Diễn biến đầu tư trực tiếp nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại việt nam (Trang 43 - 44)

Kể từ năm 1988 khi luật đầu tư nước ngoài được thông qua thì đã mở ra những dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam. Ở đây, tác giả sẽ chia ra bốn giai đoạn chính để thấy rõ hơn diễn biến của FDI tại Việt Nam.

Giai đoạn 1 là giai đoạn 2000 – 2004. Vốn FDI đăng ký vào Việt Nam giảm dần qua các năm nên giai đoạn này được gọi là giai đoạn suy thoái FDI. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, vốn đăng ký FDI trong giai đoạn này đạt 16,42 tỷ USD và vốn thực hiện là 12,27 tỷ USD chiếm 75% vốn đăng ký.

Giai đoạn 2 là giai đoạn 2005 – 2008. Vốn FDI đăng ký đã bắt đầu tăng trở lại và giai đoạn này được gọi là “làn sóng FDI thứ hai” (làn sóng FDI thứ nhất vào giai đoạn 1991 – 1997). Cũng theo Cục Đầu tư nước ngoài, vốn đăng ký FDI trong giai đoạn này đạt 111,8 tỷ USD và vốn thực hiện đạt 27 tỷ USD. Cụ thể, các năm 2005; 2006; 2007 và 2008 vốn đăng ký đạt được 6,8; 12; 21,3 và 71,7 tỷ USD. Năm 2008 tiếp tục xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu nên cũng đã ít nhiều ảnh hưởng đến dòng chảy FDI vào Việt Nam.

Giai đoạn 3 là giai đoạn 2009 – 2011.Với con số kỷ lục 71,7 tỷ USD của năm 2008 thì những năm tiếp theo dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam đã giảm trở lại. Cụ thể, năm 2009; 2010 và 2011 lần lượt đạt 21,5; 18,5 và 14,7 tỷ USD. Vốn thực hiện các năm trên cũng lần lượt đạt 10; 11 và 11 tỷ USD. Tính chung trong giai đoạn 2009 – 2011 thì tổng vốn đăng ký đạt 54,7 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 32 tỷ USD chiếm 58.5% vốn đăng ký.

Giai đoạn 4 là giai đoạn 2012 – 2015. Kể từ sau năm 2011 thì vốn đăng ký FDI tiếp tục tăng trở lại. Nếu năm 2011 vốn đăng ký đạt 14,7 tỷ thì sang năm 2012 đạt 16,3 tỷ và tiếp tục tăng đến 24,1 tỷ năm 2015. Tổng vốn đăng ký giai đoạn này đạt 84,7 tỷ USD và vốn thực hiện đạt 49 tỷ USD chiếm 57,9% vốn đăng ký.

Như vậy kể từ năm 2000 đến nay, vốn đăng ký FDI đạt 267,47 tỷ USD và vốn thực hiện đạt 119.83 tỷ USD chiếm 44.8% vốn đăng ký. Nhìn chung xu hướng dòng

vốn FDI đã tăng đáng kể trong những năm gần đây nhưng CCTM vẫn không được cải thiện nhiều.

Hình 4.7: Diễn biến FDI giai đoạn 2000 – 2015

Nguồn: TKCK (2016)

Hình 4.7 cho thấy, từ năm 2000 đến năm 2008, FDI liên tục tăng và đạt đỉnh điểm vào năm 2008 với 71,7 tỷ USD và tốc độ tăng đạt 237% so với năm 2007. Tuy nhiên do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã làm cho dòng vốn FDI giảm đi rõ rệt trong năm 2009 và tốc độ giảm là 70% so với năm 2008. Qua các năm sau đó thì FDI vào Việt Nam tuy không cao như năm 2008 nhưng trung bình vẫn cao hơn giai đoạn 2000 – 2006. Xét trong cả giai đoạn 2000 – 2015, xu hướng FDI vào Việt Nam là tăng nhưng CCTM vẫn thương xuyên thâm hụt. CCTM chỉ thặng dư trong 03 năm từ 2012 đến 2014, đến năm 2015 lại tiếp tục thâm hụt. Vậy phải chăng FDI có tác động ngược chiều lên CCTM Việt Nam? Các chương sau sẽ giải đáp cho vấn đề này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại việt nam (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)