Diễn biến tỷ giá thực đa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại việt nam (Trang 37 - 43)

Trong giai đoạn 2000 – 2015, tác giả chia ra hai giai đoạn để phân tích gồm giai đoạn ngoài khủng hoảng (2000 – 2007 và 2012 – 2015) và giai đoạn trong khủng hoảng (2008 – 2011).

Hình 4.3: Tỷ giá danh nghĩa VND/USD giai đoạn 2000 – 2007 và 2012 - 2015

Nguồn: IFS(2016)

Hình 4.3 cho thấy trong hai giai đoạn 2000 – 2007 và 2012 – 2015 tỷ giá rất ít biến động. Trong giai đoạn 2000 – 2015, Việt Nam đang áp dụng chế độ neo tỷ giá nên khi không có cú sốc kinh tế xảy ra thì tỷ giá thường được neo cứng nhắc, tỷ giá trên thị trường tự do và tỷ giá chính thức của NHNN không chênh lệch nhiều. Nhưng trong giai đoạn năm 2008 – 2011, đây là giai đoạn khủng hoảng kinh tế tài chính toàn

12000 12500 13000 13500 14000 14500 15000 15500 16000 16500 17000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

TỶ GIÁ VND/USD GIAI ĐOẠN 2000 - 2007

20000 20200 20400 20600 20800 21000 21200 21400 21600 21800 22000 2012 2013 2014 2015

Hình 4.4: Diễn biến tỷ giá danh nghĩa VND/USD giai đoạn 2008 – 2011

Nguồn: IFS (2016)

Hình 4.4 cho thấy, tỷ giá danh nghĩa VND/USD chỉ trong ba năm tăng từ 16.059 (quý 1/2008) đến 20.775 (quý 4/2011). Trong khi giai đoạn trước đó kéo dài từ năm 2000 đến năm 2007 tỷ giá chỉ tăng nhẹ từ 14.168 (quý 1/2000) đến 16.105 (quý 4/2007) và giai đoạn sau từ năm 2012 đến năm 2015 cũng chỉ tăng nhẹ từ 20.828 (quý 1/2012) đến 21.606 (quý 4/2015). Hình 4.3 cho thấy trong hai giai đoạn 2000 – 2007 và 2012 – 2015 đường tỷ giá hầu như bằng phẳng còn trong khi đó chỉ trong ba năm từ 2008 đến 2011 mà đường tỷ giá gần như dốc lên. Điều này được giải thích như sau: Kể từ khi Việt Nam là thành viên của tổ chức WTO, dòng vốn FDI và các dòng vốn khác như đầu tư gián tiếp nước ngoài, vốn viện trợ phát triển chính thức,… đổ vào Việt Nam khá nhiều và thực tế là trong khoảng từ đầu năm 2007 đến tháng 03/2008 thị trường ngoại hối đã dư cung USD. Chính điều này đã làm cho đồng Việt Nam tăng giá trị và NHNN cũng can thiệp dễ dàng để giúp tỷ giá neo cố định. Đến nữa cuối năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính đã bắt đầu ảnh hưởng đến nước ta và dòng vốn lại bắt đầu chạy ra khỏi nền kinh tế. Mặt khác, năm 2008 tỷ lệ lạm phát tăng cao kỷ lục 22,97% kể từ năm 2000 đã gây áp lực lên tỷ giá, bắt buộc NHNN hoặc là phá giá hoặc là nới rộng biên độ giao động. Thật vậy, trong năm 2009, NHNN đã nhiều lần thực hiện nới rộng biên độ giao động của tỷ giá lên và có lúc nâng biên độ lên +/-5%, biên độ lớn nhất kể từ năm 2000. Một điều đáng chú ý nữa

15,000 16,000 17,000 18,000 19,000 20,000 21,000

làm cho tỷ giá tăng đó chính là vấn đề nhập siêu. Theo thống kê của IFS thì năm 2009, Việt Nam đã nhập siêu 10.028 triệu USD. Chính điều này đã làm tăng cầu USD của nền kinh tế và tác động mạnh đến tỷ giá. Ngoài ra còn một nguyên nhân nữa gây tác động đến tỷ giá đó là giá vàng. Việc giá vàng trong nước cao hơn rất nhiều so với giá vàng thế giới làm cho cầu về USD để nhập khẩu vàng tăng cao. Vì vậy người dân đã thực hiện mua USD trên thị trường tự do, nguồn cung USD lại hiếm và thêm vào đó tâm lý e ngại của người dân về sự phá giá VND nên đã làm cho giá trị đồng USD tăng rất mạnh và tỷ giá trên thị trường tự do ở mức khá cao. Cũng chính vì sự chênh lệch giữa tỷ giá trên thị trường tự do và tỷ giá chính thức do NHNN công bố nên khoảng cuối năm 2009, NHNN đã thực hiện phá giá VND. Điều đó giải thích tại sao quý 4 năm 2009 tỷ giá là 17.374 VND/USD nhưng chỉ sang quý 1 năm 2010 tỷ giá đã là 18.243 VND/USD. Các năm tiếp theo 2010 và 2011, diễn biến tỷ giá vẫn tương tự như năm 2009, NHNN tiếp tục phá giá làm cho tỷ giá tăng. Tính bình quân đến quý 4/2011 tỷ giá đã là 20.775 VND/USD. Lạm phát năm 2011 tăng đột biến trở lại tuy thấp hơn mức lạm phát năm 2008 nhưng cũng đã gây khó khăn nhất định cho nền kinh tế, đặc biệt tác động lớn đến tỷ giá. Vì rất nhiều lý do mà tỷ giá thị trường tự do và tỷ giá chính thức chênh lệch rất cao, gây áp lực lên thị trường ngoại hối đã buộc NHNN phá giá 9,3% và tháng 02/2011. Cũng vì phá giá cao như vậy nên các năm về sau áp lực phá giá đối với NHNN đã giảm đi rất nhiều. Và thật vậy, trong ba năm sau đó, tỷ giá ít biến động hơn hẳn (hình 4.3).

