3) Ký ức chấn động có thể để lại dấu vết trên gene.
Trong một nghiên cứu khác có liên quan tới ký ức và những vòng đời khác nhau, các nhà khoa học cũng nghiên cứu khả năng ký ức có thể "di truyền" trực tiếp qua gene.
Trong nghiên cứu đăng trên Tập san Khoa học thần kinh tự nhiên năm 2013, các nhà khoa học huấn luyện các con chuột sợ một loại mùi hương nhất định bằng cách gây sốc cho chuột khi mùi hương xuất hiện.
Kết quả cho thấy, lứa chuột thế hệ tiếp theo biểu hiện ác cảm với mùi hương đó mà không cần tác nhân kích thích nào. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện những thay đổi trong cấu trúc não của chúng. Bên cạnh đó, họ còn tìm thấy mối tương quan giữa chấn thương trong ký ức với ADN trong tinh trùng của chuột.
Tóm lại, hiện tượng nhớ lại những ký ức tiền kiếp là một trong những chủ đề đầy thu hút, khơi dậy sự tò mò của rất nhiều người mà tới nay ánh sáng khoa học vẫn chưa thể làm sáng rõ. Dù vậy, cũng giống như các nhiều hiện tượng vượt qua biên giới khoa học, hiện tượng luân hồi không nhất thiết phải được chứng minh hay bác bỏ hoàn toàn. Luân hồi và những ký ức về nhiều kiếp sống là một lĩnh vực còn nhiều khoảng mở cần được khoa học giải mã.
3.5. Kết quả điều tra của Viện Gallup.
The Gallup, Inc. world headquarters inWashington, D.C.The National Portrait Gallerycan be seen in the reflection.
Theo cuộc điều tra trên toàn nước Mỹ năm 1982, khoảng 1/4 người dân nơi đây (# 60 triệu người), vốn nổi tiếng trên thế giới là thực dụng và trọng vật chất, tin ở thuyết tái sinh.
Có lẽ câu hỏi “Luân hồi có thật hay không?” dần có nhiều sáng tỏ, và câu hỏi “Trước khi rơi vào vòng xoáy luân hồi, chúng ta là ai? Sau khi ra khỏi vòng xoáy ấy, chúng ta về đâu?” quan trọng và thực tế hơn. Đối với nhân loại đó là một cánh cửa bí ẩn mà có lẽ chỉ khi chịu khó đi tìm người ta mới có thể mở ra được.
Xem thêm: