝑡𝑖 × 𝐶𝑃𝐼𝑡𝑖

𝐶𝑃𝐼𝑡𝑉𝑁 (3.4)

Trong đó, 𝑒𝑡𝑖 là tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa Việt Nam và nước i tại thời điểm t (VND là đồng tiền định giá), 𝑒𝑏𝑎𝑠𝑒𝑖 là tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa Việt Nam và nước i tại thời điểm được chọn làm kỳ gốc (quý 4/2007), 𝑤𝑡𝑖 là trọng số thương mại giữa Việt Nam với nước i tại thời điểm t. Trọng số thương mại được tính bằng cách lấy tổng giá trị xuất nhập khẩu song phương giữa Việt Nam với nước i chia cho tổng giá trị xuất nhập khẩu của 20 quốc gia, khu vực và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại với Việt Nam. 𝐶𝑃𝐼𝑡𝑖 và 𝐶𝑃𝐼𝑡𝑉𝑁 là chỉ số giá tiêu dùng của nước i và Việt Nam tại thời điểm t. 𝑒𝑡𝑖 và 𝑒𝑏𝑎𝑠𝑒𝑖 được tính ở dạng chỉ số nên REER cũng được tính ở dạng chỉ số. Biến số GDP và FDI ở dạng số tuyệt đối. Tất cả các biến gồm TB, GDP, REER và FDI đều được lấy logarit vì dữ liệu các biến trên là dữ liệu chuỗi thời gian nên có đặc điểm xu hướng mạnh (Box và Jenkins 1976).

Dữ liệu về xuất khẩu, nhập khẩu để tính CCTM, các cặp tỷ giá song phương giữa Việt Nam với các nước để tính REER và FDI được lấy từ thống kê tài chính quốc tế (IFS 2016). Dữ liệu CPI Việt Nam với CPI của các nước dùng để tính REER được lấy từ tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD 2016). Dữ liệu về giá trị xuất khẩu và nhập khẩu với từng đối tác thương mại của Việt Nam dùng để tính REER được lấy từ tổng cục thống kê Việt Nam (TCTK 2016). Dữ liệu về GDP được lấy từ Reuters (Reuters 2016). Dữ liệu cho nghiên cứu được lấy theo tần suất quý từ quý 1/2000 đến quý 4/2015. Nghiên cứu lựa chọn giai đoạn này vì đây là giai đoạn mà Việt Nam đẩy mạnh quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới qua các hiệp định thương mại song phương và đa phương được ký kết. Ngoài ra, dữ liệu GDP được lấy từ Reuters chỉ có từ năm 2000. Bảng 3.1 trình bày tóm lược các biến số.

Bảng 3.1: Bảng trình bày tóm lược các biến

Biến Ý nghĩa Cách tính Kỳ vọng

tác động Nguồn

TB CCTM Ln (X/M) IFS (2016)

GDP Tăng trưởng kinh tế Ln(GDP) (+/-) Reuters (2016) REER Tỷ giá thực đa phương Ln(REER) (+) IFS (2016),

OECD (2016) FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Ln(FDI) (+/-) IFS (2016)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại việt nam (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)