Phân tích tác động trong dài hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại việt nam (Trang 47 - 49)

Bảng 4.5: Kết quả ước lượng phương trình dài hạn

TB GDP REER FDI TREND C

1 6,139 (1,662) [-3,694] 0,920 (0,433) [-2,122] -0,626 (0,100) [6,232] -0,066 (0,024) [2,802] 69,253

Ghi chú: sai số chuẩn trong (), giá trị tuyệt đối của trị thống kê t trong [] Nguồn: Tính toán của tác giả

Bảng 4.5 cho thấy kết quả ước lượng phương trình đồng liên kết có hệ số ước lượng được chuẩn hóa theo biến TB. Theo đó, GDP có tác động cùng chiều đến TB, phản ánh tăng trưởng kinh tế tăng tác động tích cực đến CCTM. Khi GDP tăng 1% thì CCTM tăng 6,139%. So với các nghiên cứu trước tại các nước thì đây là một con số khá cao. Duasa (2007) nghiên cứu về tác động của GDP đến CCTM Malaysia thì kết quả là GDP tăng 1% thì CCTM tăng 0,8893%. Hay cuộc nghiên cứu của Ray (2012) cho thấy 1% tăng lên của GDP thì CCTM Ấn Độ tăng 0,4518%. Sở dĩ GDP tác động mạnh đến CCTM như vậy là vì trong cả giai đoạn 2000 – 2015 tốc độ tăng trưởng của GDP Việt Nam khá cao và tăng dần qua các năm từ năm 2000 với mức 6,8% đến năm 2007 cao nhất trong giai đoạn 8,5% và sau đó giảm dần do cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng so với nhiều nước khác thì tốc độ tăng trưởng thuộc loại cao so với tỷ lệ chung của thế giới và đứng thứ hạng khá cao so với các nước trong khu vực

ASEAN (Duy Cường 2016). Ngoài ra, REER cũng tác động cùng chiều lên CCTM. Nếu REER tăng 1% thì CCTM sẽ tăng 0,920%. Phan Thanh Hoàn và Nguyễn Đăng Hào (2007) nghiên cứu về mối quan hệ giữa REER và CCTM Việt Nam cho kết quả là REER tăng 1% thì CCTM tăng 0,704%. So với các kết quả của các nghiên cứu khác thì đây là một con số cao. Shao (2008) nghiên cứu mối quan hệ giữa REER và CCTM Nhật Bản thì cho kết quả là khi REER tăng 1% thì CCTM tăng 0,395%. Hay Duasa (2007) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng lên CCTM Malaysia cho kết quả là khi REER tăng 1% thì CCTM tăng 0,08%. Tuy nhiên biến FDI lại tác động ngược chiều lên CCTM Việt Nam. Cụ thể, nếu FDI tăng 1% thì CCTM sẽ giảm -0,626%. Điều này có lẽ bất ngờ với nhiều người nhưng nếu xem xét lại cả một quá trình dài thì chúng ta sẽ thấy hoàn toàn hợp lý. Khi xem xét mối tương quan giữa FDI với xuất khẩu (X) và nhập khẩu (M) thì thấy rằng chúng có mối tương quan cùng chiều với nhau.

Bảng 4.6: Bảng hệ số tương quan giữa FDI, X và M

FDI X M

FDI 1,0000 0,9037 0,9187

X 0,9037 1,0000 0,9899

M 0,9187 0,9899 1,0000

Nguồn: Tính toán của tác giả

Bảng (4.6) cho thấy hệ số tương quan giữa các biến X và M với FDI là cùng chiều và có mối tương quan rất cao (gần bằng 1). Điều này này cho thấy sự khác biệt so với lý thuyết rằng khi FDI tăng thì xuất khẩu tăng và nhập khẩu giảm. Nhưng ở Việt Nam, khi FDI tăng thì cả xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng và tốc độ tăng của nhập khẩu cao hơn tốc độ tăng của xuất khẩu (hình 4.8). Chính điều này làm cho CCTM Việt Nam xấu đi trong một thời gian dài.

Hình 4.8: Tốc độ tăng của FDI, xuất khẩu và nhập khẩu giai đoạn 2000 – 2015

Nguồn: IFS (2016) và tính toán của tác giả

Cục đầu tư nước ngoài (2014) cho rằng, đóng góp của vốn FDI vào cơ cấu nền kinh tế chưa cao, chuyển giao công nghệ qua FDI còn hạn chế, nguồn lao động có tay nghề còn thiếu. Mặc dù một lượng lớn FDI đầu tư vào ngành công nghiệp như thăm dò và khai thác dầu khí, cơ khí chế tạo điện tử, ... nhưng giá trị tăng thêm vẫn thấp do chi phí trung gian quá cao. Ngoài ra, hiện tượng chuyển giá cũng đã xuất hiện tại các doanh nghiệp FDI. Đây là hình thức mà các công ty FDI nhập khẩu nguyên vật liệu từ công ty mẹ với giá quá cao rồi sau đó lại xuất khẩu trở ngược lại cho công ty mẹ với giá quá thấp nên các doanh nghiệp này luôn ở tình trạng thua lỗ. Nguyễn Thị Thu Hoài và Dương Văn An (2016) thống kê cho thấy, cả nước có 50% doanh nghiệp FDI khai báo lỗ, thành phố Hồ Chí Minh khai báo có tới 60% doanh nghiệp FDI trên địa bàn khai báo lỗ,.. Và chính những điều này làm gia tăng nhập siêu và cán cân thương mại vẫn không được cải thiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại việt nam (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)