Thực trạng CCTM Việt Nam trong giai đoạn này được mô tả bằng hình 4.1. Nhìn chung trong giai đoạn 2000 – 2015 cán cân thương mại thường xuyên thâm hụt.
Hình 4.1: Diễn biến CCTM Việt Nam từ năm 2000 – 2015
Ghi chú: XK là xuất khẩu, NK là nhập khẩu. Nguồn: TCTK (2016)
Năm 2000 – 2001 CCTM Việt Nam thâm hụt không đáng kể. Cụ thể, năm 2000, CCTM thâm hụt 1.154 triệu USD chiếm 3,7% GDP và năm 2001, CCTM thâm hụt 1.189 triệu USD chiếm 3,66% GDP Việt Nam. Từ năm 2002 đến năm 2011, mức thâm hụt của CCTM Việt Nam tăng rất nhanh từ 3.040 triệu USD tương đương 8,66% GDP năm 2002 lên thành 18.029 triệu USD chiếm 20,13% GDP năm 2008 rồi sau đó giảm dần xuống còn 9.844 triệu USD năm 2011 chiếm 7,96% GDP. Năm 2008 là năm có mức độ thâm hụt CCTM cao nhất trong giai đoạn này.
(20,000) (15,000) (10,000) (5,000) - 5,000 - 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 180,000
CCTM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2015
XK
Ngày 11/01/2007 là thời điểm Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO mở ra một bước ngoặc lớn trong hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam, mở ra một sân chơi công bằng với các nước thành viên của tổ chức này. Chính điều này bắt buộc nền kinh tế Việt Nam phải tự đổi mới mình bằng cách nhập khẩu các trang thiết bị, máy móc tân tiến về để sản xuất hàng hóa có chất lượng hơn, đáp ứng đủ điều kiện của tổ chức này. Năm 2008 là năm nhập siêu với con số rất lớn bởi vì đây là năm xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu khiến cho việc xuất khẩu của Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Những năm sau đó (hậu khủng hoảng), nền kinh tế Việt Nam được chính phủ hỗ trợ kích cầu và tình hình khả quan trở lại, tình trạng thâm hụt cán cân thương mại vì thế mà cũng giảm dần và đến năm 2011 thâm hụt CCTM chỉ còn chiếm 7.96% GDP.
Sau một thời kỳ dài kể từ năm 2000 thường xuyên thâm hụt thì CCTM Việt Nam đã trở lại thặng dư kể từ năm 2012 và kéo dài được ba năm đến năm 2014 nhưng với mức thặng dư còn khiêm tốn và năm 2015 lại tiếp tục thâm hụt.