Ngoài tỷ giá danh nghĩa như đã trình bày ở trên thì chúng ta cũng không thể không nhắc đến tỷ giá thực. Ở Việt Nam, đồng Việt Nam (VND) luôn được neo với đô la Mỹ (USD) cho nên việc xem xét tỷ giá thực VND/USD cũng rất là quan trọng và cũng có tác động trực tiếp đến CCTM.

Hình 4.5: Diễn biến tỷ giá thực VND/USD giai đoạn 2000 – 2015

Nguồn: IFS (2016), OECD (2016) và tính toán của tác giả

Hình 4.5 cho thấy trong giai đoạn đầu từ năm 2000 đến năm 2003 thì tỷ giá thực có tăng nhưng sau đó giảm dần và đến năm 2008 thì giảm mạnh. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì năm 2008 lạm phát ở Việt Nam khá cao. Theo TCTK thì trong năm 2008 chỉ số CPI của Việt Nam đạt 22,97% cao nhất kể từ năm 2000. Càng về sau thì chênh lệch giữa tỷ giá thực và tỷ giá danh nghĩa ngày càng lớn. Tỷ giá danh nghĩa luôn tăng kể từ năm 2000 và đặc biệt cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu năm 2008 đã làm chao đảo thị trường ngoại hối Việt Nam và càng làm cho tỷ giá danh nghĩa tăng mạnh hơn nữa. Với bộ dữ liệu này, tác giả chọn quý 1/2007 làm quý gốc và như vậy nếu chỉ so sánh các chỉ số giữa Việt Nam và Mỹ thì chúng ta thấy rằng, đến quý 4/2008 chỉ số CPI của Việt Nam đã tăng 26,84% so với quý gốc. Trong khi đó, CPI của Mỹ đến quý 4/2008 chỉ tăng 6,38% so với quý gốc. Các năm về sau chúng ta thấy rằng tỷ giá thực đã kéo xuống rất thấp và năm 2015 mới tăng trở lại. Đến quý 4/2015, chỉ số CPI của Việt Nam tăng 114,99% và chỉ số CPI của Mỹ tăng 16,43% so với quý gốc. Xét về tỷ giá danh nghĩa thì đến quý 4/2015 tỷ giá đã tăng 36,62% so với quý gốc. Điều đó cũng phần nào giải thích vì sao giá trị thực của VND lại giảm đi rõ rệt.

0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6

NER VÀ RER CỦA VND/USD

Tuy nhiên, chỉ phân tích diễn biến của tỷ giá thực VND/USD thì chưa thể nào phản ánh hết thực trạng của nền kinh tế Việt Nam được và đặc biệt là CCTM. Vì vậy diễn biến tỷ giá thực đa phương sẽ được phân tích.

Hình 4.6: Diễn biến tỷ giá thực đa phương giai đoạn 2000 – 2015

Nguồn: IFS (2016) và OECD (2016)

Hình 4.5 và hình 4.6 cho thấy xu hướng của tỷ giá thực song phương giữa Việt Nam với Mỹ và tỷ giá thực đa phương khá giống nhau. Cũng tương tự như RER, REER cũng bắt đầu giảm mạnh kể từ năm 2008 bởi vì đây là giai đoạn nền kinh tế tài chính toàn cầu bị khủng hoảng, lạm phát Việt Nam tăng cao. Kể từ năm 2012, REER bắt đầu tăng trở lại. Nguyên nhân là do lạm phát của Việt nam đã giảm mạnh từ 18,58% năm 2011 xuống còn 9,21% năm 2012, sang năm 2013 lạm phát tiếp tục giảm xuống còn 6,6% và giảm trong năm 2014, 2015 lần lượt là 4,09%, 0,63%. Mặt khác, tình hình kinh thế giới vẫn còn bất ổn do khủng hoảng tài chính toàn cầu và khủng hoảng nợ công ở các nước châu Âu vẫn chưa được giải quyết triệt để, tăng trưởng của các nền kinh tế đầu tàu suy giảm, khu vực đồng Euro khủng hoảng tín dụng và thất nghiệp gia tăng,… Điều đó giải thích tại sao tỷ giá thực đa phương của

0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6

DIỄN BIẾN REER GIAI ĐOẠN 2000 - 2015

Việt Nam đã tăng trở lại từ năm 2012 đến 2015. Trong bộ dữ liệu này, tác giả cũng chọn quý 1/2007 làm quý gốc để tính toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại việt nam (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)